Hàng hóa sức lao động ở việt nam năm 2024

Việt Nam đang trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hoá nền sản xuất và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó nhiều thị trường đã hình thành, ngày càng có những biến chuyển tích cực như: thị trường hàng tiêu dùng, hàng xuất nhập khẩu, hàng nông lâm thủy sản. Nhưng một trong những thị trường có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đó chính là thị trường sức lao động- thị trường sức lao động ở nước ta hình thành và phát triển khá chậm chạp. Tuy vậy trong những năm gần đây nhờ sự nỗ lực điều chỉnh của hệ thống chính sách cũng như nhờ những tác động của cơ chế mở, thị trường này đã thu được một số kết quả khả quan. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt trái gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung của nền kinh tế đất nước.

Khi phân tích những tác động của thị trường sức lao động đối với nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, em thấy rằng thị trường sức lao động là nhân tố quan trọng nhất giúp điều hòa và thiết lập trạng thái cân bằng của hệ thống thị trường. Một đất nước chỉ thật sự phát triển khi thị trường sức lao động ổn định, mang lại những lợi ích căn bản cho người dân, tạo điều kiện để mọi thành viên trong xã hội phát huy được khả năng, thế mạnh của mình. Đối với Việt Nam điều này càng có ý nghĩa hơn.

Chính vì những lý do đó em đã chọn đề tài: "thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu. Hy vọng đề tài này sẽ đem đến những thông tin đầy đủ và có hệ thống hơn về sự phát triển của thị trường những năm gần đây. Một số giải pháp đưa ra có thể chưa đáp ứng được tính thực tế, ứng dụng cao. Nhưng mong rằng chúng có tác dụng gợi mở trong việc hoạch định các chính sách cũng như cụ thể hóa giải pháp để đưa vào thực hiện có hiệu quả.

  • Người lao động không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Cái duy nhất để có thể giúp họ tồn tại là bán sức lao động của mình, vì chỉ có sức lao động thuộc quyền sở hữu của bản thân người lao động mới có giá trị.
  • Ngoài những điều kiện chủ quan trên thì sức lao động còn bị chi phối bởi những yếu tố khách quan, như sự phát triển ở mức độ cao của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Chỉ có trong một nền sản xuất hàng hoá phát triển thì đối tượng được xem là hàng hoá mới mở rộng. Sức lao động mới được xem là loại hàng hoá đặc biệt.

2. Thị trường sức lao động

Mặc dù còn tồn tại nhiều định nghĩa về thị trường lao động nhưng nói chung nhất thì thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả và các điiều kiện việc làm khác trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác.

Thị trường sức lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. Thị trường sức lao động chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi các quyền tự do mua, bán sức lao động được bảo đảm bằng luật pháp cũng như hệ thống các chính sách có liên quan. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng hình thành thị trường sức lao động dù có người có sức lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động đó. Thị trường chỉ được hình thành khi có đủ các yếu tố như:

  • Có nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ chế thị trường. Nghĩa là mọi thứ có giá trị đều được xem là hàng hoá và được đem ra trao đổi bằng sự thống nhất giữa người mua và người bán với quy luật ngang bằng về lợi ích.
  • Có định chế pháp luật cho phép tồn tại thị trường lao động trong đó người sử dụng có quyền tự do mua sức lao động, còn người lao động có toàn quyền sở hữu sức lao động của mình.
  • Người lao động ngoài sở hữu sức lao động không có sở hữu bất cứ tư liệu sản xuất nào khác nhằm đảm bảo cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Nếu người lao động có tư liệu sản xuất nào đó thì chắc chắn họ sẽ dùng sức lao động của mình để làm ra sản phẩm và cái họ đem ra bán trên thị trường là hàng hoá chứ không phải là sức lao động.
  • Có hệ thống thể chế thị trường lao động thích hợp để giải quyết các nhu cầu và các quan hệ phát sinh của thị trường như hệ thống các cơ quan, tổ chức dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin về thị trường sức lao động.

Nhưng một khi thị trường sức lao động hình thành và phát triển, nó lại có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như những giao động của các loại thị trường khác xung quanh cung và cầu về sức lao động.

II) Thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam những năm gần đây

1. Sự hình thành và phát triển của thị trường sức lao động ở Việt Nam

Đến cuối thời kỳ phong kiến khi sức lao động trở thành hàng hoá thì thị trường sức lao động sơ khai ra đời. Nhưng thực chất điều đó chỉ xảy ra khi nền sản xuất đạt được trình độ nhất định. Ở Việt Nam thị trường sức lao động chỉ thực sự hình thành sau khi đất nước ta hoàn toàn độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vào những năm 80 cũng giống như trào lưu ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Việt Vam cũng thực hiện một nền kinh tế hàng hoá tập trung. Nhà nước được xem như một nhà máy khổng lồ chi phối và điều chỉnh mọi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội. Các mối quan hệ lao động cũng không nằm ngoài quy luật điều chỉnh ấy. Vào những năm 90 của thế kỷ XX nền kinh tế nước ta đã dần ổn định và bắt đầu phát triển, xã hội đã có những biến đổi to lớn.

Từ năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã chính thức công nhận sức lao động là một loại hàng hoá, cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Đảng ta cũng nhấn mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng và hàng hóa sức lao động là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế công nghiệp, kinh tế thị trường.

2. Thực trạng về thị trường sức lao động Việt Nam những năm gần đây

2. Cung lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51,0 triệu người, giảm 1, triệu người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. So sánh với quý trước, sự sụt giảm của lực lượng lao động là xu thế thường quan sát được trong nhiều năm kể cả những năm trước khi xảy ra đại dịch do tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi” của nhiều lao động sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 ngay trước dịp Tết Nguyên đán đã làm thay đổi xu thế tăng thường thấy so với cùng kỳ các năm trước. Thông thường, theo đà tăng dân số, lực lượng lao động năm sau luôn tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động quý I năm 2021 xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 200 nghìn người và thấp hơn cùng kỳ khi chưa có dịch (năm 2019) khoảng 600 nghìn người.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2021 ước tính là 68,7%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,6%, thấp hơn 12,7 điểm phần trăm so với nam (75,3%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của khu vực thành thị là 66,7%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 69,9%. Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi (thành thị: 41,2%; nông thôn: 48,0%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị: 35,0%; nông thôn: 47,9%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

2. Cung lao động

ngoài, xây dựng quan hệ hợp tác cùng phát triển để tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, thị trường,....

1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương

Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ, tạo điều kiện cho người lao động chuyên tâm lao động sản xuất. Nhà nước cần phải lưu tâm đến chế độ lương của người lao động, tăng lương cơ bản cho người lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có những chính sách quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, cuộc thi trong phạm vi công ty, chính sách thưởng và giờ làm việc hợp lý.

1. Giải pháp về hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, vai trò quản lý của Nhà nước

Hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh tế, tạo sự gắn kết giữa các thị trường để thúc đẩy nhau cùng phát triển

Phân bố lại dân cư và lao động. Mở những nhà máy, xí nghiệp mới ở những vùng kinh tế kém phát triển để cân đối các thành phần kinh tế, thu hút người dân lao động và giảm sức ép cho các thành phố lớn.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong thị trường sức lao động. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách, quy định của nhà nước về các quản lý và sử dụng người lao động. Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát các hoạt động thuê nhân công, chính sách tiền công của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

1. Giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường

Quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi Covid-19, nhất là tại thành phố lớn, các địa phương có nhiều khu công nghiệp. Đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc-xin, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để sớm tiêm đủ vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân, tạo cơ chế miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phục hồi sau đại dịch; xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách khuyến khích người lao động, đặc biệt là thanh niên tích cực học tập nâng cao trình độ để có các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các địa phương thiết lập các kênh thông tin chính thống, chuyên ngành để cập nhật cho doanh nghiệp và người lao động về chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách hỗ trợ lao động và thu hút lao động, các kế hoạch về xét nghiệm, kiểm soát bệnh dịch của địa phương để họ xây dựng và thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển sản xuất.

Kết luận

Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch Covid-19 đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh kế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng. Theo Cục Việc làm, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn những diễn biến phức tạp, thị trường lao động dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc lao động trở về quê thời gian qua sẽ tạo thêm áp lực cho thị trường lao động, tạo nên nghịch lý lớn về cung - cầu lao động. Nguy cơ thiếu hụt lao động trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các tỉnh, thành tập trung nhiều KCN-KCX. Ngược lại, ở những nơi nguồn cung lao động lớn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì sẽ thừa lao động. Cần phải nhấn mạnh lại rằng: một đất nước chỉ thực sự phát triển khi thị trường sức lao động đạt được trạng thái cân bằng, ổn định và phát triển có định hướng. Đối với Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa khi phát triển thị trường sức lao động cũng cần phải chú ý đến những vấn đề về chính trị, tư tưởng. Vì vậy phải xác định đường lối và mục tiêu đúng đắn, xây dựng một thị trường sức lao động vững mạnh trong sự phát triển chung của nền kinh tế, văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giữa thời điểm đại dịch căng thẳng hiện nay.

Hàng hóa sức lao động xuất hiện khi nào?

Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau: 1. người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán.

Hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động khác nhau như thế nào?

Hàng hoá sức lao động là hàng hóa đặc biệt, khác với hàng hóa thông thường ở chỗ: Người lao động chỉ bán quyền sử dụng, không bán quyền sở hữu; chỉ được bán có thời hạn, không bán vĩnh viễn. Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm yếu tố tinh thần và lịch sử.

Giá trị hàng hóa sức lao động được xác định như thế nào?

Giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành từ giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho bản thân người lao động; những phí tổn đào tạo người lao động để họ có được trình độ lành nghề thích hợp; giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người lao động.

Giá cả của sức lao động là gì?

Giá cả lao động (gọi một cách chính xác là giá cả của hàng hóa sức lao động) là toàn bộ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với lượng giá trị sức lao động mà người đó đã cống hiến, phù hợp với cung cầu về lao động trên thị trường lao động.