Giải bài tập sinh học 9 bài 47 năm 2024

Đa số các sinh vật bậc cao không sống đơn lẻ mà sống thành nhóm cá thể, bầy đàn. Khi nghiên cứu, người ta thấy rằng nhóm cá thể có quy định, đặc trưng cơ bản. Sau đây, Tech12h tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 47.

Giải bài tập sinh học 9 bài 47 năm 2024

A. Lý thuyết

I. Thế nào là một quần thể sinh vật?

  • Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

  • Là tỉ lệ giữa cá thể đực/ cá thể cái
  • Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đều giữa cá thể đực và cái

2. Thành phần nhóm tuổi

  • Các nhóm tuổi:

Giải bài tập sinh học 9 bài 47 năm 2024

  • Có 3 dạng tháp tuổi:

Giải bài tập sinh học 9 bài 47 năm 2024

3. Mật độ quần thể

  • Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
  • Mật độ thay đổi theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật

III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

  • Khi điều kiện môi trường thuận lợi, mật độ quần thể tăng cao

\=> Thiếu thức ăn, chỗ ở, bệnh tật, ....

\=> Mật độ điều chỉnh về mức cân bằng

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 142 - sgk Sinh học 9

Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Câu 2: Trang 142 - sgk Sinh học 9

Từ bảng sô lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì?

Với giải bài tập Sinh học lớp 9 Bài 47: Quần thể sinh vật chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh học 9 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Sinh học 9 Bài 47. Mời các bạn đón xem:

Mục lục Giải Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Video giải Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 139 sgk Sinh học 9: Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 47.1...

Xem lời giải

Câu hỏi trang 141 sgk Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau...

Xem lời giải

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 142 sgk Sinh học 9: Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể...

Xem lời giải

Bài 2 trang 142 sgk Sinh học 9: Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau...

Xem lời giải

Bài 3 trang 142 sgk Sinh học 9: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh...

Xem lời giải

Bài giảng Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 48: Quần thể người

Bài 49: Quần xã sinh vật

Bài 50: Hệ sinh thái

Bài 51-52: Thực hành: Hệ sinh thái

Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh 9 bài 47 giúp các em hiểu được kiến thức về khái niệm, đặc trưng của quần thể sinh vật. Giải Sinh 9 bài 47 Quần thể sinh vật được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

  1. Khái niệm quần thể sinh vật

+ Quần thể sinh vật là: tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

+ Ví dụ: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.

- Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1

- Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường…

+ Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.

+ Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở nhiệt độ > 320C sẽ nở thành con cái..

2. Thành phần nhóm tuổi

- Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

- Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.

+ Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.

+ Có 3 dạng tháp tuổi:

  • Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản → chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.
  • Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản → quần thể ở mức cân bằng ổn định.
  • Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản → quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

- Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.

3. Mật độ cá thể của quần thể

- Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Ví dụ:

- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…

-Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn…

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 47

Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 47.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Trả lời:

Ví dụQuần thể sinh vậtKhông phải quần thể sinh vậtTập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.XRừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.XTập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao.XCác cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.XCác cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng.XNhững cây ăn quả trong một khu vườnX

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 47 trang 142

Câu 1

Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Gợi ý đáp án

* Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

- Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, tập thể trong đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.

- Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an toàn.

* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

- Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.

- Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

Câu 2

Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.

Bảng 47.3: Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai

Loài sinh vậtNhóm tuổi trước sinh sảnNhóm tuổi sinh sảnNhóm tuổi sau sinh sảnChuột đồng50 con/ha48 con/ha10 con/haChim trĩ75 con/ha25 con/ha5 con/haNai15 con/ha50 con/ha5 con/ha

Gợi ý đáp án

Vẽ hình tháp

Giải bài tập sinh học 9 bài 47 năm 2024

Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.

Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.

Hình tháp của nai có dạng giảm sút.

Câu 3

Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Gợi ý đáp án

- Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

- Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.

- Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.