Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK TIN 6 - TẠI ĐÂY

Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh
Đặt câu hỏi

Chào bạn Tin học lớp 6 trang 86 sách Cánh diều

Giải bài tập Tin học 6 bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 86→88.

Tin học 6 bài 3 thuộc chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 6 bài 3 Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, mời các bạn cùng theo dõi.

Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

- Khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần cấu trúc rẽ nhánh.

- Ví dụ: trong tiết học thể dục tuần sau GV yêu cầu HS:

+ Nếu trời mưa thì học trong lớp.

+ Nếu trời khô ráo thì học ngoài trời.

2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

Có thể dùng sơ đồ ở Hình 2 để mô tả cấu trúc rẽ nhánh ở Hình 1b. Nếu dùng sơ đồ mô tả cấu trúc rẽ nhánh khuyết ở Hình 3b, em sẽ vẽ sơ đồ đó như thế nào?

Luyện tập

Bài 1: Quy trình tính số tiền được giảm từ cho khách hàng mua sách truyện thiếu niên ở hiệu sách Người máy

1. Tính Tổng số tiền sách khi chưa tính giảm giá) , gọi số đó là Tổng số tiền sách2. Nếu Tổng số tiền sách >= 500.000 đồng; số tiền được giảm là 10% của Tổng số tiền sách 3. Nếu Tổng số tiền sách < 500.000 đồng; số tiền được giảm là 5% của Tổng số tiền sách

Bài 2: Trong các phát biểu sau về biểu thức điều kiện ở cấu trúc rẽ nhánh, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai ? Vì sao?

1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng

2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn

3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai"

Trả lời:

Bài 1:

Bài 2:

1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng

=> Sai, phải là biểu thức so sánh

2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn

=> Đúng

3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai"

=> Đúng

Vận dụng

Em hãy sử dụng mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán giải bài toán: Cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn. Dùng cân thăng bằng để tìm đồng xu giả

Trả lời:

Mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh là:

Cân thăng bằng có hai bên, gọi lần lượt là bên A và bên B, ta cho mỗi lần hai đồng xu lên hai bên cân A và B, ta có

+ Nếu Bên A = B =>Hai đồng xu đều là thật

+ Trái lại: Bên Một trong hai bên nhẹ hơn bên còn lại =>Bên nhẹ hơn chứa đồng xu giả

+ Hết nhánh

Câu hỏi tự kiểm tra

Trong các phát biểu sau về thuật toán, phát biểu nào đúng?

1. Dùng cấu trúc rẽ nhánh nếu có quá nhiều việc cần làm

2. Dùng cấu trúc rẽ nhánh khi có các trường hợp khác nhau cần xem xét, trường hợp khác nhau thì thực hiện việc khác nhau

3. Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh cần dùng mẫu "Nếu.... Trái lại..."

4. Cấu trúc rẽ nhánh luôn kết thúc với dấu hiệu "Hết nhánh".

Trả lời:

Phát biểu đúng là:

3. Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh cần dùng mẫu "Nếu.... Trái lại..."

4. Cấu trúc rẽ nhánh luôn kết thúc với dấu hiệu "Hết nhánh".

Cập nhật: 23/03/2022

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 11 – Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 11

    1. Rẽ nhánh

    Cấu trúc rẽ nhánh: Cấu trúc dùng để diễn đạt một việc sẽ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được thỏa mãn.

    Rẽ nhánh bao gồm 2 loại:

    + Dạng thiếu: Nếu … thì

    Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi.

    Vậy nếu trời không nắng thì chúng ta làm gì còn chưa biết.

    + Dạng đủ: Nếu … thì …,nếu không thì.

    Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi, nếu không thì chúng ta sẽ ở đọc truyện ở nhà.

    Vậy nếu trời không nắng chúng ta sẽ ở nhà đọc truyện.

    2. Câu lệnh if-then

    Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạnh thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai câu lệnh if-then.

    a) Dạng thiếu

    if<điều kiện> then <câu lệnh>;

    b) Dạng đủ

    if<điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

    Trong đó:

    + Điều kiện là biểu thức logic.

    + Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal.

    Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.

    Ở dạng đủ: điều kiện cũng được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

    Ví dụ:

    If d<=0 writeln(‘day la so duong’); If a mod 3=0 then writeln(‘a chia het cho 3’) Else writeln(‘a khong chia het cho 3’);

    3. Câu lệnh ghép

    Trong nhiều trường hợp ,sau một số từ khóa (như then hoặc else ) phải là một lệnh đơn. Nhưng trong nhiều trường hợp các thao tác sau những tên dành riêng đòi hỏi không chỉ một mà là nhiều câu lệnh để mô tả. Trong trường hợp như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy các câu lệnh thành một câu lệnh ghép.

    Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:

    Begin <các câu lệnh>; End;

    Thuật ngữ câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong các câu lệnh if-then ở mục trên có thể là câu lệnh ghép.

    Ví dụ:

    If D<0 then writeln(‘Phuong trinh vo nghiem ’) Else Begin X1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a); X2:=-b/a-x1; End;

    Ví dụ 2:

    Viết chương trình tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai:

    ax2+bx+c = 0 với a ≠ 0.

    Program gptb2; Uses crt; Var a,b,c:real; D,X1,X2:real; Begin Clrscr; Write(‘a,b,c:’); Readln(a,b,c); D:=b*b-4*a*c; If D<0 then writeln(‘Phuong trinh vo nghiem ’) Else Begin X1:=(-b-sqrt(D))/(2*a); X2:=-b/a-X1; Writeln(‘X1=’,X1:8:3,’ X2=’,X2:8:3); End; Readln; End.

    Hoạt động 1 trang 67 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    Làm việc theo nhóm:

    1. Trong trò chơi ở phần khởi động, điều kiện để cặp chơi được cộng một điểm là gì?

    2. Việc đánh giá điểm gồm những bước nào? Em hãy viết các bước đó ra giấy.

    Lời giải:

    1. Điều kiện để cặp chơi được cộng 1 điểm là trả lời đúng câu hỏi.

    2. Việc đánh giá điểm gồm gồm 2 bước:

    – Kiểm tra điều kiện nhóm trả lời câu hỏi đúng hay sai.

    – Nếu câu trả lời là đúng thì cộng cho nhóm 1 điểm.

    Câu hỏi 1 trang 68 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    1. Em hãy kể hai công việc trong cuộc sống được thực hiện tuần tự theo các bước. Em hãy mô tả một công việc bằng sơ đồ khối.

    2. Câu “Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào? Em hãy mô tả câu này bằng sơ đồ khối.

    Lời giải:

    1. Hai công việc được thực hiện tuần tự theo các bước là: soạn sách vở theo thời khóa biểu, luộc rau.

    Sơ đồ khối minh họa công việc soạn sách vở theo thời khóa biểu

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    2. Câu “Nếu trời mưa thì em không đá bóng” chứa cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

    Sơ đồ khối mô tả câu “Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng”

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Hoạt động 2 trang 69 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    1. Trong trò chơi ở phần khởi động, hoạt động nào được lặp lại?

    2. Điều kiện để dừng trò chơi là gì?

    Lời giải:

    1. Trong trò chơi ở phần khởi động, hoạt động được lặp đi lặp lại là hoạt động trả lời câu hỏi.

    2. Điều kiện để dừng trò chơi là hết thời gian một phút.

    Câu hỏi 2 trang 69 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    1. Em hãy kể hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần.

    2. Bạn Khoa đang lập trình bằng Scratch, Khoa muốn chú mèo di chuyển 10 bước một liên tục cho đến khi chạm biên thì dừng lại.

    a) Điều kiện để chú mèo dừng lại là gì?

    b) Hình 6.10 là sơ đồ khối mô tả thuật toán thực hiện yêu cầu của bạn Khoa. Em hãy vẽ sơ đồ khối đó vào vở và điền các bước để hoàn thành sơ đồ khối.

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Lời giải:

    1. Hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần là:

    – Rửa rau:

    1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.

    2. Dùng tay đảo rau trong chậu.

    3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu ra.

    4. Lặp lại các bước từ 1 đến 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.

    – Đánh răng

    1. Lấy kem đánh răng vào bàn chải

    2. Lấy một cốc nước

    3. Đánh răng 

    4. Lặp lại bước 3 cho đến khi răng sạch thì dừng lại

    5. Súc miệng

    6. Lặp lại bước 5 cho đến khi miệng sạch thì dừng lại.

    2.

    a) Điều kiện để chú mèo dừng lại là chú mèo “chạm biên”.

    b) Sơ đồ khối:

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Luyện tập 1 trang 70 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    Em hãy trình bày các cậu sau đây dưới dạng sơ đồ khối cấu trúc rẽ nhánh.

    a) Nếu có kẻ trên mạng đe dọa thì em cần nói cho cha mẹ biết.

    b) Nếu nhận được thư điện tử có đính kèm tệp từ địa chỉ không quen biết thì em không nên mở tệp đính kèm.

    c) Nếu có tin nhắn từ người không quen biết yêu cầu gửi thông tin cá nhân thì em không nên gửi.

    Lời giải:

    a) Nếu có kẻ trên mạng đe dọa thì em cần nói cho cha mẹ biết.

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    b) Nếu nhận được thư điện tử có đính kèm tệp từ địa chỉ không quen biết thì em không nên mở tệp đính kèm.

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    c) Nếu có tin nhắn từ người không quen biết yêu cầu gửi thông tin cá nhân thì em không gửi.

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Luyện tập 2 trang 70 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    Trong các câu sau đây, câu nào có thể biểu diễn bằng sơ đồ có cấu trúc lặp? Hãy mô tả câu đó bằng sơ đồ khối.

    a) Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.

    b) Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài đến khi nào hết.

    c) Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đình em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.

    Lời giải:

    Các câu có thể biểu diễn bằng sơ đồ khối có cấu trúc lặp là: b. Các câu a, c là cấu trúc rẽ nhánh.

    Sơ đồ khối:

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Luyện tập 3 trang 70 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức: Em hãy quan sát hai sơ đồ khối trong Hình 6.11a, Hình 6.11b và cho biết mỗi sơ đồ khối mô tả cấu trúc nào?

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Lời giải:

    Hình 6.11a là cấu trúc lặp, việc lặp lại là ném bóng vào đích, điều kiện dừng là trúng đích. Diễn đạt thành câu thông thường như sau: “Ném bóng cho đến khi trúng đích thì dừng lại.”

    Hình 6.11b là cấu trúc rẽ nhánh, kiểm tra bóng đã trúng đích chưa, nếu chưa trúng đích thì ném bóng vào đích. Hành động ném bóng chỉ diễn ra một lần.

    Vận dụng 1 trang 70 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    Bạn An cho rằng: “Sơ đồ khối ở Hình 6.12a thể hiện rằng nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách chỉ thực hiện một lần rồi làm bài tập. Còn sơ đồ khối ở Hình 6.12b thể hiện rằng nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách và làm bài tập sẽ thực hiện nhiều lần.”

    Em có đồng ý với ý kiến của bạn An không? Nếu phải sửa nhận xét đó, em sẽ sửa như thế nào?

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Lời giải:

    Em không đồng ý với ý kiến của bạn An về nhận xét về cấu trúc ở hình 6.12b vì nếu chưa hiểu bài thì không thể làm bài tập được. Nếu phải sửa nhận xét đó, em sẽ sửa như sau: “Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách được thực hiện nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì thôi và làm bài tập.” Như vậy việc làm bài tập không phải thực hiện nhiều lần, mà chỉ thực hiện một lần sau khi đã hiểu bài.

    Vận dụng 2 trang 70 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức: Trong trò chơi ở phần khởi động, việc tính điểm cho mỗi cặp chơi là một hoạt động lặp. Hãy chỉ rõ công việc được lặp lại và vẽ sơ đồ khối cấu trúc lặp của hoạt động này.

    Lời giải:

    Trong trò chơi ở phần khởi động, việc tính điểm cho mỗi cặp chơi chính là một hoạt động lặp. Công việc đánh giá từng phiếu mà nhóm đã thực hiện trong thời gian một phút là công việc được lặp lại. Công việc này sẽ dừng lại khi hết số phiếu mà nhóm đã trả lười trong lượt chơi của mình.

    Sơ đồ khối:

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh

    Vận dụng 3 trang 70 Tin học lớp 6 – Kết nối tri thức:

    Cô giáo điểm danh bằng cách gọi tên từng bạn trong danh sách lớp. Nếu bạn nào trả lời có thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo, còn không thì cô giáo đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo.

    Việc điểm danh của cô giáo vó thể mô tả bằng những cấu trúc nào? Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả các cấu trúc đó.

    Lời giải:

    Với mỗi học sinh, cô giáo gọi tên. Nếu học sinh trả lời “Có” thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo, còn không thì cô đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo. Hoạt động điểm danh này được lặp đi lặp lại và chỉ kết thúc khi điểm danh hết danh sách học sinh. Việc điểm danh của cô giáo có thể được mô tả bằng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

    Hãy Nếu ví dụ trong cuộc sống công việc được thực hiện theo cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh