Hàng hóa xuất nhập khẩu việt nam trung quốc 2023 năm 2024

Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 29,8 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 10,6 tỷ USD, giảm 0,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,2 tỷ USD, tăng 1,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11 ước tăng 5,1%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,6%.

Dù đã tăng trở lại trong những tháng gần đây nhưng do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất giảm nên tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 296,67 tỷ USD, vẫn giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 105,94 tỷ USD, giảm 8,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 190,73 tỷ USD, giảm 11,7%.

Bộ Công Thương cho biết, trong 11 tháng năm 2023, có 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, có 03 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 43,3%.

Một trong những điểm tích cực trong tháng 11/2023 là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng cần nhập khẩu, là mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng. Đây cũng là nhóm hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước, ước đạt 26,38 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 88,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, là tín hiệu cho thấy các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu đang chuyển biến tích cực.

Trong đó, nhập khẩu tăng mạnh ở một số mặt hàng như: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, ước đạt 7,9 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái; chất dẻo nguyên liệu tăng 13,6%; hóa chất tăng 7,8%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 30,7%; dược phẩm tăng tới 45,6%, dây điện và cáp điện tăng 24,9%, xơ sợi dệt các loại tăng 22,6%...

Tuy nhiên, do những khó khăn về thị trường xuất khẩu, sự sụt giảm trong đơn hàng xuất khẩu từ đầu năm, cùng với việc giá nguyên liệu hạ nhiệt đã kéo theo nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm tương ứng. Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2022 (ước đạt 262,6 tỷ USD).

Ngoại trừ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,1% (ước đạt 79,2 tỷ USD), hầu hết các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất các ngành hàng xuất khẩu đều giảm ở mức hai con số, như: điện thoại các loại và linh kiện giảm tới 58,9%; thép các loại giảm 18,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 9,8%; vải các loại giảm 14%...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát cũng giảm 17,5% trong 11 tháng năm 2023, ước đạt 16,95 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều giảm so với cùng kỳ năm trước như: rau quả, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, phế liệu sắt thép, ô tô, đá quý, kim loại quý và sản phẩm…

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2023, do những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nhất là nguyên phụ liệu của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD, giảm 9,0% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc ước đạt 47,8 tỷ USD, giảm 17,1%; ASEAN ước đạt 37,55 tỷ USD, giảm 13,1%; Nhật Bản ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm 8,3%; EU ước đạt 13,7 tỷ USD, giảm 1,9%; Hoa Kỳ ước đạt 12,57 tỷ USD, giảm 6,4%.

Với kim ngạch đạt 105,45 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam đạt quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 tỷ USD trở lên trong năm 2023 và tiếp tục duy trì vị thế bạn hàng lớn nhất của nước ta.

(ĐCSVN) - Năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm 2022 xuất siêu 12,1 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ ước đạt 96,8 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu từ Trung Quốc ước đạt 111,6 tỷ USD. Khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam suốt nhiều năm gần đây, với kim ngạch chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Tổng kim ngạch 11 tháng qua đạt 155,7 tỉ USD

Cụ thể, tính đến hết tháng 11, trị giá xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 155,7 tỉ USD. Đây là năm thứ sáu liên tiếp (2018-2023) quy mô kim ngạch song phương giữa hai nước đạt trên 100 tỉ USD.

Về nhập khẩu của Việt Nam, tính đến cuối tháng 11, Trung Quốc vẫn duy trì vị trí số một với trị giá lên tới 100,3 tỉ USD.

Còn về trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường, Trung Quốc đứng thứ hai, với 55,4 tỉ USD, sau Mỹ.

Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 55,4 tỉ USD

Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc vẫn duy trì được tăng trưởng dương trong khi kim ngạch nhập khẩu sụt giảm.

Theo đó, hết tháng 11, xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đạt 55,46 tỉ USD, tăng hơn 2,8 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là rau quả. Tính đến hết tháng 11, rau quả xuất sang Trung Quốc đã mang về cho Việt Nam 3,4 tỉ USD, tăng 2,6 lần, tương ứng với 2,1 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm mặt hàng chủ lực có trị giá xuất khẩu trên 10 tỉ USD trong 11 tháng qua là điện thoại các loại và linh kiện, đạt 15,1 tỉ USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch đạt gần 12 tỉ USD.

Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt trên 100 tỉ USD

Chiều ngược lại, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong 11 tháng qua, Việt Nam đã chi 100,3 tỉ USD để nhập khẩu 46 hàng hóa từ Trung Quốc. Cụ thể, mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá nhập khẩu là 21,2 tỉ USD. Máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 20,2 tỉ USD. Vải các loại là 7,5 tỉ USD...

Như vậy, trong quan hệ thương mại giữa hai nước, tính trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn bị thâm hụt lớn từ thị trường Trung Quốc với nhập siêu gần 44,9 tỉ USD.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước vượt 600 tỉ USD

Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố ngày 12-12, tính đến hết tháng 11, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 619,3 tỉ USD.

Theo đó, xuất khẩu 11 tháng đạt 322,6 tỉ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái do hầu hết các nhóm mặt hàng đều tăng trưởng âm.

Đặc biệt chỉ có duy nhất hàng rau quả là tăng trưởng dương tới 70% với trị giá xuất khẩu đạt tới gần 5,2 tỉ USD.

Đóng góp cho thành tích xuất khẩu 11 tháng qua là bốn nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 30 tỉ USD trở lên. Đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (51,6 tỉ USD); điện thoại và linh kiện (48,4 tỉ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (39,2 tỉ USD); dệt may (30,4 tỉ USD).

Chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu 11 tháng qua đạt 296,7 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, chỉ có 3 nhóm mặt hàng có trị giá nhập khẩu trên tỉ USD gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 79,7 tỉ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: 37,6 tỉ USD; vải các loại: 11,8 tỉ USD.

Đáng chú ý, điện thoại các loại và linh kiện giảm sâu nhất với 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch chỉ đạt 8 tỉ USD.