Giải thích tại sao đai khí áp ở xích đạo không chạy dọc theo dương xích đạo

BÀI 17 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Khí áp là gì? Tại sao có khí áp? Trả lời + Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất + Có khí áp vì không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng, khí quyển dày tới 60.000 km, vì vậy trọng lượng của nó đã tạo nên sức ép lớn lên mặt đất, đó là khí áp Câu 2 Khí áp tại một địa điểm là gì? Thế nào là khí áp trung bình chuẩn? Trả lời + Khí áp tại một địa điểm là trọng lượng của cột không khí thẳng đứng có tiết diện 1 cm2, chiều cao bằng bề dày của khí quyển + Khí áp ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1 cm2, cao 760 mm, được người ta chọn là khí áp trung bình chuẩn Câu 3 Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì? Đơn vị để đo khí áp? Thế nào là khí áp cao? Khí áp thấp? Trả lời + Người ta đo khí áp bằng khí áp kế + Đơn vị để đo khí áp là mm thủy ngân (mm Hg) hoặc bar (1 bar = 1000 milibar) + Khí áp 760 mmHg tương ứng với khí áp 1013,08 milibar (mb) là khí áp trung bình. Khí áp ở một nơi có giá trị lớn hơn đại lượng này là khí áp cao, nhỏ hơn là khí áp thấp Câu 4 Hãy điền vào hình vẽ dưới đây, các đai áp cao và các đai áp thấp trên thế giới Cực Bắc Vì sao trên Trái Đất có khu áp cao, khu áp thấp? Trả lời Trên Trái Đất có khu áp cao, khu áp thấp do: + Khí áp thay đổi theo nhiệt độ không khí: Nơi không khí nóng: khí áp thấp vì không khí nóng có khuynh hướng bốc lên, nên sức ép thấp Ví dụ: Khu vực xích đạo: khí áp thấp Nơi không khí lạnh: khí áp cao vì không khí lạnh có khuynh hướng chìm xuống, nên sức ép cao Ví dụ: Khu vực cực: khí áp cao + Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, theo lục địa và đại dương, nên khí áp cũng thay đổi theo mùa, theo lục địa và đại dương + Càng lên cao không khí càng loãng, càng lên cao khí áp càng giảm Câu 6. Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió? Trả lời + Sự chuyến động ngang của không khí so với mặt đất gọi là gió + Nguyên nhân sinh ra gió: do sự phân bố không đồng đều của khí áp trên bề mặt nằm ngang của Trái Đất, không khí sẽ chuyển động từ nơi khí áp cao đến nơi có khí áp thấp sinh ra gió Câu 7 Hoàn lưu khí quyền là gì? Hai hoàn lưu khí quyển nào quan trọng nhất trôn bề mặt Trái Đất? Trả lời + Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và khí áp thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển + Hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất: ơ vùng nhiệt đới có một hoàn lưu khí quyển do Tín phong tạo nên ơ vùng ôn đới có một hoàn lưu khí quyển do gió Tây ôn đới tạo nên Câu 8 Dựa vào hình 50 (trang 58, SGK) và hình 51 (trang 59, SGK): Hãy cho biết Tín phong và gió Tây ôn đới thổi từ đâu về đâu? Giải thích vì sao lại thổi như thế? Trả lời + Tín phong Thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về xích đạo Nguyên nhân: do chênh lệch khí áp giữa đai áp thấp xích đạo và hai đai áp cao ỏ' khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam, không khí chuyển động từ hai đai áp cao, đai áp thấp sinh ra Tín phong + Gió Tây ôn đới Thổi từ khoảng các vi độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam - Nguyên nhân: do chênh lệch khí áp giữa đai áp cao (ở khoảng vĩ độ 30°) và đai áp thấp (ở khoảng vĩ độ 60°), không khí chuyển động từ đai áp cao -> về đai áp thấp sinh ra gió Tây ôn đới Câu 9 Quan sát hình vẽ dưới đây, vận dụng kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao có gió đất và gió biển + Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, đất mau nóng lên nhưng cũng mau nguội đi, nước nóng lên chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ không khí giữa biển và đất liền trong một ngày đêm + Sự khác biệt về nhiệt độ như trên dẫn đến sự khác biệt về khí áp giữa đất liền và biển Ban ngày: ở đất liền nóng hơn ồ biển -> khí áp ở đất liền thấp hơn ở biển, không khí từ biển bị hút vào đất liền, sinh ra gió gọi là gió biển Ban đêm hiện tượng ngược lại, không khí từ đất liền bị hút ra biển, sinh ra gió gọi là gió đất Câu 10 Hãy kể tên và tính chất một số loại gió mà em biết Gió có lợi gì, có hại gì cho đời sống và sản xuất? Trả ỉời Tên và tính chất một số loại gió: * Gió bấc (gió Bắc, gió mùa Đông Bắc) thổi vào mùa đông, tính chất lạnh và khô, gây ra mùa lạnh ở miền Bắc nước ta Gió Lào (gió phơn Tây Nam) thổi vào đầu mùa hạ, tính chất khô nóng, gây ra khô hạn ở khu vực Bắc Trung Bộ Gió nồm (gió Nam), tính chất nóng ẩm, đem lại nhiều mưa cho đồng bằng Bắc Bộ Lợi và hại của gió đối với đời sống và sản xuất + Lợi: Người ta lợi dụng sức gió để phơi nông sản, chạy tàu thuyền (tàu buồm, thuyền buồm), sản xuất điện (điện sức gió), thả diều + Hại: Gió mạnh làm rụng hoa và quả non, giảm năng suất cây trồng (mận, xòai ....) Ớ ven biển miền Trung (nhất là ở Bắc Trung Bộ), gió thổi mạnh từ biển vào các cồn cát ven biển gây ra nạn cát bay, phủ lấp lên nhà cửa, đường sá, ruộng đồng Gió Lào khô nóng, gió Đông Bắc lạnh khô, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống n. CÂU HỎĨ TRẮC NGHIỆM 1/ Trả lời bằng cách điền vào chỗ Dụng cụ để đo khí áp là Trên Trái Đất, có đai khí áp Gió thổi từ hai đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo gọi là Tín phong và gió Tây ôn đởi tạo thành hai quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất Loại gió thổi quanh năm ở khu vực ôn đới là 2/ Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn Câu 1 Không khí nóng bốc lên từ mặt đất theo chiều thẳng đứng, chuyển động này không gọi là gió Đúng Sai Câu 2 Tất cả những chuyển động của không khí đều gọi là gió Đúng Sai Câu 3 Các đai áp thấp phân bố ở vùng vĩ độ thấp, các đai áp cao phân bố ở vùng vĩ độ cao Đúng Sai Câu 4 Tín phong còn gọi là gió Mậu dịch Đúng Sai Câu 5 Vào ban đêm, khí áp. ở vùng biển cao hơn vùng đất liền kế cận Đúng Sai Câu 6 Trên Trái Đất có mấy đai khí áp? 4 đai 5 đai 6 đai 7 đai Câu 7 Gió nào không phải là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất? Tín phong Gió Đông cực Gió Lào D. Gió Tây ôn đới Câu 8 Loại gió nào không thổi vào nước ta? Gió Tây ôn đới Tín phong Gió mùa Đông Bắc D. Gió Lào Câu 9 Tín phong là loại gió thổi quanh năm từ hai khu vực chí tuyến về xích đạo khu vực xích đạo về hai khu vực chí tuyến c. khu vực ôn đới về khu vực xích đạo D. khu vực xích đạo về khu vực ôn đới Câu 10 Địa điểm nào trong hình vẽ dưới đây có khí áp thấp nhất? c. c D. D ĐÁP ÁN 1/ a. khí áp kế, b. 7, c. Tín phong, d. hoàn lưu khí quyển, e gió Tây ôn đới 2/ 1 A, 2 B, 3 B, 4 A, 5 B, 6 D, 7 C, 8 A, 9 A, 10 D

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • ? mục I
  • ? mục II
  • Luyện tập
  • Vận dụng

? mục I

Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 42 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất.

- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

Giải thích tại sao đai khí áp ở xích đạo không chạy dọc theo dương xích đạo

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin trong mục 1 (Sự hình thành các đai khí áp).

Giải chi tiết:

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

Trả lời câu hỏi 2 mục I trang 43 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.

- Lấy ví dụ về sự thay đổi khí áp do các nguyên nhân kể trên.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Nguyên nhân thay đổi khí áp).

Giải chi tiết:

Những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp:

- Độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ.

- Nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi (nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm => khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng => khí áp tăng).

- Thành phần không khí: tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô => không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.

? mục II

Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 43 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.

- Trình bày đặc điểm các loại gió này.

Giải thích tại sao đai khí áp ở xích đạo không chạy dọc theo dương xích đạo

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin mục 1 (Các loại gió chính trên Trái Đất).

Giải chi tiết:

- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.

- Đặc điểm:

Gió Đông cực

+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.

+ Tính chất: lạnh và khô.

Gió Tây ôn đới

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: khô.

Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.

Trả lời câu hỏi 2a mục II trang 44 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày điều kiện hình thành gió biển và gió đất.

- Mô tả hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất.

Giải thích tại sao đai khí áp ở xích đạo không chạy dọc theo dương xích đạo

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.2 và đọc trong tin trong mục 2a (Gió biển, gió đất).

Giải chi tiết:

- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:

+ Vùng ven biển;

+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:

+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.

+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.

Trả lời câu hỏi 2b mục II trang 44 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.

- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

Giải thích tại sao đai khí áp ở xích đạo không chạy dọc theo dương xích đạo

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.3 và đọc thông tin mục 2b (Gió phơn).

Giải chi tiết:

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).

Trả lời câu hỏi 2c mục II trang 45 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi.

Giải thích tại sao đai khí áp ở xích đạo không chạy dọc theo dương xích đạo

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.4 và đọc thông tin mục 2c (Gió thung lũng, gió núi).

Giải chi tiết:

Đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi:

- Đặc điểm: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.

- Hoạt động: Ban ngày, gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.

=> Nguyên nhân: sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 45 SGK Địa lí 10

Em hãy lựa chọn và viết một đoạn văn ngắn tìm hiểu một loại gió địa phương ở Việt Nam theo gợi ý sau: phân bố, nguyên nhân hình thành, đặc điểm của gió.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Gió mùa Đông Bắc.

- Phân bố: miền Bắc nước ta.

- Nguyên nhân hình thành: do miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc.

- Đặc điểm gió mùa:

+ Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau màu đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam bị suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.