Gia tài của mẹ sáng tác năm nào năm 2024

Gia tài của mẹ sáng tác năm nào năm 2024

TTO - Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có quyết định liên quan đến việc danh ca Khánh Ly hát "Gia tài của mẹ" không đăng ký trước. Sở chỉ cảnh cáo, nhắc nhở sai phạm và không xử phạt hành chính.

Gia tài của mẹ sáng tác năm nào năm 2024

Ca sĩ Khánh Ly cùng các nghệ sĩ biểu diễn trong đêm nhạc "Dấu chân địa đàng" - Ảnh: M.V.

Ngày 1-7, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc thứ 2 với đại diện sân khấu Mây - In The Nest (P.7, TP Đà Lạt) liên quan việc danh ca Khánh Ly hát ca khúc "Gia tài của mẹ" không nằm trong danh mục đã đăng ký với cơ quan chức năng trước khi biểu diễn tại sân khấu này.

Tại buổi làm việc, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã quyết định không xử phạt hành chính, chỉ nhắc nhở, cảnh cáo đối với sân khấu Mây - In The Nest.

Đại diện Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết việc danh ca Khánh Ly hát ca khúc "Gia tài của mẹ" (sáng tác trước năm 1975) của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tình huống phát sinh trong đêm diễn. Sân khấu Mây - In The Nest thừa nhận thiếu sót của mình.

Tại buổi làm việc, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng yêu cầu đơn vị tổ chức biểu diễn nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tái diễn tình huống tương tự.

Cũng theo cơ quan này, theo quy định sẽ xử phạt tiền và các hình thức bổ sung, tuy nhiên sân khấu này mới vi phạm lần đầu nên chỉ nhắc nhở, cảnh cáo và hướng dẫn thêm để sân khấu hoàn thiện trong việc đảm bảo các quy định biểu diễn.

Sau buổi làm việc, đơn vị Mây - In The Nest đã viết cam kết về việc đảm bảo các quy định hoạt động tổ chức biểu diễn trong các chương trình kế tiếp.

Gia tài của mẹ sáng tác năm nào năm 2024

Đại diện sân khấu Mây - In The Nest tại buổi làm việc với Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: M.V.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, trong đêm nhạc "Dấu chân địa đàng", ca sĩ Khánh Ly đã hát ca khúc "Gia tài của mẹ" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đêm nhạc diễn ra tại sân khấu Mây - In The Nest (P.7, Đà Lạt) với sự tham dự của khoảng 1.000 người (tối 25-6). Ca khúc này không nằm trong danh mục 24 bài đăng ký biểu diễn trước đó.

Ông Trần Thanh Hoài, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng, cho rằng cơ quan chức năng chỉ thực hiện một nghiệp vụ quản lý liên quan đến hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật. Cuộc làm việc với sân khấu không liên quan đến nội dung ca khúc biểu diễn ngoài danh mục đăng ký.

42 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, chuyện phải xin phép và cần được phê duyệt mới có quyền biểu diễn một ca khúc, chuyện bị mời làm việc, phải giải trình vì...

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch (VHTTDL) tỉnh Lâm Đồng và đơn vị đặc trách An ninh chính trị nội bộ của Công an tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp điều tra vụ ca sĩ Khánh Ly biểu diễn ca khúc “Gia tài của mẹ” vào tối 25/6/2022 tại sân khấu Mây - In The Nest, tọa lạc ở phường 7, thành phố Đà Lạt.

Theo báo chí Việt Nam, sở dĩ những người xin phép thực hiện “Dấu chân địa đàng” (đêm nhạc dành riêng cho ca sĩ Khánh Ly biểu diễn tại địa điểm và vào thời gian như đã kể) bị mời làm việc, bị buộc giải trình vì “Gia tài của mẹ” nằm ngoài danh mục 24 ca khúc đã... xin phép biểu diễn và được phê duyệt (*).

***

“Gia tài của mẹ” do Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1965 và trở thành một trong những ca khúc được nhiều thế hệ hát khắp nơi ở miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa, sau tháng 4 năm 1975, khi miền Nam Việt Nam được... giải phóng, “Gia tài của mẹ” bị cấm phổ biến, biểu diễn chỉ vì nội dung thế này...

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu một trăm năm đô hộ giặc Tây hai mươi năm nội chiến từng ngày gia tài của mẹ, để lại cho con gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu một trăm năm đô hộ giặc Tây hai mươi năm nội chiến từng ngày gia tài của mẹ, một rừng xương khô gia tài của mẹ, một núi đầy mồ

Dạy cho con tiếng nói thật thà mẹ mong con chớ quên màu da con chớ quên màu da, nước Việt xưa mẹ mong trông con mau bước về nhà mẹ mong con lũ con đường xa ôi lũ con cùng cha, quên hận thù

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu một trăm năm đô hộ giặc Tây hai mươi năm nội chiến từng ngày gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu một trăm năm đô hộ giặc Tây hai mươi năm nội chiến từng ngày gia tài của mẹ, một bọn lai căng gia tài của mẹ, một lũ bội tình.

​***

42 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, chuyện phải xin phép và cần được phê duyệt mới có quyền biểu diễn một ca khúc, chuyện bị mời làm việc, phải giải trình vì xin tổ chức biểu diễn nhưng... thiếu cương quyết trong việc... chặn họng một ca sĩ đột nhiên muốn hát lại một trong những ca khúc từng giúp bà nổi tiếng lúc còn thanh xuân, đang song hành với những tuyên bố về sự ưu việt của... “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, về “hòa hợp, hòa giải”,... gì gì đó!

52 năm trước, lúc viết “Gia tài của mẹ”, dường như Trịnh Công Sơn chưa biết trong di sản của bà mẹ Việt Nam còn có... “một lũ” mà sự ngạo mạn, độc đoán vượt xa tiền nhân, hơn hẳn anh em, đồng bào. Sự ngạo mạn, độc đoán ấy khiến não trạng của “lũ” này trở thành đặc biệt nhạy cảm và y học hoàn toàn bất lực, người Việt đành chấp nhận chuyện “lũ” này... tự ngứa rồi buộc toàn dân phải... cùng... gãi theo đúng định hướng, bất kể anh em, đồng bào có muốn hay không!

Chú thích

(*) https://tuoitre.vn/danh-ca-khanh-ly-hat-gia-tai-cua-me-don-vi-to-chuc-bi-moi-lam-viec-20220629181246802.htm