Hàng hóa xuất xứ thuần túy là gì

Trả lời: Sẽ không ít bạn có thắc mắc về việc tại sao RVC 100% thì C/O lại không show là WO. Đây là một hiểu lầm khá cơ bản khi các bạn không nắm được rõ bản chất của 2 tiêu chí này.

  • WO hay Wholly Obtained là gì? Xuất xứ thuần túy là sản phẩm được sản xuất, khai thác, đánh bắt, thu lượm được hoàn toàn trong lãnh thổ của một bên tham gia hiệp định mà không tích hợp thêm bất cứ thành phần của quốc gia khác vào. Mỗi hiệp định thương mại có quy định khác nhau về xuất xứ thuần túy.

Các bạn có thể đọc trong phụ lục ROO (Rule of Origin) của mỗi thông tư hướng dẫn sẽ có giải thích cụ thể các thuật ngữ này.

Quy tắc “Hàm lượng giá trị khu vực” – Regional Value Content (RVC) là gì? Hiểu cơ bản, RVC là hàm lượng nguyên vật liệu cấu thành lên sản phẩm hàng hóa mà có xuất xứ được công nhận từ các nước tham gia các FTA đó.

Công thức tính RVC = (FOB – VNM)/FOB x 100%.

Tùy theo từng FTA mà tỉ lệ RVC sẽ quy định khác nhau. Các bạn cần đọc PSR để hiểu rõ.

Quy định về tiêu chí xuất xứ: https://dichvuhaiquan.com.vn/tieu-chi-xuat-xu-co-nhap-khau/
  • RVC 100% là việc toàn bộ tất cả nguyên vật liệu đầu vào cấu tạo nên sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các nước tham gia FTA. Ví dụ với C/O form E, 1 sản phẩm được cấu tạo từ các nguyên vật liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore (trong 10 nước Asean và Trung Quốc) thì sẽ đạt RVC 100%.

Từ đây, có thể thấy rằng WO chỉ gói gọn nguyên vật liệu trong 1 nước xuất khẩu, còn RVC xét đến các nguyên vật liệu trong các bên tham gia FTA. Vậy nên nếu C/O show 100% sẽ khác với việc show WO.

Về bản chất, cả 2 đều sẽ được chấp nhận khi show trên C/O, Tổng cục Hải quan từng có công văn số 478/GSQL-TH nói về việc C/O show 100% RVC là hợp lệ và hải quan không được bác các C/O này, dù hiếm nhưng chúng vẫn hợp lệ.

Cụ thể

_______

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2016

Kính gửi: Công ty TNHH TS Việt Nam

(Đ/c: Lô 79, KCN Nội Bài, Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội)

Hàng hóa xuất xứ thuần túy là gì
Trả lời công văn số 01/2016 ngày 31/3/2016 của Công ty TNHH TS Việt Nam đề nghị hướng dẫn xử lý vướng mắc về hàm lượng RVC trên C/O form D của Thái Lan, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, nội luật hóa tại Thông tư sô 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ Công Thương, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng quy định về xuất xứ. Khi hàng hóa khai báo đáp ứng tiêu chí xuất xứ RVC và ô số 8 phải thể hiện tỷ lệ % RVC cụ thể (ví dụ 40%). Việc ghi thông số “100%” tại ô số 8 trên C/O thể hiện hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực 100% là hợp lệ, phù hợp quy định.

Đề nghị Công ty liên hệ với đơn vị hải quan nơi tiến hành thủ tục nhập khẩu để được giải quyết theo thẩm quyền.

Cục Giám sát quản lý về hải quan thông báo để Công ty được biết./.


Vậy doanh nghiệp có thể phân biệt xuất xứ thuần túy WO và RVC 100%. Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn.

Hi vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn Email: [email protected]

Hotline: Mr. Hà 0985774289 – Mr. Đức 0969961312

tiêu chí RVC 100%, tiêu chí xuất xứ thuần túy WO, xuất xứ thuần túy WO và RVC 100%

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo Điều 6 của dự thảo Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau:

Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên.

Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên.

Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.

Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên.

Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.

Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Nước thành viên.

Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng.

Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên.

Hàng hóa xuất xứ thuần túy là gì
Vương Quốc Anh (ảnh minh họa)

Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định tại điểm h khoản này.

Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô.

Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên.

Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên.

Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định từ điểm a đến điểm m khoản này.

Trong các trường hợp nêu trên, khái niệm “cây trồng và sản phẩm cây trồng” quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm.

Khái niệm “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của Nước thành viên” nêu tại điểm h và điểm i khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc Vương quốc Anh và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên.

Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc Vương quốc Anh và thuộc sở hữu của pháp nhân có trụ sở chính và cơ sở kinh doanh chính đặt tại Nước thành viên. Pháp nhân có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc Vương quốc Anh hoặc của tổ chức nhà nước, cá nhân của một trong các Nước thành viên.

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa:

  1. Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.
  1. Trong trường hợp sản phẩm có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, tiêu chí xuất xứ của sản phẩm khác đó không áp dụng đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu và không áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dùng làm nguyên liệu.