Giải bài tập hoá lớp 8 bài 2 trang 117 năm 2024

1. Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđro bằng tác dụng của axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) và kim loại kẽm (hoặc sắt =, nhôm).

2. Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. Nhận ra H2 bằng que đóm đang cháy.

3. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Gợi ý giải bài tập, câu hỏi bài 33 Hóa 8 trang 117: Điều chế khí hiđro – phản ứng thế (bài 1-5)

Bài 1. Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

  1. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
  1. 2H2O —điện phân→ 2H2 + O2
  1. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Giải bài tập hoá lớp 8 bài 2 trang 117 năm 2024
Những phản ứng hóa học dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm:

  1. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
  1. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Bài 2. Lập phương trình hóa học của phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

  1. Mg + O2 → MgO
  1. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
  1. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Hướng dẫn:

Advertisements (Quảng cáo)

  1. 2Mg + O2 → 2MgO

Phản ứng hóa hợp

  1. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Phản ứng phân hủy.

  1. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Phản ứng thế.


Bài 3. Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?

Đáp án: Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì trọng lượng khí oxi (32g) lớn hơn trọng lượng không khí (29g). Đối với khí hiđro thì không thể được vì trọng lượng khí hiđro rất nhẹ (2g) so với không khí (29g). Đối với khí H2 thì phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.


Bài 4 trang 117 Hóa 8: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng:

  1. Viết phương trình hóa học có thể điều chế hi đro;

Advertisements (Quảng cáo)

  1. Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để diều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?

Hướng dẫn:

  1. Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

  1. Số mol khí hiđro là: n = 2,24/22,4= 0,1 (mol)

Khối lượng kẽm cần dùng là: m = 0,1×65 = 6,5 (g)

Khối lượng sắt cần dùng là: m = 0,1×56 = 5,6 (g).


Bài 5. Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric.

  1. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
  1. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

Đáp án: a. Số mol sắt là: n = 22,4/56= 0,4 (mol)

Số mol axit sunfuric là: n = 24,5/98= 0,25 (mol)

Phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑

1mol 1mol 1mol

0,25mol 0,25mol 0,25mol

Theo phương trình phản ứng hóa học, cứ 1 mol sắt tác dựng thì cần 1mol H2SO4. Do đó, 0,25 mol sắt tác dụng thì cần 0,25 mol H2SO4.

Giải trang 117 VBT hoá 8 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 32

1. Sự khử. Sự oxi hóa

  1. Sự khử: Trong phản ứng hóa học giữa khí H2 và CuO ở nhiệt độ cao:

Quảng cáo

Giải bài tập hoá lớp 8 bài 2 trang 117 năm 2024

\({H_2} + CuO\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow Cu + {H_2}O\,\,\,\,\,(1)\)

Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong CuO

Trong phản ứng (1) xảy ra quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất CuO.

Ta nói đã xảy ra sự khử CuO tạo ra Cu.

Như vậy: Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử.

  1. Sự oxi hóa

Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa.

Trong phản ứng (1) xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O

2. Chất khử và chất oxi hóa

- H2 và C là chất khử vì là chất chiếm oxi

- CuO, O2 là chất oxi hóa vì là chất nhường oxi, bản thân oxi cũng là chất oxi hóa.

Kết luận

- Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử

- Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa

- Trong phản ứng của oxi với cacbon, bản thân oxi cũng là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa – khử

Sơ đồ biểu diễn quá trình khử và quá trình oxi hóa trong phản ứng (1)

Giải bài tập hoá lớp 8 bài 2 trang 117 năm 2024

Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học.

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học làm cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kim và công nghệ hóa học. Phản ứng oxi hóa - khử làm tăng hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Loigiaihay.com

  • Câu 1 phần bài tập học theo SGK – Trang 118 Vở bài tập hoá 8 Giải câu 1 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 118 VBT hoá 8. Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây: a. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác;...
  • Câu 2 phần bài tập học theo SGK – Trang 118 Vở bài tập hoá 8 Giải câu 2 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 118 VBT hoá 8. Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác dụng của mỗi phản ứng?...
  • Câu 3 phần bài tập học theo SGK – Trang 118 Vở bài tập hoá 8 Giải câu 3 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 118 VBT hoá 8. Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:...
  • Câu 4* phần bài tập học theo SGK – Trang 119 Vở bài tập hoá 8 Giải câu 4* phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 119 VBT hoá 8. Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và .... Câu 5* phần bài tập học theo SGK – Trang 119 Vở bài tập hoá 8

Giải câu 5* phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 119 VBT hoá 8. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxi và thu được 11,2 g sắt....