Khai ấn đền trần ngày bao nhiêu năm 2024

Trước đó, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Đức Bình, trưởng ban quản lý di tích đền Trần - chùa Tháp, nói "trời mưa lạnh nhưng lượng khách dự báo vẫn rất đông".

Vì sao năm nay phát ấn đền Trần mới 15 phút đã vắng người?

Sở dĩ ông Bình đưa ra dự đoán trên vì các năm trước, trời mưa gió cũng không ngăn nổi "biển" người đổ về đền Trần xin lộc ấn.

Như các năm trước, lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào giờ Tý, đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng (đêm 23 rạng sáng 24-2) trong khuôn viên đền Thiên Trường, dành cho các đại biểu.

Lễ phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương được bắt đầu từ 5h sáng rằm tháng giêng, tại ba nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa.

Khai ấn đền trần ngày bao nhiêu năm 2024

Lễ khai ấn đền Trần 2024 diễn ra trong quy củ, trật tự - Ảnh: NAM TRẦN

Cả lễ khai ấn lẫn lễ phát ấn diễn ra trong thời tiết mưa phùn và rét.

Tuy nhiên, nếu trước đây lượng người từ các tỉnh, thành về đội mưa, thức xuyên đêm chờ đến giờ phát ấn thì năm nay, theo ghi nhận của phóng viên, lượng khách thập phương đã vắng hơn rất nhiều.

"Có thể sau nhiều năm chờ mòn mỏi để lấy được lá ấn nên năm nay người dân rút kinh nghiệm không tập trung vào tối 14 rạng sáng 15", một cán bộ công an tỉnh Nam Định chia sẻ.

Khai ấn đền trần ngày bao nhiêu năm 2024

Số lượng người dân và khách thập phương dự lễ hội khai ấn đền Trần năm nay so với những năm trước thì không bằng - Ảnh: NAM TRẦN

Là hai trong những người nhận được lộc ấn sớm, anh em Trần Hữu Thu và Trần Đức Hạnh (làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) chạy xe sang Nam Định lúc 11h trưa ngày 14 tháng giêng.

Hai anh em đi chơi xuân, rồi chờ đến giờ phát ấn. "Năm mới chỉ mong gia đình mạnh khỏe, muốn cầu lộc nhiều cũng không được đâu", anh Thu nói.

Hai anh em "có truyền thống" đi xin ấn lộc ở đền Trần. Theo anh Hạnh, những năm trước ban tổ chức phát ấn ngay sau lễ khai ấn, có phần hỗn loạn, đông đặc người.

Song năm nay, tới gần sáng mới phát, nhiều người cũng chờ đợi mòn mỏi mới đến giờ nhưng lại quy củ hơn. Những người đến lúc 3, 4 giờ thì cũng có ấn từ rất sớm.

Khai ấn đền trần ngày bao nhiêu năm 2024

Đứng trong mưa chờ nhận ấn - Ảnh: NAM TRẦN

Chị Thùy Linh (Hưng Yên) cùng gia đình đến đền Trần từ 19h tối qua. Gia đình chỉ định đến chiêm bái, đi lễ đầu năm rồi về sớm nhưng bác chị Linh bảo "phải chờ để nhận lộc ấn", vì thế cả gia đình chờ tới rạng sáng nay.

"Bác tôi nay 76 tuổi, trước đây lần nào đi hội đền Trần về cũng kêu đông, chen lấn, hỗn loạn nhưng năm nay tôi đi thì thấy lượng người đến không quá đông", chị kể.

Đầu năm mới, đi xin ấn, chị Linh chỉ mong gia đình "được bình an".

Khai ấn đền trần ngày bao nhiêu năm 2024

Lễ phát ấn diễn ra sớm hơn dự kiến - Ảnh: NAM TRẦN

Theo thông báo, lễ phát ấn diễn ra lúc 5h sáng ngày 15 tháng giêng.

Tuy nhiên, khoảng 4h50, ba nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa đã bắt đầu phát ấn.

Tới 5h10, đền Trần bắt đầu vãn người dần.

Theo đó, ban tổ chức sẽ phục vụ nhân dân và du khách tất cả nhu cầu, từ dâng hương, dự lễ đến nhận ấn ngọc đầu xuân đến hết tháng giêng.

Một số hình ảnh tại lễ hội khai ấn đền Trần xuân Giáp Thìn:

Khai ấn đền trần ngày bao nhiêu năm 2024

Chuẩn bị ấn để phát cho người dân và khách thập phương - Ảnh: NAM TRẦN

Khai ấn đền trần ngày bao nhiêu năm 2024

Theo thông tin trước đó, Ban quản lý di tích đền Trần đã chuẩn bị sẵn 300.000 ấn bản để phát cho người dân - Ảnh: NAM TRẦN

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 20/2 đến ngày 25/2 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng).

Trong khuôn khổ Hội nghị báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024 vừa diễn ra tại Trụ sở Tỉnh uỷ tỉnh Nam Định, kế hoạch Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024 đã được công bố chi tiết.

Theo đó, ngày 20/2 (tức ngày 11 tháng Giêng) tổ chức Lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng) tổ chức Lễ rước Nước, tế Cá. Ngày 23/2 (tức ngày 14 tháng Giêng): trong khoảng từ 22 giờ 15 phút đến 22 giờ 40 phút thực hiện nghi lễ dâng hương; trong khoảng từ 22 giờ 40 phút đến 23 giờ 10 phút tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn; trong khoảng từ 23 giờ 15 phút thực hiện nghi lễ Khai ấn.

Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng): từ 2 giờ 00 phút thực hiện nghi lễ hồi Kiệu ấn; từ 5 giờ 00 tổ chức phát ấn cho người dân và du khách ở 4 địa điểm gồm nhà Giải Vũ tại Cung Thiên Trường, Đền Cố Trạch và nhà trưng bày tại Cung Trùng Hoa.

Ngày 25/2 (tức ngày 16 tháng Giêng) tổ chức tế, lễ Tết Thượng nguyên tại Đền Cố Trạch và làm lễ dâng Chúc văn hoàn cung.

Lễ chính Khai ấn Đền Trần năm nay diễn ra vào dịp cuối tuần, với điều kiện thời tiết tốt và giao thông thuận lợi, dự báo lượng khách về dự lễ sẽ rất đông. Để Lễ hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, vui tươi theo kế hoạch đề ra, UBND thành phố Nam Định xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội Khai ấn; thành lập Ban tổ chức lễ hội; ban hành quy chế làm việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ trước, trong và sau lễ hội.

Khu di tích Đền Trần Nam Định là ngôi đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ dâng hương khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám âm lịch hàng năm.

Khu di tích đền Trần – phường Lộc Vượng, TP Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa.

Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc.

Kiến trúc Đền Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.

Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần. Chính tẩm thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.

Từ 5 giờ ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng) tổ chức phát ấn cho người dân và du khách ở các địa điểm gồm nhà Giải Vũ tại Cung Thiên Trường, Đền Cố Trạch và nhà trưng bày tại Cung Trùng Hoa

Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định. Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.

Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian hữu vu đặt bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

Đền Trùng Hoa nằm ở mặt phía Tây của khu di tích Đền Trần. Đền được xây dựng mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được đúc bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Nét mới của Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân năm nay, tại khu vực sân quảng trường Đông A, Ban tổ chức lễ hội dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, hấp dẫn phục vụ du khách về dự lễ như: biểu diễn trống hội cà rùng; chơi cờ bỏi; tổ tôm điếm; múa lân - sư - rồng; thả diều sáo; hát Chèo; hát Văn; hát Xẩm; múa rối nước; tổ chức Chương trình "Mùa Xuân thượng võ”, biểu diễn võ thuật, thi đấu vật; các chương trình nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh; trưng bày triển lãm sinh vật cảnh, giới thiệu các sản phẩm OCOP Nam Định; Triển lãm "Hành cung Thiên trường - Dấu ấn vàng son”, triển lãm "Ảnh đẹp du lịch Nam Định”...