Giám sát y tế có bao nhiêu nội dung năm 2024

Các giám sát điều dưỡng phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc cung cấp các hướng dẫn kiểm soát nguy cơ gây hại cho nhân viên của mình. Các giám sát này đóng vai trò chính yếu trong tổ chức. Vị trí tin cậy này có thể đòi hỏi các giám sát thực thi chức trách như : kiểm tra khu vực làm việc, huấn luyện công việc, báo cáo sự cố đúng hạn và là người đầu tiên điều tra khi có sự cố xảy ra.

Các giám sát trong nhiều tổ chức được cho phép thêm nhiều quyền hạn hơn trong nhiều lĩnh vực như lả tuyển dụng, lĩnh vực công việc và trang thiết bị. Các giám sát điều dưỡng phải hiểu rõ vai trò của con người trong việc xác định nguyên nhân và phòng ngừa các tai biến. Họ phải đảm bảo mỗi cá nhân mà mình giám sát hiểu được các tiêu chuẩn hành vi trong công việc. Một vài cơ sở yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận đảm bảo an toàn trong công việc. Thỏa thuận này yêu cầu các cá nhân chấp hành quy định an toàn trong công việc và gắn kết nó với các quy định an toàn trong cơ sở. các giám sát phải đảm bảo mọi nhân viên có thể nắm được các hướng dẫn về an toàn, kế hoạch, chính sách và quy trình an toàn.

Giám sát y tế có bao nhiêu nội dung năm 2024

Trách nhiệm của giám sát điều dưỡng :

1. Tuân thủ các nội quy công việc và điều chỉnh các hành vi công việc không an toàn hoặc có nguy cơ

2. Có trách nhiệm Thực thi các quy định và quy trình bắt buộc cho nơi làm việc

3. Đề ra các nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện

4. Báo cáo và kiểm tra ngay lập tức khi có sự cố xảy ra

5. Kiểm tra và kiểm soát các mối nguy hại tại nơi làm việc định kỳ

6. Đảm bảo đủ các trang bị và công cụ cho việc bảo trì hay cung cấp dịch vụ

7. Chỉ đạo bằng ví dụ mẫu hoặc cá thể mẫu gắn kết với các yêu cầu kiểm soát nguy hại.

8. Tổ chức các buổi họp về an toàn và kiểm soát nguy cơ theo quy định

9. Phối hợp với các cá nhân liên quan nhằm điều chỉnh và kiểm soát các nguy cơ

10. Đảm bảo mọi thành viên biết sử dụng đúng dụng cụ phòng hộ cá nhân PPE

TIẾN TRÌNH ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI :

1. Bước 1 : Xác định các công việc không an toàn

2. Bước 2 : Làm rõ các mối quan tâm về an toàn cho nhân viên

3. Bước 3 : Mô tả các phương pháp an toàn và đúng

4. Bước 4 : Đảm bảo các nhân viên nắm rõ vấn đề

5. Bước 5 : Xác định lại các mối quan tâm an toàn cá nhân

6. Bước 6 : Giám sát

XÁC ĐỊNH HÀNH VI :

Các giám sát điều dưỡng phải giải thích nội quy công việc và tiêu chuẩn hành vi trong công việc đến tất cả nhân viên mới hoặc nhân viên mới luân chuyển đến. Các giám sát không bao giờ được dung túng các cá nhân không tuân thủ quy định trong công việc hoặc các quy trình đã đề ra. Khi tiến hành kỷ luật 1 nhân viên, nên đảm bảo RIÊNG TƯ, nhưng phải luôn ghi lại các sự kiện đã xảy ra. Các quản lý, giám sát cao cấp phải lấy đó làm ví dụ cho các nhân viên khác.Họ không được khuyến khích các hành vi sai trái bằng cách củng cố tầm quan trọng của các hành vi công việc đúng. Không bao giờ lẫn lộn trong việc điều chỉnh hành vi với việc tiến hành các biện pháp kỷ luật cần thiết. Khi điều chỉnh hành vi không an toàn trong công việc, luôn làm rõ các yếu tố thực tế nhưng giới hạn các ý kiến cá nhân. Dùng các câu nói “Tôi…” và không nên dùng “Họ…”. Dùng các biện pháp khuyến khích tích cực để ghi nhận các hành động, thói quen công việc tốt. Hãy nhớ rằng, một vài nhân viên không nhận ra công việc họ làm là nguy cơ gây hại. Một số có thể nhận ra nhưng họ không đủ năng lực để điều chỉnh. Rất nhiều tai biến xảy ra khi 1 nhân viên nhận ra tác hại của công việc nhưng thất bại trong việc hiễu rõ các nguyên nhân tiềm ẩn của hành động đó.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÀNH VI CÔNG VIỆC AN TOÀN

- Yêu cầu mọi nhân viên phải gương mẫu trong công việc, từ nói đến làm

- Khen thưởng các hành vi tốt

- Ghi nhận nỗ lực cải tinế của cá nhân

- Điều chỉnh các hành vi không an toàn với thái độ TÍCH CỰC

- Học hỏi các đối phó với các thái độ và hành vi tiêu cực

- Khích lệ thông qua các niềm tin phát triển trong tổ chức

- Đào tạo nâng cao hiểu biết

- Khuyến khích mọi nhân viên cùng háo hức tham gia

- Giúp nhân viên tự tin khi ra quyết định

- Huấn luyện làm việc theo đội nhóm và phát triển cá nhân

- Tư vấn nhằm cung cấp các hướng dẫn thích hợp từ ngắn hạn đến dài hạn

- Điều phối các mối quan hệ đồng nghiệp

- Lãnh đạo và khuyến khích người khác nhằm đạt mục tiêu bằng các tập trung vào các tiến trình tổ chức

(ĐCSVN) - Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát cần chọn nội dung, đối tượng và thành phần đoàn giám sát. Nội dung giám sát phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ kiến nghị của cử tri, từ những yêu cầu bức thiết trong phát triển kinh tế - xã hội.

Giám sát y tế có bao nhiêu nội dung năm 2024

Đồng chí Cao Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND Thành phố phát biểu tại buổi giám sát hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo tại Quận 5.

Thời gian qua, Ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH), HĐND Thành phố đã không ngừng cải tiến, tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát. Các hoạt động giám sát được Ban VH-XH, HĐND Thành phố thực hiện thường xuyên, liên tục, định kỳ 6 tháng và cuối năm, đột xuất theo sự phân công của Thường trực HĐND Thành phố. Riêng nội dung giám sát chuyên đề của Ban được lựa chọn và thực hiện trên cơ sở đề nghị của các thành viên trong Ban hoặc ý kiến, kiến nghị của cử tri và được đưa vào chương trình công tác của Ban.

Qua 10 năm thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngoài thẩm tra các báo cáo trình kỳ họp và thẩm tra, giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực VH-XH do Thường trực HĐND phân công. Ban VH-XH, HĐND Thành phố đã tham mưu thường trực HĐND Thành phố tổ chức giám sát và Ban chủ động xây dựng kế hoạch giám sát chuyên đề, giám sát theo yêu cầu, nhiệm vụ, cụ thể đã tổ chức hơn 500 cuộc giám sát, khảo sát về nhiều nội dung.

Thông qua giám sát, Ban có nhiều kiến nghị phù hợp, sát thực tiễn đối với các cơ quan Trung ương và Thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành, địa phương. Đặc biệt, đối với giám sát kết quả giải quyết kiến nghị cử tri, qua giám sát, Ban đã có nhiều kiến nghị, giải pháp khả thi giúp đơn vị được giám sát và các ngành liên quan tháo gỡ khó khăn; đồng thời đề nghị, đôn đốc cơ quan Trung ương trực tiếp thông qua Đoàn Đại biểu Quốc hội xem xét, giải quyết chế độ, chính sách cho người có công với nước; có ý kiến với UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo, kịp thời đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho giáo dục, y tế của địa phương, các chính sách an sinh xã hội được ban hành kịp thời…

Nhìn chung, hoạt động giám sát của Ban VH-XH, HĐND Thành phố trong thời gian qua đảm bảo đúng quy định pháp luật và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều kiến nghị của Ban đã được UBND Thành phố và ngành chức năng quan tâm, thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, thông qua kết quả giám sát của Ban làm cơ sở để đại biểu HĐND Thành phố thảo luận, xem xét quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, nhất là việc ban hành các Nghị quyết, chính sách nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Thành phố phát triển.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì hiệu quả giám sát của Ban vẫn còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt là trong giám sát chuyên đề chưa thật sự đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của cử tri.

Vẫn còn một số chuyên đề giám sát có nội dung khá rộng, tính chuyên môn cao nhưng trình độ chuyên môn của một số đại biểu HĐND là Ủy viên Ban không thuộc lĩnh vực giám sát, đa số hoạt động kiêm nhiệm, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu, chưa thể phát hiện hết những khó khăn, hạn chế, bất cập và cũng chưa mạnh dạn đặt vấn đề để cơ quan được giám sát giải trình làm rõ, dẫn đến hoạt động giám sát một vài nội dung còn mang tính hình thức, chưa đạt kết quả như mong muốn.

Mặt khác, UBND Thành phố và một số sở, ngành chưa thật sự quan tâm khi được Ban VH-XH, HĐND Thành phố mời tham gia làm thành viên đoàn giám sát, chỉ cử chuyên viên, công chức dự để nắm tình hình, chưa trực tiếp giải đáp thắc mắc, tháo gỡ vướng mắc của địa phương về những vấn đề thuộc trách nhiệm của chính quyền và các ngành có liên quan; Cá biệt có trường hợp đoàn giám sát đến nơi làm việc giám sát chuyên đề nhưng không có sự tham dự của lãnh đạo đơn vị được giám sát, báo cáo giám sát gửi không kịp thời, còn chế độ dự thảo.

Bên cạnh đó, việc mời các chuyên gia tư vấn và tham gia đoàn giám sát cũng còn khiêm tốn. Ngoài ra, Luật chưa quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các cơ quan chức năng không thực hiện các kiến nghị giám sát của HĐND nói chung và của Ban HĐND nói riêng. Việc tổ chức tái giám sát cũng còn ít, việc đề nghị giải trình, chất vấn liên quan đến nội dung giám sát còn hạn chế với nhiều lý do khách quan, chủ quan, như tâm lý nể nang, ngại va chạm...

Để hoạt động giám sát đạt hiệu quả tốt, trong thời gian tới cần tập trung quan tâm hơn nữa các vấn đề như:

Giám sát y tế có bao nhiêu nội dung năm 2024

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát cần chọn nội dung, đối tượng và thành phần đoàn giám sát. Nội dung giám sát phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ kiến nghị của cử tri, từ những yêu cầu bức thiết trong phát triển kinh tế - xã hội.

Về đối tượng giám sát, cần chọn lọc các ngành, địa phương, đơn vị mang tính chất đại diện, có tính cá biệt, có tính phổ biến, tránh dàn trải, giám sát nhiều đối tượng có tính chất, đặc điểm giống nhau sẽ gây mất thời gian, mất tính tập trung cho đoàn giám sát.

Về thành phần đoàn giám sát, cần có sự tham gia của các thành viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực giám sát; tăng cường mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia đoàn giám sát để có những đề xuất khả thi cho ngành, địa phương được giám sát. Đặc biệt, cần quan tâm đến hậu giám sát, theo dõi quá trình giải quyết vấn đề giám sát đến cùng.

Kinh nghiệm cho thấy, vấn đề nào được lãnh đạo Thường trực HĐND và lãnh đạo các Ban, các tổ đại biểu của HĐND quan tâm, đeo bám đến cùng thì vấn đề đó được giải quyết dứt điểm. Một số vấn đề Ban VH-XH, HĐND Thành phố giám sát và kiên trì đeo bám, giải quyết thì kết quả rất khả quan, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời ban hành, các chính sách an sinh xã hội kịp thời trình HĐND để thông qua, các hạn chế được các đơn vị tập trung giải quyết và có báo cáo lại kết quả cho Ban VH-XH sau giám sát.

Vì vậy, sau giám sát, phải theo dõi thường xuyên việc thực hiện các kết luận, kiến nghị. Nếu không đôn đốc, nhắc nhở thực hiện kết luận, kiến nghị thì đối tượng được giám sát có thể thực hiện cầm chừng hoặc không thực hiện, sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát. Trong trường hợp cần thiết có thể tái giám sát hoặc đưa vào phiên họp giải trình, chất vấn đối với những vấn đề chậm triển khai, khắc phục.

Liên quan đến vấn đề hậu giám sát, đối với các Nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát mà cơ quan có thẩm quyền không thực hiện hoặc chưa tổ chức thực hiện nghiêm túc thì Thường trực HĐND cần phải chủ trì tổ chức phiên họp xem xét việc thực hiện Nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải báo cáo, giải trình rõ; chủ tọa đánh giá về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát và đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời nêu rõ yêu cầu thực hiện, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm báo cáo đối với những vấn đề cụ thể; Các nội dung mà các cơ quan chức năng không thực hiện thì Thường trực HĐND tiếp tục đưa ra để các Ban và đại biểu HĐND tiếp tục chất vấn, đề nghị giải trình cho đến khi vấn đề được giải quyết triệt để.

Đối với những kiến nghị nhiều lần mà không được thực hiện, Thường trực HĐND cân nhắc các giải pháp: Kiến nghị với cấp ủy, cơ quan quản lý cán bộ đối với người đứng đầu; đề nghị cơ quan thanh tra, kiểm tra xem xét; đề nghị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu... Có như vậy, chất lượng giám sát chắc chắn sẽ được nâng lên./.