Hệ đại học chất lượng cao là gì năm 2024

Không được mang tên "chất lượng cao" nhưng các trường đại học được tự xây dựng chương trình có chất lượng và học phí cao hơn hệ đại trà, theo Bộ Giáo dục.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư bãi bỏ các quy định về đào tạo trình độ đại học, một số ý kiến cho rằng việc này ảnh hưởng đến đào tạo và tuyển sinh của các trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tối 17/6 lý giải điều này không có nghĩa là các trường phải dừng triển khai "chương trình giáo dục chất lượng cao". Theo Bộ, Luật Giáo dục năm 2018 không có khái niệm "chất lượng cao" nên việc bỏ các quy định liên quan là hợp lý. Tuy nhiên, việc phát triển các chương trình đào tạo khác nhau thuộc quyền tự chủ của các trường đại học, miễn là đảm bảo đúng quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường đại học xây dựng và phát triển các chương trình có chuẩn đầu vào, đầu ra cao hơn chuẩn chung của Bộ. Các trường cần công khai, minh bạch thông tin, cam kết với người học về chuẩn đầu ra của những chương trình này, giải trình với các bên liên quan và xã hội.

"Việc xây dựng và thực hiện các 'chương trình chất lượng cao' với yêu cầu cao hơn về chuẩn đầu ra, các điều kiện cao hơn về đảm bảo chất lượng thuộc quyền tự chủ của các trường", thông báo của Bộ nêu.

Hệ đại học chất lượng cao là gì năm 2024

Sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM trong giờ thực hành, năm 2022. Ảnh: UTE

Thực tế, theo Nghị định 81 về học phí của Chính phủ, với các chương trình đào tạo đạt kiểm định, trường đại học được tự xác định học phí. Do đó, việc không còn chương trình đào tạo mang tên "chất lượng cao" gần như không ảnh hưởng đến việc đào tạo, tuyển sinh và nguồn thu học phí của các trường.

TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, cho hay quy định mới của Bộ có hiệu lực từ tháng 12 nên năm nay trường vẫn tuyển sinh chương trình chất lượng cao bình thường. Năm sau, trường sẽ xây dựng và công bố chương trình mới thay thế.

"Các trường đã tự chủ, muốn mở chương trình đào tạo thu học phí cao hơn đại trà thì xây dựng lại chương trình và công bố, chịu trách nhiệm, giải trình với xã hội", TS Hạ nói.

Ở trường Đại học Ngoại thương, theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng, trường có bốn mô hình đào tạo, tương ứng với bốn chương trình, gồm tiên tiến, chất lượng cao dạy bằng tiếng Anh, định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế, tiêu chuẩn.

Trừ chương trình tiêu chuẩn, ba mô hình còn lại đều giảng dạy bằng tiếng Anh, một số dạy bằng tiếng Pháp và Nhật, đạt kiểm định quốc tế. Do đó, bà Hương cho biết những chương trình này thỏa mãn mọi điều kiện để tự xác định mức học phí.

"Nhiều tiêu chí trong kiểm định quốc tế còn khắt khe hơn quy định của Bộ. Do đó việc bãi bỏ văn bản này không ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy, đào tạo của trường Đại học Ngoại thương", bà Hương cho biết. Trường Đại học Ngoại thương cũng có thể không thay đổi tên gọi các chương trình, tránh làm xáo trộn. Về lâu dài, trường này tiến tới thống nhất chỉ còn một mô hình, đó là chuẩn nghề nghiệp và phát triển quốc tế.

Theo ghi nhận, nhiều trường đại học đã chủ động loại bỏ chương trình chất lượng cao khỏi đề án tuyển sinh năm nay hoặc thay bằng một tên gọi khác. Ví dụ, trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội không còn tuyển sinh chương trình Răng - Hàm - Mặt chất lượng cao; trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM bỏ tên chương trình chất lượng cao mà chuyển thành chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Khái niệm chương trình đào tạo chất lượng cao từng được đề cập trong Thông tư 23 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, chương trình này có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đại trà và được thu học phí cao hơn. Vì thế, hàng loạt đại học đã mở chương trình đào tạo chất lượng cao, thu học phí gấp 2-3 lần hệ đại trà, có trường lên tới 100 triệu đồng một năm. Tuy nhiên, nghịch lý là chương trình chất lượng cao ở nhiều trường lại thường lấy điểm chuẩn đầu vào thấp hơn hệ đại trà.

Nhiều cơ sở đào tạo ĐH cho biết với sự ra đời của luật Giáo dục ĐH (GDĐH) bổ sung, sửa đổi năm 2018, việc xây dựng và phát triển các chương trình chất lượng cao và các loại chương trình khác nhau thuộc quyền tự chủ của các trường ĐH. Các trường ĐH có thể dùng khái niệm "chất lượng cao" để đặt tên cho chương trình của mình, mà không còn bị ràng buộc bởi các điều kiện quy định trong Thông tư 23. Điều quan trọng là trường ĐH phải khẳng định được chất lượng của chương trình, giải trình được với các bên liên quan và toàn xã hội về những gì trường đã cam kết về chuẩn đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng để tương xứng với cái tên đó.

NHIỀU TRƯỜNG KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG

Theo PGS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, việc bãi bỏ Thông tư 23 không ảnh hưởng đến công tác đào tạo cũng như tuyển sinh, đào tạo trong năm 2023 và những năm tới của các chương trình chất lượng cao tại trường.

Hệ đại học chất lượng cao là gì năm 2024

Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở đào tạo có chương trình chất lượng cao

TOÀN NGUYỄN

Các chương trình chất lượng cao của trường được xây dựng với chuẩn đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng cao hơn so với chương trình tiêu chuẩn, và đáp ứng ở mức độ cao vượt trội so với các chuẩn quy định tại Thông tư 23. Nhà trường sẽ liên tục cải tiến, cập nhật các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng tích hợp các chuẩn quốc tế vào các trụ cột chuyên môn của chương trình, tăng tính linh hoạt, lồng ghép các mô hình khai phá năng lực sáng tạo và kỹ năng làm việc thực chiến trong môi trường quốc tế của sinh viên (SV). Trường cũng đã định vị rõ ràng các chương trình chất lượng cao và sẽ đẩy mạnh công nhận lẫn nhau với các trường ĐH/tổ chức nước ngoài có uy tín trên thế giới.

PGS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho biết các chương trình chất lượng cao của trường đã có SV tốt nghiệp đều thực hiện kiểm định quốc tế, và đáp ứng các yêu cầu của một chương trình đào tạo theo quy định. Vì thế, trong thời gian tới, nhà trường vẫn tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao và thực hiện cải tiến liên tục, kiểm định quốc tế định kỳ theo quy định.

Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, trước khi có luật GDĐH sửa đổi năm 2018, ĐH này cũng có chương trình chất lượng cao nhưng được gọi tên bằng khái niệm ELITECH (viết tắt của cụm từ Elite Technology Program). Đây là chương trình đào tạo có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời trở thành hình mẫu trong hệ thống đào tạo của trường về nội dung, phương pháp đào tạo tiên tiến và ứng dụng công nghệ giáo dục hiện đại. ELITECH bao gồm các chương trình có bề dày lịch sử như chương trình tài năng, chương trình Việt Pháp, chương trình tiên tiến.

Việc thu học phí của chương trình ELITECH chủ yếu dựa vào đề án chương trình tiên tiến (được thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2016), trường được phép tự xác định chi phí đào tạo, từ đó công bố mức học phí (trên cơ sở mức thu được xã hội chấp nhận) trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển. Sau đó trường thực hiện đề án thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP (do Chính phủ ban hành ngày 24.10.2014, về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017).

Khi thực hiện luật, ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn tiếp tục thực hiện chương trình ELITECH. "Trên phạm vi toàn quốc, Thông tư 23 định nghĩa thế nào là chất lượng cao, để từ đó được thu học phí cao. ĐH Bách khoa Hà Nội cũng dựa vào một số nội dung cốt lõi để đưa ra quy định về chương trình ELITECH. ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị tự chủ, nên được tự chủ về xây dựng chương trình đào tạo kèm theo các mức học phí phù hợp với từng chương trình. Vì thế, việc Bộ bãi bỏ Thông tư 23 không ảnh hưởng tới hoạt động tuyển sinh, đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội", PGS Điền chia sẻ.

Hệ đại học chất lượng cao là gì năm 2024

Với các trường ĐH công lập chưa tự chủ hoặc mới tự chủ một phần thì việc Bộ GD-ĐT bãi bỏ Thông tư 23 sẽ nảy sinh vấn đề về xác định mức thu học phí

TOÀN NGUYỄN

XÁC ĐỊNH HỌC PHÍ RA SAO ?

Theo quy định của Nghị định 81, các trường ĐH tự chủ về chi thường xuyên sẽ được thu học phí với mức tối đa bằng 2 lần mức trần học phí so với trường chưa tự chủ; còn trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư được thu mức gấp 2,5 lần. Đây là một quy định giúp các trường tự chủ thuận lợi trong việc quy định mức học phí với các chương trình chất lượng cao, khi mà nhiều trường áp dụng mức thu với các chương trình đại trà dưới trần khá nhiều so với Nghị định 81. Như vậy, một trường tự chủ có thể đặt ra các mức thu cao thấp khác nhau, phù hợp với chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao, mà vẫn hoàn toàn nằm trong quy định của Nghị định 81.

Tuy nhiên, với các trường ĐH công lập chưa tự chủ hoặc mới tự chủ một phần thì việc Bộ GD-ĐT bãi bỏ Thông tư 23 sẽ nảy sinh vấn đề về xác định mức thu học phí. Thông tư 23 cho phép trường ĐH được phép tự xác định mức học phí cho chương trình chất lượng cao trên nguyên tắc "tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cho toàn khóa học"; trường ĐH được phép xây dựng lộ trình điều chỉnh mức học phí cho những khóa học tiếp theo (nếu cần thiết)… Giờ bãi bỏ Thông tư 23, trường phải thu học phí theo Nghị định 81. Theo đó, các trường chưa tự chủ sẽ phải thu học phí theo quy định khung của Chính phủ. Nếu chương trình đào tạo nào đã đạt kiểm định thì trường ĐH mới tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do trường mình ban hành.

TS Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải, cho biết hiện nay trường có 10 chương trình chất lượng cao, nhưng mới một nửa trong số này đã được kiểm định. Một nửa số chương trình chất lượng cao còn lại mới mở được 2 - 3 năm nay. Trong khi đó, theo quy định, với những chương trình đào tạo mới mở thì sau khi có SV tốt nghiệp mới đủ điều kiện để được kiểm định.

"Theo lộ trình, Trường ĐH Giao thông vận tải đến tháng 12 sẽ được giao quyền tự chủ, trong khi việc bãi bỏ Thông tư 23 đến tháng 12 mới có hiệu lực. Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, Trường ĐH Giao thông vận tải vẫn duy trì được tất cả các chương trình chất lượng cao hiện nay. Còn nếu không thì phải nghỉ tuyển sinh cho đến khi được tự chủ, vì đây là những chương trình được đầu tư cao, trường không thể duy trì nếu không có nguồn kinh phí", TS Thanh Hà chia sẻ.

Gỡ khó cho các đơn vị còn vướng quy định

PGS Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng dù việc bãi bỏ Thông tư 23 là đúng luật, nhưng một số cơ sở đào tạo ĐH sẽ gặp khó khăn do chưa có các quy định phù hợp. Đặc biệt với các ĐH quốc gia, là các đơn vị có nhiệm vụ đào tạo thí điểm các ngành đào tạo mới. Vì thế phải sau một thời gian nhất định thì các chương trình này mới được kiểm định.

"Có nhiều cách xác định chất lượng chương trình của một đơn vị đào tạo, để từ đó cho thấy họ có được tự xác định mức thu học phí theo Nghị định 81 hay không. Đạt kiểm định cũng là một cách. Nhưng theo tôi, có nhiều cách khác, thậm chí còn khó hơn, chẳng hạn như xếp hạng ĐH. Thứ 2, với các chương trình mới mở, thì cho phép trường tham gia kiểm định chương trình đào tạo với các cơ sở kiểm định nước ngoài tuy rất có chất lượng nhưng không yêu cầu phải có SV tốt nghiệp rồi mới kiểm định. Họ kiểm định chương trình dựa trên tổng thể các chương trình khác của cơ sở đào tạo, và họ có phương pháp để xác định chương trình mới mở đó có tốt hay không", PGS Hoàng Hải đề xuất.

Lớp chất lượng cao cấp 3 là gì?

Các lớp chất lượng cao (CLC) được tổ chức từ lớp 6 đến lớp12. Học sinh có nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc về các môn học do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định; đồng thời có khả năng thi đỗ vào những trường đại học danh tiếng. Học sinh có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo.

Trường đại học chất lượng cao là gì?

Chương trình đào tạo chất lượng cao là chương trình học phát triển dựa trên chương trình đào tạo đại trà trong đó đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ và thực hành. Với phương pháp giáo dục đặc biệt, sinh viên khi ra trường cần đạt chuẩn đầu ra về kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm…

Chất lượng cao học bằng tiếng gì?

Là chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Việt, trong đó có một số học phần chuyên ngành dạy bằng tiếng Anh. Còn được gọi tắt là Chương trình giáo dục chất lượng cao.

tiếng Anh chất lượng cao là gì?

Cách sử dụng "high quality" trong một câu.