Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

Giới thiệu về cuốn sách này

* Chuẩn bị đọc

Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị,..). em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy.

- Em đã dành những thời gian rảnh chơi với gia đình.

- Khi đó em cùng mọi người chơi những trò chơi như đoán chữ, trốn tìm,.... để thêm gắn bó và hiểu nhau hơn. 

- Những giây phút ấy đối với em vô cùng quý giá, nó tràn ngập sự vui vẻ, hạnh phúc và tự tin khi ở bên cạnh những người mình yêu thương.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go (1861 - 1941)

- Là danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

- Để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ, trong đó nổi tiếng nhất là thơ ca.

- Thơ ông chan chứa tình yêu đất nước, con người, cuộc sống,... Những tình cảm ấy được thể hiện một cách độc đáo qua những hình ảnh tưởng tượng huyền ảo lay động lòng người.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: In trong tập Trăng non - tập thơ viết cho trẻ con.

Thể loại: Bài thơ văn xuôi.

Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến xanh thẳm): Người con kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trên mây.

+ Phần 2 (Còn lại): Người con kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trong sóng.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?

- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ. 

+ Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu con dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.

2. Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?

- Hình ảnh mẹ và con đã hiện lên ngay khi em đọc bài thơ này.

+ Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đố thoại của em với những người trên mây, trong sóng. 

+ Mây và sóng được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng cua trẻ thơ trở lên hấp dẫn và kì diệu tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng

- Mở đầu bài thơ bằng từ "Mẹ ơi". → Người mẹ dù ẩn lặng, không xuất hiện trực tiếp nhưng bóng dáng mẹ, tình cảm mẹ bao trùm lên toàn bộ bài thơ.

Thế giới của mây và sóng qua tưởng tưởng của em bé:

Thế giới trên mây

Thế giới trong sóng

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh và, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.

Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.

→ Hình ảnh vừa có âm thanh vừa có màu sắc: màu sắc (bình minh vàng, vầng trăng bạc), âm thanh (ca hát).

Nghệ thuật nhân hóa.

Nghệ thuật điệp ngữ: "chơi", "Bọn tớ...".

Mở ra một không gian đẹp đẽ, thú vị với đầy đủ âm thanh và màu sắc cùng những hoạt động vui chơi hấp dẫn để mời gọi người con đến chơi cùng.

Cách đến với thế giới ấy:

Thế giới trên mây

Thế giới trong sóng

Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.

Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.

→ Nghệ thuật nhân hóa.

Nghệ thuật điệp cấu trúc: "Hãy đến...".

Cách đến với thế giới thú vị ấy thật đơn giản, dễ dàng: "đưa tay lên trời", "nhắm nghiền mắt lại".

Tác giả rất hiểu tâm lí trẻ con.

2. Câu trả lời của em bé

Em bé bày tỏ mong muốn:

+ Hỏi mây: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

+ Hỏi sóng: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

→ Nghệ thuật điệp cấu trúc: "Nhưng làm thế nào mình..." Em bé muốn đến thế giới kì diệu đó để khám phá, vui chơi.

Lời từ chối:

Nói với mây

Nói với sóng

Mẹ mình đang đợi ở nhà... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?

Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

→ Câu hỏi tu từ + Nghệ thuật điệp: "Làm sao có thể rời mẹ...?"

Em bé suy nghĩ đến mẹ, không nỡ rời xa mẹ. Tình yêu mẹ giúp cậu bé vượt qua cám dỗ của sự vui chơi trong cuộc sống.

Phù hợp với tâm lí trẻ con.

3. Cách em bé tạo ra trò chơi

- Trò chơi:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. 

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lại

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.

→ Liên tưởng so sánh.

Hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng: mây và sóng là biểu tượng của con, trăng và bến bờ kì lạ là biểu tượng cho hình ảnh mẹ. Con lớn lên trong vòng tay và sự yêu thương của mẹ.

Tình mẫu tử bất diệt:

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.

→ Tình mẫu tử hòa với tình yêu thiên nhiên.

Đem lại niềm vui, hạnh phúc.

Là tình cảm thiêng liêng, bất diệt.

Ca ngợi, bất tử hóa tình mẫu tử thiêng liêng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ Mây và sóng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

2. Nghệ thuật

Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?

- Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài thơ là:

+ Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.

+ Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép.

+ Bài thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật nhưng người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ.

2. Kẻ bảng sau vào vở và điền các thông tin phù hợp, sau đó, trao đổi với bạn:

Ấn tượng của em về bài thơ

Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng

Ý kiến của bạn em

- Bài thơ mang một phong cách khác lại với kết cấu của những bài thơ bình thường, đó là bài thơ văn xuôi. 

- Khi đọc bài thơ em có thể cảm nhận rõ được tình yêu và sự gắn bó của con với mẹ thể hiện qua hai cuộc đối thoại với những người trên mây và trong sóng.
 - Đặc biệt bài thơ đã truyền đạt được tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô bờ bến trong những trò chơi của hai mẹ con do em bé nghĩ ra.

- Bài thơ tràn đầy những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, sống động và nhiều màu sắc: mây, sóng, biển cả, bình minh vàng, hoàng hôn, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm, bến bờ kì lạ. 

+ Những hình ảnh thiên nhiên ấy được cảm nhận qua cái nhìn và tâm hồn của em bé nên càng đẹp, sinh động, hấp dẫn. 

+ Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo nhưng vẫn rất sinh động, chân thực.

+ Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc của thiên nhiên được miêu tả đều rất sát hợp. 

+ Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: những trò chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc đời; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

- Đồng tình

3. Hãy phác họa bằng lời hoặc tranh những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn

- Khi đọc bài thơ em có thể cảm nhận rõ được tình yêu và sự gắn bó của con với mẹ thể hiện qua hai cuộc đối thoại với những người trên mây và trong sóng.

- Bài thơ đã truyền đạt được tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô bờ bến trong những trò chơi của hai mẹ con do em bé nghĩ ra.

4. Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ:

- Hiệu quả:

+ Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn tình cảm và sự gắn bó của con với mẹ, niềm vui, niềm hạnh phúc của hai mẹ con trong những trò chơi.

+ Yếu tố miêu tả giúp các sự vật được hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn hơn như: bình minh vàng, vầng trăng bạc, …

5. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?

- Em cảm nhận về tình cảm của tác giả là:

+ Tác giả vô cùng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, gắn bó giữa mẹ và con

- Những chi tiết trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó là:

+ Con luôn từ chối lời rủ đi chơi đầy hấp dẫn của những người trên mây và trong sóng vì có mẹ đang đợi ở nhà. 

+ Con nghĩ ra những trò chơi thú vị và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được chơi cùng với mẹ

6. Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? 

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ là:

+ Em bé là sóng, mẹ là bến bờ

+ Cách em mô tả: 

Em bé lăn, lăn, lăn mãi, rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm giữa những người thân trong gia đình là:

+ Tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm gắn bó, ruột thịt không thứ gì có thể thay thế được.

+ Chúng ta nên trân trọng thứ tình cảm không gì thay thế được này và luôn đối xử tốt, yêu thương chân thành với người thân của chúng ta.


Page 2

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

  Ngữ văn 6  Bài 1 Văn bản : Thánh Gióng   Phần I:  Chuẩn bị đọc Câu hỏi (trang 20  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ? Gợi ý : Suy nghĩ và nêu cảm nghĩ về sự kì lạ này. Trả lời : Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường. Phần II: Trải nghiệm cùng văn bản  Câu 1 (trang 21  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào? Gợi ý : Thử hình dung sự việc sắp xảy ra đối với nhân vật khác thường này. Trả lời : Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn. C âu 2 (trang 22  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì? Gợi ý : Tìm hiểu nghĩa của từ “chú bé” và “tráng sĩ” rồi chọn câu trả lời phù hợp. Trả lời : - T

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện (truyền thuyết, cổ tích) Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyện thuyết, cổ tích. - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết. - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài. Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức. 1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích -  Truyện truyền thuyết  là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. Ví dụ :  Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm ,... -  Truyện cổ tích  là loại truyện dân gian, thường

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

Ngữ văn 6 Bài 1: Soạn bài Sự tích Hồ Gươm  Phần I Chuẩn bị đọc Câu hỏi (trang 22  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này? Gợi ý : Dựa vào hiểu biết của em hoặc tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi này. Trả lời : Giới thiệu về Hồ Gươm: - Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. - Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tê

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: Cổ tích 2. Nhân vật - Các nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, mẹ Lí Thông, công chúa, nhà vua... - Nhân vật chính: Thạch Sanh, Lí Thông. 3. Bố cục : 3 phần. - Phần 1 (từ đầu đến  phép thần thông ): Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh. - Phần 2 (tiếp theo đến  kéo về nước ): Những chiến công của Thạch Sanh. - Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh được truyền ngôi. 4. Tóm tắt + Thạch Sanh ra đời. + Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông. + Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. + Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. + Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công. + Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công. + Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù. + Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa. + Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Thạch Sanh a) Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh -  Bình thường : + Là co

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

Ngữ văn 6 Bài 1: Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 27 Câu 1  (trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng) Gợi ý: Xem lại kiến thức về từ đơn, từ phức sau đó đọc kĩ đoạn văn và lọc ra các từ này. Trả lời: - Từ đơn:  chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên. - Từ phức:  vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa. Câu 2 (trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

ĐỀ BÀI: EM HÃY VIẾT THƯ CHO ÔNG BÀ HỎI THĂM SỨC KHOẺ   Mẫu 1   ....., Ngày.... Tháng...... Năm.......              Ông bà kính yêu! Đầu thư, cháu xin chúc ông bà một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, dồi dào sức khỏe. Ông bà ăn Tết có to không ạ? Ông bà và các bác, các cô vẫn khỏe phải không ạ? Ông và bà cho cháu gửi lời hỏi thăm tới các bác và các cô chú nhé! Đợt vừa qua, bố mẹ cháu bận công tác đến gần tết mới được nghỉ nên không kịp về quê thăm ông bà. Chúng cháu nhớ ông bà lắm nên viết thư thăm ông bà. Trong đấy chắc không rét, ông bà sẽ không bị lạnh, sẽ không bị tê thấp như mọi năm nữa phải không ạ? Ngoài này trời rét lắm, chúng cháu phải mặc quần áo ấm nếu không sẽ bị ốm ngay. Nhưng rét như vậy ăn bánh chưng ngon lắm ông bà ạ. Giá như ông bà còn ở đây, chúng cháu lại được xem ông gói bánh chưng và nghe bà kể chuyện, vui biết mấy. Bố mẹ cháu bận rộn nhưng cũng sắm cho cháu bánh kẹo rất tươm tất. Chúng cháu đều được mặc quần áo mới, trông ai cũng lớn hẳn lên ông bà ạ. Cháu m

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến  lại với em nữa ): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 (Tiếp đến  trở nên giàu có ): Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

Em cảm nhận được điều gì trong trò chơi sáng tạo của em bé qua đoạn thơ trên

Ngữ Văn 6 Bài 4 Đọc: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tô Hoài (1920 - 2014) -  Tên khai sinh : Nguyễn Sen. -  Quê quán : Hà Nội. -  Giải thưởng : 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.  2. Tác phẩm -  Xuất xứ : trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (1941). -  Thể loại : Truyện dài. -  Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. -  Bố cục : 2 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"): Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn. + Phần 2  (Còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. -  Tóm tắt :  Luyện tập Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện. Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn rồi tắt thở. Dế Mèn rủ Dế Choắt đi trêu chị Cốc nhưng Dế Choắt từ chối vì sợ. Khi chị Cốc đi, Dế Mèn mới dám qua nhà Dế Choắt thì lúc ấy Dế Choắt đã thoi thóp rồi. Chị Cốc vừa quát vừa mổ Dế Choắt đến thoi thóp. Dế Mèn hay trêu ghẹo tất cả mọi người: quát mấy chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,..

  Thuyết Trình Về Gia Đình Ngắn Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba