Ghép tế bào gốc bao nhiêu tiền năm 2024

Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế thống nhất kế hoạch tiến hành điều trị hóa chất theo phác đồ nguy cơ cao, thu hoạch tế bào gốc, phẫu thuật bóc u và tiến hành ghép tế bào gốc (ghép tủy).

Ghép tế bào gốc bao nhiêu tiền năm 2024
Sức khỏe cháu N. đã ổn định. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Ngày 20/5, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc và làm thủ tục ra viện cho bệnh nhi H.C.N, 5 tuổi, trú tại thị trấn Krong Klang, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị, bị mắc bệnh u nguyên bào thần kinh.

Tháng 5/2020, bệnh nhi H.C.N, nhập viện trong tình trạng nôn mửa, ăn uống kém, đau bụng, bụng chướng căng. Trẻ được tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm và được chẩn đoán u nguyên thần kinh nguy cơ cao.

Sau khi hội chẩn toàn viện, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế thống nhất kế hoạch tiến hành điều trị hóa chất theo phác đồ nguy cơ cao, thu hoạch tế bào gốc, phẫu thuật bóc u và tiến hành ghép tế bào gốc (ghép tủy).

Sau khi thông báo kế hoạch điều trị, gia đình cháu rất lo lắng vì không có kinh phí để ở lại điều trị cũng như để ghép tủy. Bệnh viện Trung ương Huế đã kêu gọi và hỗ trợ toàn bộ chi phí ghép tủy, ăn uống cho bệnh nhi với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng.

[Chữa trị bệnh nhi tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh mơ hồ giới tính]

Trong quá trình thực hiện ghép tủy phải sử dụng hóa chất liều cao, cháu bé có biểu hiện loét niêm mạc miệng, nhiễm trùng sau ghép, nhưng với sự theo dõi sát sao và điều trị tích cực, bệnh nhi đã phục hồi nhanh chóng.

Chị Hồ Thị Thơm, mẹ của cháu N. xúc động chia sẻ lúc ở nhà, cháu hay nôn và bụng to dần, gia đình nghĩ cháu không thể sống được.

Thế nhưng, các y bác sỹ ở Bệnh viện Trung ương Huế đã tận tình chữa trị, chăm sóc đến nay sức khỏe của cháu đã ổn định. Bệnh viện còn hỗ trợ gia đình tiền viện phí và ăn ở.

Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh viện đã thực hiện ghép tủy tự thân cho 8 cháu, trong đó 7 cháu bị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao và một cháu u nguyên bào võng mạc di căn.

Hiện tại, bệnh viện đang ghép tủy ca thứ 9 bị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Thời gian sắp tới, bệnh viện tiếp tục thực hiện ghép tế bào gốc tự thân cho các bệnh nhân liên quan bệnh lý: non hodgkin lymphoma tái phát, u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao.

U nguyên bào thần kinh là ung thư hệ thần kinh giao cảm, một dạng u đặc phổ biến nhất của trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 7% đến 8% của tất cả các loại ung thư ở trẻ em.

Với sự phát triển không ngừng của ngành y học tái tạo, phương pháp cấy tế bào gốc ra đời đã mang đến nhiều thành tựu vượt trội trong lĩnh vực điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, làm đẹp, thẩm mỹ, phòng ngừa bệnh và trẻ hoá toàn diện. Vậy liệu trình cấy tế bào gốc bao nhiêu tiền? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Cấy ghép tế bào gốc là gì?

Ghép tế bào gốc bao nhiêu tiền năm 2024
Nuôi cấy tế bào gốc trước khi cấy ghép

Chức năng đặc biệt của tế bào gốc là tạo ra những tế bào mới cung cấp cho cơ thể. Khi cơ thể bị tổn thương, suy yếu, tế bào gốc sẽ bắt đầu hoạt động để sửa chữa những tế bào thiếu hụt, thương tổn hoặc thay thế các tế bào mất đi bằng tế bào mới.

Nhờ vào những đặc tính đó, liệu pháp cấy ghép tế bào gốc được nghiên cứu và ứng dụng là quá trình thay thế các tế bào gốc bất thường bằng những tế bào gốc khỏe mạnh. Hiện nay, có hai loại cấy ghép tế bào gốc bao gồm: tự thân và đồng loài.

  • Phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân sử dụng tế bào gốc của chính mình được thu thập và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
  • Phương pháp cấy ghép tế bào gốc đồng loài sử dụng tế bào gốc từ người hiến tặng phù hợp, đạt chất lượng tốt, có thể là họ hàng (như người anh chị em trong gia đình).

Đối với phương pháp này, các tế bào gốc sẽ được nuôi cấy, tăng sinh dưới quy trình khắt khe và công nghệ hiện đại. Khi đạt số lượng và chất lượng nhất định, tế bào gốc sẽ được đưa trở lại vào cơ thể người bệnh.

2. Tế bào gốc được thu nhận từ đâu?

Ghép tế bào gốc bao nhiêu tiền năm 2024
Nguồn thu nhận tế bào gốc

Tế bào gốc có ở khắp nơi trên cơ thể như tủy xương, mô mỡ, dây rốn trẻ sơ sinh, nhau thai, dịch ối,.. Tuy nhiên, dựa trên tính sẵn có, dễ dàng thu thập, an toàn, ít xâm lấn và giảm thiểu chi phí, các nguồn tế bào gốc thường được thu nhận và ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất bao gồm: Tủy xương, máu ngoại vi, mô mỡ và dây rốn của trẻ sơ sinh.

3. Tế bào gốc được cấy ghép cho cơ thể người khi nào?

Đối với liệu pháp cấy ghép tế bào gốc, lựa chọn thời điểm chuẩn là vô cùng quan trọng với người cần điều trị. Thông thường, thời điểm sẽ được lựa chọn dựa vào:

  • Khi sức khoẻ người bệnh được điều chỉnh ở trạng thái tốt nhất: Theo sự tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, rèn luyện, tăng cường miễn dịch,...
  • Khi tế bào gốc đã trải qua quá trình hoạt hoá và đảm bảo đúng đủ chất lượng và số lượng theo phác đồ điều trị.

4. Cấy tế bào gốc bao nhiêu tiền?

Các liệu trình cấy ghép tế bào gốc được đưa ra riêng biệt với mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Do đó, giá cho mỗi liệu trình cấy tế bào gốc thường khác nhau, dao động khoảng từ 200 – 300 triệu đồng cho một ca cấy ghép tự tế bào gốc tự thân. Đối với ghép tế bào gốc đồng loài ( hoặc đồng loại) thì chi phí có thể lên đến 600 triệu đồng.

Trong khi đó, chi phí ghép tế bào gốc tự thân ở Singapore lên đến 100.000 USD. Và 150.000 đến 200.000 USD cho ca ghép tế bào gốc đồng loài( hoặc đồng loại) Con số này đắt hơn 10 lần so với mức chi phí ghép tế bào gốc ở Việt Nam.