Giọng hát của con người có phổ tần bao nhiêu

Âm thanh có biên độ dải tần khá lớn, các thiết bị đo đạc hiện đại cũng nhằm đo đếm được biên độ dải tần trên. Đồng thời các hệ thống audio hiện đại cũng có khả năng tái tạo các dải tần âm thanh đó. Thông thường các thiết bị tái tạo âm thanh trong đó có (loa) thường hay ghi các chỉ số về khả năng đáp ứng dải tần số từ 35-20.000hz.

Giọng hát của con người có phổ tần bao nhiêu
Ảnh nguồn internet

Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến những dải tần mà công nghệ tái tạo âm thanh đang cố gắng vươn tới để phục vụ đời sống và nhu cầu thụ hưởng âm thanh, âm nhạc của con người. Các nhà nghiên cứu về âm thanh đã phân chia các dải tần âm thanh thành 5 nhóm Thứ nhất: Siêu trầm từ 20hz-60hz,Thứ hai: Trầm từ 60-200hz, Thứ ba: Trung âm 400hz-2000hz Thứ tư: Trung cao từ 2000hz- 6000hz Thứ sáu : dải tần số cao từ 6000hz – 20000hz. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra âm thanh cơ bản của các nhạc cụ khi trình diễn trực tiếp thì đáp ứng được trị số dải tần cơ bản nào và quá trình cộng hưởng và giai điệu của nó có thể đáo ứng đến dải tần âm thanh bao nhiêu? Với dải tần âm thanh này thì những nhạc cụ nào phụ trách? Sau đây là báo cáo tham chiếu về các dải tần âm thanh của hãng Octave tại Đức thực hiện có tham chiếu với dải tần âm thanh giọng nói người và các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thể hiện.

Thứ nhất: Vocal (Giọng nói người )

Giọng nói người là loại âm thanh khi phát âm hoặc hát có dải tần số trung âm hẹp nhưng mang rất nhiều cảm xúc cho người nghe vì ngoài âm thanh còn mang âm điệu và nội dung thông tin, làm thức dậy các cảm xúc của người nghe. Với giọng hát của nam giới dải tần giao động từ 100hz đến 850hz. Với giọng nữ dải tần từ 200hz đến 1100hz. Đây là dải tần căn bản. tuy nhiên quá trình cộng hưởng và giai điệu khi hòa âm có thể lên từ 800hz đến 8000hz

Nói và hát là hai ứng dụng thanh âm của con người. Sinh ra, mỗi người đã sở hữu một giọng nói, âm thanh riêng biệt.

Và con người luôn tiềm tàng những khả năng kỳ diệu tạo ra những thứ âm thanh đặc biệt. Dưới đây là ba kỷ lục thế giới cho thấy sự tuyệt vời của giọng nói, khả năng của vô cùng của con người.

Người có tiếng huýt sao cao nhất thế giới

Ngày 7 tháng 11 năm 2013, sinh viên trường nghệ thuật Bắc Carolina, Mỹ, Walker Harnden được công nhận là người có khả năng huýt sáo với độ cao lớn nhất thể giới. Âm thanh phát ra khi huýt sáo được ghi nhận độ cao tương đương với hợp âm Si B7 trong đàn dương cầm, có tần số 3.951 Hz.

Khi nói, hầu hết những âm thanh do chúng ta phát ra nằm trong khoảng 80 - 250Hz. Ở nam là khoảng 125 Hz, ở nữ là 210 Hz và trẻ con là 300 Hz. Nhưng ở những người có giọng rất cao, họ có thể phát ra những âm thanh lên đến 3.000Hz.

Người có giọng hát trầm nhất thế giới

Tim Storms là ca sĩ bass trong ban nhạc Pierce Arrow, được ghi nhận là giọng nam thấp nhất vào ngày 30/3/2012.

Khi hát, Tim Storms có thể đạt đến nốt thấp như G-7, tương đương 0,189 Hz, tức thấp hơn đến 8 quãng 8 so với nốt trầm nhất trên đàn dương cầm là nốt G thấp. Với tần số này, voi cũng nghe được âm thanh của anh.

Điều kỳ diệu là chính bản thân Tim Storms cũng không nghe được giọng của mình khi phát ra nốt G-7. Storms đã từng trả lời hãng tin CNN: “Dù vậy, tôi có thể cảm nhận được giọng mình đang ngân lên".

Tim Storms cũng là người có âm vực rộng nhất, với khả năng tuyệt vời là hát được tất cả các nốt của cả 10 quãng tám.

Người có tiếng ợ to nhất thế giới

Kỷ lục do anh Paul Hunn xác lập về khả năng ợ to nhất thế giới đến nay chưa có ai phá vỡ. Tiếng ợ của anh lên tới 109.9 dB.

Một cuộc trò chuyện bình thường chỉ rơi vào khoảng 60 dB, tiếng sấm sét là khoảng 120 dB, và âm thanh của tàu điện ngầm ở thành phố New York cũng chỉ lên đến 102 dB. Trong khi ngưỡng âm tạo nguy hiểm cho con người là 85dB.

Tiếng ồn do anh Paul tạo ra có thể so sánh với tiếng máy khoan hoặc tiếng máy bay cất cánh. Đến nay Paul Hunn vẫn tiếp tục tập luyện để giữ vững phong độ của mình.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin của tạp chí y tế Medical Daily. Là tạp chí uy tín tại Mỹ về các vấn đề y tế và khoa học.

Kỷ lục Guinness Thế Giới được lập ra nhằm mục đích tôn vinh những thành tích siêu phàm, “độc nhất vô nhị” của con người và thế giới tự nhiên. Trong lĩnh vực âm nhạc cũng có rất nhiều kỷ lục “khủng”, đặc biệt về giọng hát – một phần thuộc khả năng thiên bẩm của con người.

Cùng SEAMI điểm qua danh sách một số kỷ lục đáng kinh ngạc nhất thế giới về giọng hát nhé!

1. Người hát nốt trầm nhất

Nốt giọng thấp nhất ở nữ

Người phụ nữ có giọng hát trầm nhất thế giới hiện tại là Mariyana Pavlova (UK) – giành kỷ lục Guinness vào ngày 3/6/2019.

Giọng hát của cô có thể đạt nốt trầm nhất ở tần số 57,9 Hz (giọng nói ở người thường nằm trong khoảng tần số 1000 – 2000 Hz).

Nốt giọng thấp nhất ở nam

Ca sĩ người Mỹ Tim Storms hiện đang giữ Kỷ lục Guinness khi là người có thể hát được “nốt nhạc thấp nhất thế giới”.

Cụ thể, anh hát được đến nốt G -7 (thấp hơn cả đàn piano 81 phím), đạt tần số 0,189 Hz (thấp hơn ngưỡng nghe được ở người – từ 16 đến 20.000 Hz).

Giọng hát của con người có phổ tần bao nhiêu
Tim Storms – Người có giọng hát đạt đến nốt trầm nhất thế giới

2. Người hát nốt cao nhất

Nốt giọng cao nhất ở nam

Amirhossein Molaei (Iran) là người giành kỷ lục nam hát được nốt cao nhất vào ngày 31/7/2019. Giọng hát của anh đạt đến nốt F

8, ở tần số 5989 Hz.

Anh cũng đã dành rất nhiều năm luyện tập hát giọng sáo (whistle register) trước khi thử thách với kỷ lục này.

Nốt giọng cao nhất ở nữ

Dựa trên danh sách Kỷ lục Guinness Thế Giới, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có người đạt được thành tích ở mục này.

Các điều kiện Guinness đặt ra là:

  • Kỷ lục này dành cho phụ nữ hát được nốt nhạc cao nhất.
  • Kỷ lục này được thực hiện bởi một cá nhân là nữ.
  • Âm thanh sẽ được đo dựa trên thang các nốt nhạc (bắt đầu từ C4) và giá trị tần số (đơn vị Hz).
  • Các nốt nhạc phải được hát, tạo ra bằng cách sử dụng thanh quản. Không được huýt sao bằng răng hoặc môi.

3. Giọng hát với quãng giọng rộng nhất

Quãng giọng rộng nhất ở nữ

Georgia Brown (Brazil), có giọng hát với âm vực 8 quãng tám, kéo dài từ G2 đến G10, được xác minh tại Trường Âm nhạc Aqui Jazz Atelier ở Sao Paulo, Brazil, vào ngày 18 tháng 8 năm 2004.

Nốt cao nhất mà cô ấy hát được là G10. Về mặt kỹ thuật, đây không phải là một nốt nhạc mà là một tần số. Toàn bộ dải tần đã được các chuyên gia âm nhạc kiểm chứng bằng piano, violin và Hammond organ.

Quãng giọng rộng nhất ở nam

Quãng giọng rộng nhất ở nam đo được là 10 quãng tám, từ G/G#-5 đến G/G

5 (0,7973 Hz – 807,3 Hz). Và người đang nắm giữ kỷ lục này từ tháng 8/2008 chính là Tim Storms. Anh cũng đồng thời là người đạt kỷ lục hát được nốt trầm nhất.

Các nốt anh ta hát được thật ra nằm giữa G và G#. Vì vậy dựa trên concert pitch, quãng giọng của anh ấy là 9 quãng tám và 11 nửa cung. Tuy nhiên vì Guinness đo theo đơn vị Hz, quãng giọng của Storms được công nhận đủ 10 quãng tám.

Bên dưới là clip minh họa tổng hợp từ các bài hát và buổi biểu diễn của Tim Storms:

4. Người hát nốt kéo dài được lâu nhất

Nốt kéo dài lâu nhất ở nam

Người đạt được kỷ lục này chính là Richard Fink IV (Mỹ), 17/11/2019. Anh có thể hát một nốt kéo dài trong khoảng thời gian 2 phút 1,07 giây. Với điều kiện giọng hát phải lớn hớn 80dB và cách máy đo vài mét.

Richard đã từng giữ kỷ lục này trước đây nhưng bị đánh bại. Sau đó anh đã luyện tập rất chăm chỉ để giành lại danh hiệu này.

5. Giọng hát lớn/to nhất

Giọng Bass lớn nhất

Nốt giọng bass to nhất 117dB (tương đương với loa của concert nhạc rock mạnh, tiếng máy bay cất cánh ở khoảng cách 60m), được Alpaslan Durmuş (Thổ Nhĩ Kỳ) đạt được vào ngày 29 tháng 2 năm 2016.

Phép đo được thực hiện từ khoảng cách 2,5 mét và bắt buộc phải hát được nốt A2 hoặc thấp hơn.

Giọng Mezzo-soprano (nữ trung) lớn nhất

Nốt giọng nữ trung cao nhất (nữ) là 113,8 dB và được Smilyana Zaharieva (Bulgaria) đạt được vào ngày 27 tháng 9 năm 2018.

Điều kiện thực hiện: Cô phải hát trong một studio cách âm, với giọng hát có độ lớn hơn 110 dB – mức trung bình của ngưỡng nghe gây khó chịu ở người.