Bá tước và hầu tước cái nào to hơn năm 2024

* Đọc các tài liệu nói về chế độ phong kiến ngày trước, tôi thấy có hai từ dễ nhầm lẫn là tước vị và phẩm hàm. Xin quý báo chỉ cho cách phân biệt. (Trần Văn Ngọc, Hải Châu, Đà Nẵng)

Bá tước và hầu tước cái nào to hơn năm 2024
Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại Quảng trường 3-2 (TP. Nam Định). Ảnh: Internet

- Theo Hán Việt từ điển trích dẫn, Tước 爵(danh từ) chỉ danh vị phong cho quý tộc hoặc công thần thời phong kiến. Thời xưa có 5 tước vị là: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam; về sau có thêm tước Vương, là tước vị cao nhất trong chế độ phong kiến. Tước vị là tôn hiệu của vua ban cho người trong hoàng tộc hay những người có công với đất nước, với triều đình.

Theo bài viết “Tước vị, phẩm hàm thời Phong kiến Việt Nam” đăng trên trang ngotoc.vn (Thông tin điện tử của Hội đồng Ngô tộc Việt Nam), từ triều đại Nhà Ngô, tài liệu cũ đã có nhắc đến tước Công, nhất là tước Lệnh Công. Năm 950 khi Ngô Xương Văn lật đổ được Dương Tam Kha giành lại ngôi báu, nể tình cậu cháu đã không giết Tam Kha, chỉ giáng xuống cho làm Chương Dương Công, còn ban cho đất làm thực ấp.

Đến đời Nhà Đinh, tài liệu cổ về đời này thấy ghi tước Vương và Quốc công. Quốc công là một tước vị dưới tước Quận vương.

Tước vị có 2 loại: tước có phong địa (tức kèm theo ban tặng đất đai) và không phong địa. Cách thức đặt tên tước là lấy tên đất được phong đặt trước tên tước. Ví dụ Hải Lăng Vương: Hải Lăng là tên đất (tên một quận), Vương là tên tước. Kiến An Vương: Kiến An là tên đất (một phủ thuộc tỉnh Định Tường cũ), Vương là tên tước. Trường hợp không phong địa thì đặt một mỹ tự được phong (từ có nghĩa đẹp) trước tên tước. Ví dụ Hưng Đạo Vương: Hưng Đạo là mỹ tự, Vương là tên tước. Thanh Quốc Công: Thanh là mỹ tự, Quốc Công là tên tước; Ích Quận Công: Ích là mỹ tự, Quận Công là tên tước.

Cũng theo Hán Việt từ điển trích dẫn, Phẩm 品 (danh từ) chỉ cấp bậc trong chế độ quan lại. Ngày xưa đặt ra chín phẩm, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, để phân biệt thứ bậc cao thấp. Đường quan là 5 phẩm cấp trên từ nhất phẩm đến ngũ phẩm; thuộc quan là quan cấp dưới từ lục phẩm đến cửu phẩm. Phẩm hàm thường được chia làm hai ban là Văn giai và Võ giai; mỗi phẩm hàm lại chia thành hai cấp bậc là Chánh và Tòng (còn gọi Tùng), tương đương cấp Chánh và Phó ngày nay.

Nhất phẩm là bậc quan cao nhất, đứng đầu triều đình thời xưa. Xếp sau đó là nhị phẩm.

Theo quan chế Minh Mạng (năm 1827 và sau này), ở hàm Chánh nhị phẩm, Văn giai gồm: Thượng thư (đứng đầu các Bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, về sau có thêm Bộ Học); Tổng đốc (đứng đầu một đơn vị hành chính gồm hai hay ba tỉnh, thành); Tả Hữu Đô ngự sử (chức quan phụ trách công tác giám sát tối cao ở Đô sát viện). Võ giai gồm: Thống chế; Đề đốc (thường được biết như các Đề đốc điều hành binh lính tại dinh hoặc tỉnh).

Ở hàm Tòng nhị phẩm, Văn giai gồm: Lục bộ Tả Hữu Tham tri; Tuần phủ (còn gọi là Tuần vũ); Tả Hữu Phó Đô ngự sử. Võ giai gồm: Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ; Cẩm y vệ Chưởng vệ sự; Khinh xa Đô úy; Phó Đề đốc.

Thấp nhất là hàm Cửu phẩm, thường được dùng để ban cho quan lại không chỉ ở triều đình mà còn ở các địa phương, làng xã.

Ở Việt Nam, do chính quyền trung ương mạnh nên các tước vị không được cha truyền con nối. Khi người được vua ban tước phạm lỗi lầm thì có thể bị xóa hoặc hủy bỏ tước vị.

Trong hệ thống tước vị Châu Âu (phiên từ Châu Á) có 5 cấp (Công tước,hầu tước,bá tước,tử tước và nam tước) thì từ hầu tước trở xuống đều có thể gọi là huân tước.Vì chỉ có Công tước mới có đất phong đúng nghĩa feudality (có triều đình quan lại như công tước xứ Toscan đỡ đầu cho Galilei).Còn các tước kia không có đất phong,có chức danh cho vui,ai muốn buôn bán ,mua đất làm thái ấp gì mặc kệ.Nên cái tước đó cũng giống Viện sĩ danh dự,chủ tịch danh dự,không có thực quyền,nếu vị Lord đó không tham chính,hoặc không có tài sản lớn.

Ở Việt nam,có tước Vương,Công,Hầu,Bá,Tử,Nam.

Tước Vương: Dành cho Hoàng tử. Cách đặt tước Vương là lấy tên phủ làm tên hiệu kèm theo chữ Vương. Ví dụ Kiến Hưng Vương. Con của hoàng tử cũng được tước Vương nhưng lấy tên huyện kèm theo chữ Vương như Hải Lăng Vương.

Tước Công: Dành cho các con hoàng thái tử và thân vương. Tước Công gồm một mỹ tự và từ ngữ Công như Triệu Khang Công.

Tước Hầu: Dành cho con trưởng của tự thân vương hay thân công được phong. Tước hầu gồm một mỹ tự và từ ngữ Hầu như: Vĩnh Kiến Hầu.

Tước Bá: Dành cho các hoàng thái tôn, các con của tự thân vương, tự thân công, con trưởng của thân công chúa. Tước Bá gồm một mỹ tự và chữ Bá. Ví dụ Tĩnh Cung Bá.

Tước Tử Thuộc hàng chánh nhất phẩm, dành cho các con thứ của thân công chúa, con trưởng tước hầu, tước bá. Tước tử gồm một mỹ từ và chữ Tử. Ví dụ Kiến Xương Tử.

Tước Nam: Được coi như hàng tòng nhất phẩm, dành cho con trưởng của thân công chúa được truy tặng, con thứ của tước hầu, tước bá. Tước Nam gồm một mỹ từ và chữ Nam. Ví dụ Quảng Trạch Nam.

Về phẩm trật, năm 1471, vua Lê Thánh Tôn ấn định cửu phẩm. Mỗi phẩm lại chia làm hai bực: chánh và tùng. Để định vị trí cao thấp của hệ thống tên tước, phải căn cứ vào đơn vị tư. Người càng có nhiều tư thì càng có tước cao. Tư là đơn vị của hàng tùng cửu phẩm. Cửu phẩm là hàng thấp nhất có 1 tư. Cao hơn là chánh cửu phẩm có 2 tư. Hàng tùng bát phẩm có 3 tư. Hàng chánh bát phẩm có 4 tư. Như vậy hàng cao nhất là chánh nhất phẩm có 18 tư. Hệ thống cửu phẩm dành cho quan chức nhỏ và thường dân.

Bên trên hệ thống cửu phẩm, còn có 6 tước được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là: nam tước, tử tước, bá tước, hầu tước, quận công, quốc công. Những người được phong các tước trên, mỗi người sẽ được thêm một tư. Như vậy nam tước có 19 tư và quốc công có 24 tư. Hệ thống tên tước của triều Lê được áp dụng dưới triều Nguyễn và còn được bổ túc thêm nhiều tước vị.

Bảng Phẩm Trật Và Số Tư Dưới Triều Lê Thánh Tông

Quốc công : 24 tư

Quận công : 23 tư

Hầu tước : 22 tư

Bá tước : 21 tư

Tử tước : 20 tư

Nam tước : 19 tư

Nhất phẩm/ Hàng chánh: 18 tư/ Hàng tùng : 17 tư

Nhị phẩm/ Hàng chánh: 16 tư/ Hàng tùng : 15 tư

Tam phẩm/ Hàng chánh : 14 tư/ Hàng tùng : 13 tư

Tứ phẩm/ Hàng chánh : 12 tư/ Hàng tùng : 11 tư

Ngũ phẩm/ Hàng chánh : 10 tư/ Hàng tùng : 9 tư

Lục phẩm/ Hàng chánh : 8 tư/ Hàng tùng : 7 tư

Thất phẩm/ Hàng chánh : 6tư/ Hàng tùng : 5 tư

Bát phẩm/ Hàng chánh : 4 tư/ Hàng tùng : 3 tư

Cửu phẩm/ Hàng chánh : 2 tư/ Hàng tùng : 1 tư

4. Các Trường Hợp Được Ban Tên Tước: Vua thường ban tên tước cho ba trường hợp sau đây:

  1. Người giữ chức vụ quan trọng: Những người giữ chức vụ quan trọng trong triều đình thường được vua phong cho một tước.Ví dụ Trần Quốc Tuấn có chức Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh quân đội, nhưng cũng được phong tước Hưng Đạo Vương.
  1. Người trong hoàng tộc và những công thần: Người trong hoàng tộc và những người có công với quốc gia được vua tặng tên tước. Dưới triều Nguyễn, các hoàng tử đều được phong tước vương, quận vương, công hay quận công. Cách thức đặt tên tước là vua chọn một địa danh của tỉnh, phủ, huyện, xã rồi thêm tên tước vào, với ngụ ý người đó có quyền tại địa phương ấy. Sách Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ ghị rõ nguyên tắc phong tước như sau: Phàm người được phong tước có đất làm thái ấp, nhự Thân Vương thì lấy tên tỉnh; Quận Vương, Thân Công, Quốc Công, Quận Công thì lấy tên phủ; Huyện Công, Huyện Hầu thì lấy tên huyện; Hương Công, Hương Hầu, Ðình hầu thì lấy tên xã. Dưới nữa theo chức mà gọi ”

Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, mỗi ông đều có tên tước. Xin trích dẫn một số tước vị làm ví dụ:

Miên Định/ Ðịa Danh và Tên Tước: Thọ Xuân Vương

Miên Nghi/ Ðịa Danh và Tên Tước: Ninh Thuận Quận Vương

Miên Hoành/ Ðịa Danh và Tên Tước: Vĩnh Tường Quận Vương

Miên Áo/ Ðịa Danh và Tên Tước: Phú Bình Công

Miên Thần/ Ðịa Danh và Tên Tước: Nghi Hào Quận Công

Miên Phú/ Ðịa Danh và Tên Tước: Phù Mỹ Quận Công

Miên Thủ/ Ðịa Danh và Tên Tước: Hàm Thuận Quận Công

Miên Thẩm/ Ðịa Danh và Tên Tước: Tùng Thiện Quận Công

Riêng những người trong hoàng tộc, khi được phong tước, còn được hưởng bổng lộc của triều đình. Vào năm 1840, vua Minh Mạng quy định bảng bộc lộc hàng năm cấp cho những người được phong tước trong hoàng tộc.

Tên Tước/ Tiền (quan)/ Gạo (phương)

Thân Vương / 1500/ 1200

Quận Vương/ 1200/ 1000

Thân Công/ 1000/ 800

Quận công/ 700/ 500

Huyện Công/ 500/ 350

Hương Công/ 450/ 300

Huyện Hầu/ 180/ 100

Kỳ Nội Hầu/ 180/ 100

Kỳ Ngoại Hầu/ 170/ 90

Đình Hầu/ 160/ 80

Trợ Quốc Khanh/ 150/ 70

Tá Quốc Khanh/ 150/ 70

Phụng Quốc Khanh/ 130/ 60

Trợ Quốc Uý/ 45/ 35

Tá Quốc Uý/ 42/ 32

Trợ Quốc Lang/ 38/ 28

Tá Quốc Lang/ 36/ 26

Phụng Quốc Lang/ 34/ 24

Tên tước không những được phong cho các người còn sống, mà cho cả những công thần đã chết. Thí dụ linh mục Trần Lục, chánh xứ Phát Diệm, tạ thế năm 1899. Đến năm 1925, vua Khải Định xét tiểu sử thấy linh mục có công dưới triều Tự Đức, nên phong cho ngài: Phát Diệm Nam Tước.Hi.

- Giải thích thêm: -Thân vương:Các hoàng tử được phong tước vương gọi là thân vương. -Tự thân vương:Người kế nghiệp của thân vương (thế tử) được phong vương gọi là tự thân vương. -Các Vương nếu không tham chính (vào làm việc trong triều đình) thì vẫn giữ nguyên tước Vương,nếu vào nắm quyền trong triều đình thì xưng giảm xuống 1 bậc,gọi là Công.Ví dụ Hưng Đạo Vương khi nắm quyền Tiết chế quân đội thì gọi là Quốc Công.

Last edited by a moderator: 6/8/15

  • xemdi

    Thành viên mới Tham gia ngày: Aug 2009 Bài gởi: 15 Xin cảm ơn: 2 Được cảm ơn 44 lần trong 7 bài Chào bạn, mình không có kiến thức quy củ nhưng xin ráng xem biết tới đâu nói tới đó. Trước tiên phải nói bạn nên đặt đúng hệ thống tước quý tộc theo từng thời kỳ vì ý nghĩa của chúng cũng thay đổi theo thời gian, còn mang so sánh Đông Tây thì rất khó nữa vì tổ chức xã hội mỗi nơi khác nhau. Quay lại cái gốc của hệ thống quý tộc phong kiến, đây là nói cho thời Trung Cổ thôi nhé: - Giả sử bạn là chúa tể toàn quyền một xứ (thông thường nghĩa là bạn có quyền thu thuế, quyền trưng quân, quyền xét xử), tự lập thành 1 nước, bạn sẽ xưng là King. Chữ King này dịch ra là Vua, đơn giản như đang giỡn. - Giả sử bạn đất đai thừa mức, con cái đề huề, bạn có thể cắt một góc cho hẳn một đứa con độc lập ở đó, khỏi chung chạ với mấy đứa khác. Ban đầu nó sẽ xưng là Prince. Thế là bắt đầu có chút lung tung, vì mấy đứa con của bạn không có đất phong riêng cũng được gọi là prince (không có "of" cái gì cả). Và con cháu của cái đứa con bạn sau này nó cai trị vùng đất nho nhỏ ấy nó cũng xưng Prince hoài mặc dù thực chất nó đã làm vua chứ không còn là con vua (vd: Prince of Orange, Prince of Poland, Prince of Monaco). Sau thời Trung Cổ, qua thời đận đại tới nay thì thái tử nước Anh được ban tước Prince of Wales nhưng lại không cai trị thực sự. Do đó chữ Prince mà dịch thì khá lung tung, có khi dịch là hoàng tử (ý là con vua), có khi dịch là Ông Hoàng (chắc ý nói nó là ông hoàng riêng một cõi) có khi phải dịch là Vương mới đúng ý. Bạn đọc "A Song of Ice & Fire" sẽ thấy có dòng họ của Doran Marten đời đời cai trị đảo Dorne nhưng họ chỉ xưng là Prince. - Có khi bạn đánh trận chiếm được thêm cục đất đâu đó xa xôi. Vì lý do địa lý cách trở, văn hóa khác biệt không thể sát nhập vào hệ thống hành chính của nước bạn. Để tiện cai trị bạn bèn phong một thằng đệ tử ở đó làm Viceroy, dịch là Phó Vương. Nó sẽ gần giống như vua riêng của xứ đó ngoại trừ việc trên danh nghĩa nó là chư hầu của bạn. Ví dụ Bồ Đào Nha đặt chức Viceroy cai trị Goa. - Bạn chia đất đai của mình cho tay chân đệ tử trực tiếp, đám đó được gọi chung là Baron, dịch là lãnh chúa vì mỗi đứa quản lý một vùng đất riêng. Nhưng bọn này phải thần phục bạn, nộp thuế cho bạn, mang quân góp cho bạn khi cần và chịu xự xét xử của bọn nên chúng không phải vua. Trong đám lãnh chúa, bạn muốn phân cấp để thấy tao yêu tao ghét đứa nào hơn hay đứa nào quan trong hơn đứa nào nên bạn mới đặt thêm vài từ trang điểm như duke-marquis-count-earl. Kiểu như người thân gia đình thì phong là duke (hay dịch là công tước hay quận công), xếp hạng cao quý hơn. Những đứa người ngoài nhưng quân mạnh tiền nhiều, trấn thủ chỗ quan trọng thì gọi là marquis, kém tí thì gọi là count hay earl. Cả đám bình thường còn lại không có tên gì mới thì vẫn gọi là baron. Do đó khi nói baron có thể vừa là gọi chung tầng lớp lãnh chúa nói chung (gọi là huân tước), vừa là nói cái đám ở cấp thấp nhất không có tên khác (bị dịch là Nam tước). Ở Việt Nam/ Trung Quốc thì vì nhà Thanh, nhà Nguyễn xài hệ Công-Hầu-Bá-Tử-Nam cho giới quý tộc nên người ta phiên Duke=> Công, Marquis=> Hầu, Earl/Count=>Bá, Viscount=>Tử, Baron=>Nam. Nhưng khác nhau là từ Duke cho tới Baron trong thời Trung Cổ là nhưng lãnh chúa chủ đất thật sự. Còn từ thời Phục Hưng trở đi nhà nước trung ương các nơi mạnh lên, chế độ lãnh chúa tan dần nên đám Duke-Baron sau thời Phục Hưng chủ yếu là tước vị sang trọng cho vui thôi, rất giống đám Công-Hầu-Bá-Tử-Nam của nhà Thanh và nhà Nguyễn chỉ là tước vị lãnh bổng lộc chứ không có đất đai cai trị riêng. - Đám baron lãnh chúa tất nhiên phải tuyển một một mớ tay chân quân đội riêng của chúng để quản lý mảnh đất đã được bạn phân chia. Chúng đặt tước hiệu cho bọn đệ tử của chúng là Knight, thường được dịch là Hiệp Sĩ, đặt ra tước hiệu để xếp hạng bọn Knight bên trên bình dân ngoài đường. Bọn Knight này thần phục bọn Baron, gọi bọn Baron là Lord, dịch là chúa cũng ok. Vì bọn knight gọi bọn baron là Lord nên Lord trở thành tiếng gọi trang trọng lịch sự cho bọn Baron nói chung. Trong xã hội sẽ lịch sự gọi bọn baron là Lord Này, Lord Nọ. Ngay bản thân bạn là vua, nhưng giữa triều đình thay vì gọi "lũ nhân viên kia", bạn cũng sẽ gọi "my lords". Thành ra lord dịch nôm na là lãnh chúa hoặc dịch màu mè là huân tước đều ok vì bản chất thời Trung Cổ là bọn có tước thì có đất. OK, phương Tây trời Trung Cổ thì ông vua chia đất cho lãnh chúa cai trị, đặt tước như vậy. Đến thời Phục Hưng trở đi thì nhà nước trung ương rút dần quyền của địa phương. Vẫn còn việc đặt tước phong đất ban thưởng (vd bạn Wellesley đánh thắng trận Waterloo được phong làm Duke of Wellington) nhưng thường là người nhận tước với ý nghĩa tôn vinh nhiều hơn, có khi được hưởng một phần thuế của vùng đất ấy, có khi không. Đến hôm nay thì các tước hiệu chỉ còn thuần túy ý nghĩa trang trí tôn vinh mà thôi. Ấy là phương Tây. Phương Đông thì lộn xộn không kém, cả hai mặt hệ thống tước hiệu và thực quyền: - Về tước hiệu, thời nhà Chu hình như cũng chia Công-Hầu-Bá-Tử-Nam. Thời Hán vua xưng hoàng đế nên trong dòng họ có thể phong vương, ngoài họ thì chỉ có hầu, chia mấy bậc hương hầu - huyện hầu - đình hầu, ví dụ Quan Vân Trường được phong Hán Thọ Đình Hầu. Đời nhà Thanh lại có đầy đủ Vương-Công-Hầu-Bá-Tử-Nam. - Về thực quyền, thời nhà Chu ở Trung Quốc, phong tước gắn liền với chia đất, thành ra có một bọn Tần Tấn Tề Sở... lung tung lên. Đến thời nhà Hán Vũ đế thì dẹp việc chia đất lại, đứa nào phong tước thì mang cho vui, có khi được hưởng một phần thuế đất ấy, có khi không. Nên ví dụ lúc Đường Cao Tổ Lý Uyên tại vị, phong con là Lý Thế Dân làm Tần Vương nhưng tước đó gọi cho vui thôi, chả có ý nghĩa gì cả vì ông vua cha đang sờ sờ cai trị đất Tần. - Trên thực tế, có tay nào tự nổi dậy độc lập một phương thì cũng xưng vương. Như Tôn Quyền xưng Ngô Vương. Sếp có xưng vương thì mới có tư cách phong hầu cho đệ tử. Nên thường đám đệ tử hay xúi sếp xưng vương để mình được thơm lây. Việt Nam thì hình như xưa giờ phong tước là để trang điểm thôi chứ không có chia đất. Thời Lý thời Trần có cắt đất gọi là đất thang mộc cho quý tộc, ví dụ Trần Liễn-Trần Quốc Tuấn được phong ở Vạn Kiếp nhưng mức độ phân quyền không mạnh như phương Tây thời Trung Cổ.

    Công tước và bá tước ai cao hơn?

    Tất cả có 6 tước được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là: Nam tước, Tử tước, Bá tước, Hầu tước, Quận công và Quốc công. Cả tước Quốc công và Quận công chỉ được vua ban cho những người trong hoàng tộc và những người có công với quốc gia. Nếu không phải người có công lao, danh vọng lớn, thì không được dự phong.

    Công tước rồi đến gì?

    Hoàng gia Anh có các bậc tước vị được phong từ cao xuống thấp, lần lượt là: Công tước, hầu tước, bá tước, tử tước và nam tước. trong đó, quyền lực tối cao nhất nằm trong tay Công tước, chữ ký của Công tước ngầm định cho tên của Lãnh thổ mà họ sở hữu. Hầu tước là tước vị cao thứ hai trong gia đình hoàng tộc.

    Bá tước là người như thế nào?

    Bá tước là một tước hiệu quý tộc ở các quốc gia Châu Âu. Trong tiếng Anh từ count có nghĩa là "bá tước", bắt nguồn từ tiếng Pháp comte, từ này lại có nguồn gốc tiếng Latin comes - trong "thể đối cách" comitem của từ này có nghĩa là "người thân cận", sau đó là "người thân cận của hoàng đế, người ủy quyền của hoàng đế".

    Nữ hầu tước là gì?

    Tại châu Âu, Hầu tước (hay Nữ hầu tước nếu là phụ nữ) (UK: /ˈmɑːrkwis/; Pháp: "marquis", /mɑːrˈkiː/). Đây là tước vị tương tự như phó Công tước – Người thay mặt Công tước điều hành Lãnh thổ. Tước vị này được sử dụng nhiều ở khu vực nước Nga trước khi thành Đế quốc Nga (1721).