Hay bị choáng đầu là bệnh gì

SKĐS - Áp lực công việc, cuộc sống hay tuổi tác là những nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt, đau đầu. Vậy phải làm gì để hạn chế?

1. Nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, đau đầu khi căng thẳng

Nguyên nhân nội tại khác là từ bên trong cơ thể có liên quan đến tuần hoàn máu. Tuần hoàn máu kém đến não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não) gây ra tình trạng thiếu hụt oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh.

Hay bị choáng đầu là bệnh gì

Tuần hoàn máu kém có thể là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt, đau đầu và căng thẳng.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác khiến chúng ta cảm thấy đau đầu và chóng mặt , cần phân biệt:

  • Chấn thương vùng đầu. Bạn có thể bạn gặp những chấn thương bên ngoài và hoặc là chấn thương bên trong. Biểu hiện bệnh là nhanh quên, đau đầu, choáng váng và có cảm giác buồn nôn.
  • Hạ đường huyết. Đó là khi lượng đường trong máu quá thấp, không đủ để tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau đầu chóng mặt, ra nhiều mồ hôi hơn, tay chân run rẩy và cảm thấy đói lả người.
  • Thiếu máu. Bạn cảm giác chóng mặt, đau đầu, khó thở và chân tay bị tê bì. Cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Bị stress: Tâm trạng của bạn không vui, công việc áp lực, gia đình không hạnh phúc…khiến bạn dễ cáu gắt, hay buồn bực, lúc này bạn cảm thấy bị choáng váng, đau đầu.

2. Cách khắc phục tình trạng chóng mặt, đau đầu khi căng thẳng

Massage: Dùng ngón giữa ấn vào điểm cuối chân mày và di chuyển nhẹ theo vòng tròn khoảng một phút, sau đó đổi chiều xoay. Thực hiện động tác này mỗi ngày trước khi ngủ hoặc khi nằm thư giãn. Xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm rồi xoa quanh mặt; dùng móng tay của 10 đầu ngón tay vuốt ngược tóc từ trước ra sau.

Khi xảy ra cơn chóng mặt, đau đầu. Bạn cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi. Hãy hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Chỉ cần tuân thủ như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm

Không một mình đi xa, làm việc nặng, leo trèo, điều khiển xe cộ hay máy móc khi bị chóng mặt.

Thay đổi lối sống: luyện tập thể thao hằng ngày, điều độ. Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục.

Suy nghĩ lạc quan, tránh nóng giận, lo âu, buồn bực, căng thẳng.

Tránh uống nhiều bia rượu, cà phê. Hạn chế thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.

Lựa chọn món ăn: Nên ăn nhiều rau lá xanh, hải sản, thịt bò, trái cây tươi giàu vitamin sẽ giúp ích cho tuần hoàn máu trong cơ thể, đẩy lùi chóng mặt và có những giấc ngủ ngon.

Liệu pháp thư giãn: Tự suy nghĩ những cách tích cực, uống một cốc nước lạnh hoặc nước hoa quả để giảm căng thẳng. Hãy ngửi mùi tinh dầu yêu thích và nghe nhạc. Tới nơi có không gian đẹp, đứng thư giãn một mình, hít thở sâu và nhìn tới một điểm ở xa…

Hay bị choáng đầu là bệnh gì

Ăn uống lành mạnh là liệu pháp tốt để đẩy lùi chóng mặt và có những giấc ngủ ngon.

Tránh thay đổi tư thế cơ thể đột ngột như đang nằm lại đứng bật dậy hoặc xoay nhanh và liên tục sang 2 bên vì như vậy khiến bạn dễ bị hoa mắt chóng mặt.

Nếu cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện thường xuyên hơn, bạn cần đi khám bác sĩ để có hướng dẫn dùng thuốc điều trị cụ thể.

Choáng váng là cảm giác thấy toàn bộ sức lực bị suy yếu tới mức không thể hoạt động gì được, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trước khi bị choáng, người bệnh có thể đã bị chóng mặt hoặc cảm thấy như mình sắp bị ngất xỉu.

Hiện tượng choáng váng có nhiều nguyên nhân từ nhẹ tới nặng. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân bị choáng váng trong điều kiện như thế nào. Nhìn cảnh tượng bề ngoài của người bệnh thường không xác định được tình hình sức khỏe của họ có đến mức bị nguy kịch hay không, nhưng nếu biết rõ trước đây bệnh nhân đã mắc một bệnh gì đó (nhất là bệnh tim) thì hiện tượng choáng có thể do chính căn bệnh cũ gây ra và đã tới hồi trầm trọng, cần phải đưa đi cấp cứu ngay.

Nguyên nhân có thể do có vấn đề ở não, ở tim, bị rối loạn về vấn đề chuyển hóa chất, hoặc có một bộ phận cơ thể không hoạt động tốt. Ngoài ra, còn có thể có các nguyên nhân về thần kinh hoặc tâm lý.

Trường hợp suy nhược cần cấp cứu ngay

– Nạn nhân bị chấn thương sọ não hoặc vừa qua một tai nạn trong thời gian gần đây: hiện tượng choáng có thể do có bộ phận trong cơ thể bị tổn thương nặng hoặc chảy máu.

– Khi nghi ngờ nạn nhân đã bị ngộ độc thức ăn, thuốc hoặc khí độc.

– Bệnh nhân sẵn có bệnh đau tim hoặc có hiện tượng đau ngực kèm theo khó thở, nôn ói, sốc.

– Bệnh nhân là phụ nữ, thấy đau bụng, mặt tái đi và bị sốc: có khả năng chửa ngoài dạ con.

– Bệnh nhân cao tuổi đã từng bị chấn thương sọ não hoặc não: có thể do vết thương đau trở lại hoặc gây biến chứng.

– Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và đã dùng thuốc có insuline. Hiện tượng choáng có thể do thiếu đường trong máu, nhưng bệnh nhân không biết có được dùng đường không. Chỉ có bác sĩ mới quyết định được.

Những trường hợp như trên cần đưa ngay tới nơi cấp cứu hoặc gọi xe cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Hay bị choáng đầu là bệnh gì

Trường hợp có khả năng phải cấp cứu nhưng không khẩn cấp

Người bị choáng trẻ tuổi không có bệnh tật gì hoặc cao tuổi nhưng khỏe mạnh, không có hiện tượng gì kèm theo.

Bị suy nhược nhẹ: Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, người lạnh, mặt tái do quá xúc cảm, do vừa phải chích thuốc hoặc vừa nhìn thấy một cảnh tượng có máu.

Đôi khi do vừa làm việc gì nặng nhọc gây mệt mỏi hoặc bị nhiễm bệnh cúm khiến nhịp tim đập chậm lại trong một thời gian ngắn.

Choáng kèm theo hiện tượng giảm huyết áp thường gặp ở người lính trẻ khi bị mệt hoặc căng thẳng thần kinh do phải đứng gác lâu ở tư thế bất động, ở người cao tuổi khi phải thức dậy bất chợt trong đêm, do cơ thể bị mất nước (vì đổ mồ hôi nhiều, đi tiêu chảy…), do việc dùng thuốc về huyết áp không phù hợp với cơ thể.

Những cơn co cơ do rối loạn thần kinh có thể dẫn tới hiện tượng bị choáng, đặc biệt trong bối cảnh của người đang trong lúc lo âu, thở gấp do cố gắng thực hiện một việc gì hoặc trong tình trạng lao lực.

Những trường hợp này đều không đáng lo ngại. Bị choáng váng vào lúc cuối ngày có thể do đói.

Hiện tượng choáng còn có thể có những nguyên nhân hoàn toàn tâm lý như: lo âu, hoảng loạn, u uất, kích động…

Hay bị choáng đầu là bệnh gì

Cần phải làm gì khi bị choáng váng?

Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi khuy áo ở cổ, nới rộng những chỗ quần áo thắt chặt vào người. Mở cửa sổ làm cho phòng thoáng mát hơn nếu thời tiết nóng và sưởi ấm phòng nếu thấy lạnh.

Không nên để nhiều người đứng xung quanh nhưng cần có một người túc trực để theo dõi diễn biến sức khỏe của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân là người trẻ, không có bệnh tật gì thì rồi cơn choáng sẽ qua sau khi được nằm nghỉ một lúc, nhưng đối với người cao tuổi thì phải thận trọng hơn. Nếu bệnh nhân đã từng bị tai biến về tim hay não thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Nếu hiện tượng choáng kéo dài và có vẻ trầm trọng, trong khi chờ đợi bác sĩ, cần để bệnh nhân ngồi nghỉ hoặc tốt nhất là nằm, không gối đầu, để đầu thấp cho tới khi người bệnh tỉnh táo hơn.

Không cho bệnh nhân uống thuốc gì trừ khi đã được bác sĩ chỉ định từ trước cần dùng thuốc gì trong trường hợp như thế.

Chẩn đoán và điều trị

Những trường hợp nặng cần phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Những trường hợp nhẹ cũng cần phải được kiểm tra cẩn thận như: đo huyết áp ở tư thế đứng, nằm; thực hiện các xét nghiệm về tim mạch, về hệ thần kinh; làm bảng điện tâm đồ, xét nghiệm máu.

Tuy vậy, cũng có một số trường hợp choáng vẫn không tìm được nguyên nhân xác đáng nên người bệnh vẫn bị đi bị lại nhiều lần.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hay bị choáng nhẹ là bệnh gì?

Váng đầu hay còn gọi là xây xẩm, xâm xoàng, chóng mặt hay choáng váng (mức độ nhẹ) có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: thiếu máu, mất nước, giảm lưu lượng tuần hoàn máu lên não, căng thẳng – suy nhược thần kinh, hạ đường huyết, thiếu oxy não, ...

Bị choáng chóng mặt nên làm gì?

Khi xảy ra cơn chóng mặt, cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi. Nếu có cảm giác buồn nôn, nên kìm nén bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Chỉ cần tuân thủ như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài phút.

Đau đầu choáng váng nên làm gì?

Trong trường hợp bị đau đầu chóng mặt, tốt nhất nên tìm một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Bạn có thể ngồi tựa lưng hoặc nằm, tránh đứng lên hoặc di chuyển sẽ dễ té ngã. Bên cạnh đó, bạn có thể uống nhiều nước, chườm nóng hoặc chườm lạnh, massage đầu, châm cứu, bấm huyệt,… để cải thiện cảm giác chóng mặt đau đầu.

Hay bị đau đầu chóng mặt nên uống gì?

Uống gì để giảm đau đầu?.

Nước lọc. Người đau đầu nên cố gắng bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong ngày. ... .

Nước chanh. Nước chanh cung cấp vitamin C cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự cân bằng nước trong cơ thể. ... .

Cà phê ... .

Trà xanh. ... .

Trà gừng. ... .

Trà bạc hà ... .

Trà hoa cúc. ... .

Nước húng quế.