Em hãy cho biết Ngày Trái Đất đó quốc gia nào khởi xướng

Tác phẩm Thông tin về ngày Trái đất năm 2000 Ngữ văn lớp 8 sẽ trình bày nội dung của việc bảo vệ môi trường, giới thiệu sơ lược về tác giả. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Tác phẩm Thông tin về ngày Trái đất năm 2000

Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay dã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô với nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.

Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.

Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ [1] của pla-xtíc [2]. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi [3] gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin [4] có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết [5], giảm khả năng miễn dịch [6], gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh [7] cho trẻ sơ sinh.

Vì vậy chúng ta cần phải:- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu [8] chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gọi thực phẩm.

- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp [9] cho vấn đề sử dụng bảo vệ trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.

Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!

Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.

Hãy cùng nhau hành động: “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.[1] Phân hủy: (hiện tượng một chất) phân chia thành những chất khác nhau, không còn mang tính chất của chất ban đầu.[2] Pla-xtíc: chất dẻo.[3] Ca-đi-mi: một kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng.[4] Đi-ô-xin: chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm.[5] Tuyến nội tiết: tuyến mà chất tiết ra của nó ngấm thẳng vào máu, có tác dụng bảo đảm hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.[6] Miễn dịch: (trạng thái của cơ thể) chống lại được một bệnh nào đó.[7] Dị tật bẩm sinh: hiện tượng biến đổi bất thường về hình dạng của bộ phận nào đó trong cơ thể (dị tật) đã có từ khi sinh ra (bẩm sinh).[8] Giảm thiểu: bớt đi một ít, giảm bớt.

[9] Giải pháp: cách giải quyết một vấn đề.

(Theo tài liệu của Sở Khoa học – công nghệ Hà Nội)
 

1. Thông báo về sự ra đời của Ngày Trái Đất năm 2000

- Một số sự kiện được thông báo

   + Ngày 22- 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất.

   + Có 141 nước tham gia.

   + Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì nilông.

⇒ Thông qua những con số, ngày tháng cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể ⇒ lời thông báo trực tiếp ngắn gọn dễ hiểu dễ nhớ.

⇒ Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất

2. Tác hại của bao bì ni lông và một số giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông

a. Những tác hại của bao bì ni lông

- Với môi trường: Gây hại cho môi trường vì đặc tính không phân huỷ của nó, chúng có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm

   + Lẫn vào đất dẫn đến cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật, cỏ dẫn đến xói mòn.

   + Vứt xuống cống làm tắc đường dẫn nước thải, lây truyền dịch bệnh.

   + Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải

- Với con người

   + Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi...

   + Khí độc thải ra gây ngộ độc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...

⇒ Liệt kê, phân tích trên cơ sở thực tế và khoa học ⇒ Dùng bao bì ni lông bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.

b. Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ni lông

- Khẳng định các biện pháp như: chôn lấp, đốt, tái chế đều không triệt để

- Giải pháp:

   + Thay đổi thói quen sử dựng, giặt bao bì ni lông để dùng lại

   + Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết

   + Sử dụng các túi đựng bằng giấy, bằng lá, nhất là khi đựng thực phẩm

   + Tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của bao bì ni lông ⇒ hạn chế tối đa việc dùng bao bì ni lông.

⇒ Các giải pháp đưa ra hợp lí, có tính khả thi cao

c. Lời kêu gọi về việc bảo vệ môi trường

- Mọi người hãy quan tâm đến trái đất hơn

- Hãy bảo vệ trái đât trước nguy cơ ô nhiễm môi trường

- Hãy cùng nhau hành động một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

Ngày Trái Đất là một trong những ngày thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường lớn nhất trên toàn cầu. Ngày này được rất nhiều các quốc gia tham gia hưởng ứng, trong đó có Việt Nam. Vậy ngày Trái Đất là gì? Ngày Trái Đất 2021 là ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi, để giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Ngày Trái Đất là gì? Ngày Trái Đất 2021 là ngày nào?

Ngày Trái Đất là ngày nhằm nâng cao nhận thức của con người đối với các giá trị của môi trường tự nhiên, của Trái Đất. Nó được bắt nguồn từ một cuộc hội thảo về môi trường, tổ chức lần đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 do thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson khởi xướng. Sau đó, một tổ chức được thành lập bởi Denis Hayes đã đưa ngày này lên tầm quốc tế năm 1990, được tổ chức ở 141 quốc gia.

Em hãy cho biết Ngày Trái Đất đó quốc gia nào khởi xướng
Ngày 22 tháng 4 là ngày Trái Đất xanh hàng năm

Hiện nay, ngày Trái Đất được điều phối toàn cầu bởi “mạng ngày Trái Đất” (Earth Day Network) và được tổ chức mỗi năm tại 192 quốc gia. Trên thế giới, nhiều cộng đồng còn hưởng ứng ngày này bằng cách tổ chức “tuần Trái Đất”, một tuần xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức tuyên bố lấy ngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day). Do đó, ngày Trái Đất 2021 sẽ diễn ra vào ngày thứ năm 22/4/2021.

Lý giải về cái tên “ngày Trái Đất”, Nelson cho biết cái tên này xuất phát từ đề xuất của Koenig là một thành viên trong tổ chức của ông năm 1969. Ý tưởng này đến do ngày sinh nhật của ông trùng với ngày được chọn, 22 tháng 4 “Earth day” vần với “Birthday”, thể hiện một mối quan hệ tự nhiên giữa ông và Trái Đất.   

=> Tham khảo thêm: 30/4 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử và các sự kiện kỷ niệm ngày lễ này hàng năm

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Trái Đất

Nguồn gốc của ngày Trái Đất 

Trên thực tế, đã có 2 ngày Trái Đất được tổ chức trong cùng năm 1970. Ngày Trái Đất đầu tiên, được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 năm 1970 ở Bắc bán cầu do ông John McConnell khởi xướng. Sau đó, trong một lời tuyên bố của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc U Thant đã công nhận ngày này là một ngày hành động toàn cầu, lấy tên là ngày Trái đất Quốc tế.  Ngày nay, ở nhiều thành phố như San Francisco và các thành phố khác ở California vẫn tổ chức các hoạt động để hưởng ứng ngày này.

Em hãy cho biết Ngày Trái Đất đó quốc gia nào khởi xướng
Ngày 22/4 là ngày nhân loại toàn cầu hướng đến môi trường

Ngày Trái Đất thứ hai, được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 sau lời kêu gọi tổ chức một cuộc hội thảo về môi trường của Gaylord Nelson – một thượng nghị sĩ đến từ Wisconsin, Hoa Kỳ. Năm đó đã có hơn 20 triệu người tham gia hưởng ứng và ngày Trái Đất chính thức được lấy vào ngày 22 tháng 4 hàng năm với trên 500 triệu người và trên 175 quốc gia. 

Gaylord Nelson là một nhà hoạt động môi trường và giữ vai trò là người lãnh đạo tổ chức các sự kiện, mong muốn sự hỗ trợ chính trị cho một chương trình nghị sự về môi trường. Ông là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa đến từ các vị trí lãnh đạo. 

Trong một chuyến đi đến Santa Barbara Channel, sau sự cố tràn dầu khủng khiếp ngoài khơi năm 1969. Đồng thời, tức giận trước sự tàn phá nặng nề và sự hỗ trợ chậm chạp của chính quyền Washington. Nelson đã truyền bá ý tưởng về ngày Trái Đất, đề xuất một cuộc hội thảo quốc gia về các vấn đề môi trường dưới sự giám sát bởi mọi trường đại học trên toàn nước Mỹ.

Trong các cuộc hội thảo, ông đã lấy những hiệu quả về Chiến tranh Việt Nam để làm mẫu. Sau đó, ngày Trái Đất được đề xuất đầu tiên ở trong một báo cáo gửi JFK bởi Fred Dutton. Tuy nhiên, Gaylord Nelson đã quyết định đi ngược lại với cách tiếp cận từ trên xuống của Dutton, lựa chọn cách giải quyết vấn đề bằng nỗ lực phi tập trung. Tức là quần chúng, trong đó mỗi cộng đồng sẽ tự hình thành các hoạt động của họ xoay quanh vấn đề bảo vệ môi trường.

Em hãy cho biết Ngày Trái Đất đó quốc gia nào khởi xướng
Hình thành các cộng đồng tự hoạt động bảo vệ môi trường từ cuộc hội thảo của Gaylord Nelson

Kết quả thu được của ngày Trái Đất đầu tiên năm 1970,  có sự tham gia hưởng ứng của hơn hai nghìn trường đại học, cao đẳng và gần 10 nghìn trường tiểu học, cấp hai cùng hàng trăm cộng đồng khắp các nước Mỹ. Thời điểm đó, nhiều tờ báo đã nhấn mạnh vai trò quan trọng và sức ảnh hưởng của sự kiện này với nhân loại: “Đưa hơn 20 nghìn người Mỹ ra khỏi nhà, trong ánh nắng dịu nhẹ của mùa xuân bắt đầu cho một cuộc hành trình gắn hòa bình với ủng hộ môi trường xung quanh”. 

Thượng nghị sĩ Nelson cũng tuyên bố rằng: “Ngày Trái Đất thành công chính là nhờ phản ứng của các tầng lớp bình dân”. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh sự thành công của ngày Trái Đất phải gắn liền với các chính trị gia tại Hoa Kỳ với sự ủng hộ và lâu dài của các cử tri.

Năm 1995, sau 15 năm về hưu. Gaylord Nelson đã được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những đóng góp và nỗ lực của ông với công tác môi trường. Ông qua đời vào ngày 3 tháng 7 năm 2005, tại Kensington Maryland, Mỹ.

Ý nghĩa của ngày Trái Đất

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân, nâng cao nhận thức và hưởng ứng các chiến dịch mang tính toàn cầu nhằm bảo vệ các giá trị của môi trường tự nhiên. Đồng thời, đây cũng được coi là ngày mà nhân loại tạm gác lại tất cả những công việc hàng ngày hay những lo lắng muộn phiền để suy nghĩ và hưởng ứng các hành động để bảo vệ thế giới tự nhiên – nơi mà chúng ta chúng ta đang sinh sống.

Em hãy cho biết Ngày Trái Đất đó quốc gia nào khởi xướng
Tổ chức các hoạt động trồng cây xanh nhân ngày Trái Đất

Trong ngày này, cùng với sự tổ chức chỉ đạo kêu gọi từ cơ quan Nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ vì môi trường. Các hành động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường sống quanh ta, tổ chức trồng cây gây xanh, thu gom rác thải công cộng,…Diễn ra phổ biến với quy mô lớn ở nhiều quốc gia. Thậm chí, tại nhiều nơi thì đây không chỉ là một sự kiện mang tính quốc gia nữa mà nó đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, không chỉ diễn ra một ngày mà trọn vẹn cả một tuần lễ.

Bài viết trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp để bạn có thể biết được ngày Trái Đất là gì, ngày Trái Đất 2021 là ngày nào và nguồn gốc, ý nghĩa ngày Trái Đất. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị trong cuộc sống, hãy ghé thăm thường xuyên website mayhutbuidanang.net của chúng tôi để cập nhật nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Em hãy cho biết Ngày Trái Đất đó quốc gia nào khởi xướng