Cảm nhận của anh chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ Vội vàng

Xuân Diệu là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Ông được ngợi ca là “ ông hoàng thơ tình”, “ nhà thơ của tình yêu” bởi hồn thơ nồng nàn, da diết, đi theo tiếng gọi của tình yêu. Dường như những vần thơ của ông là nỗi lòng của chính ông. Bài thơ Vội vàng là một bài thơ như vậy, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như nói về tình yêu nồng cháy của con người khi đứng trước vẻ đẹp đó.

Show

Trong bài thơ, tâm trạng của nhân vật trữ tình có diễn biến vô cùng phức tạp. Khi thì say đắm đến cuồng nhiệt, nhưng rồi có lúc lại trầm xuống, lắng đọng một cách da diết. Thiên nhiên trong con mắt của nhân vật trữ tình hiện lên với những gì đẹp đẽ nhất:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất.

Của yến anh này đây khúc tình si.

Thiên nhiên hiện lên trong đoạn thơ giống như thiên đường trên mặt đất, hội tụ đầy đủ những ong bướm, hoa cỏ cùng cả khúc tình ca. Nhân vật trữ tình như đang lạc vào trong chốn thiên đường. Mọi thứ lạ quá, đẹp quá khiến cho người ta bị choáng ngợp khi khám phá những điều ấy, khiến cho tâm hồn trở nên tươi vui, rộn rã. Giờ đây nhân vật mới nhận ra rằng, cuộc sống còn rất nhiều điều mới mẻ đang chờ đợi chúng ta khám phá. Và những điều mới mẻ, cảm xúc đó đã khiến cho tác giả trào dâng lòng ham muốn nhất thời:

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đang hân hoan, vui sướng vì tình yêu, vì mùa xuân đến ngập tràn niềm vui, vậy mà như chợt nhận ra điều gì đó khiến cho nhân vật bỗng chững lại. Từ “ nhưng” làm cho giọng thơ trở nên chùng xuống, lắng lại đôi chút. Hân hoan là vậy nhưng tâm trạng lại chuyển sang “ vội vàng một nửa”. Tại sao lại phải vội vàng? Có lẽ bởi vì thiên nhiên dù đẹp đến thế nào cũng không thể giữa mãi vẻ đẹp đó. Hoa nào rồi cũng phải tàn, chim nào rồi cũng đến lúc sẽ ngừng hót, thời gian trôi đi, con người dù muốn cũng không thể thay đổi được điều gì. Đọc đến đây ta có thể cảm nhận được rằng, nhà thơ Xuân Diệu yêu thiên nhiên và cuộc đời một cách vô cùng mãnh liệt. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được thái độ sống rất tích cực của Xuân Diệu. Con người cần phải sống sao cho thật có ích, có ý nghĩa với cuộc đời, để dù cho có chuyện gì xảy ra thì ta cũng không có gì phải nuối tiếc.

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

Đứng trước không gian, thời gian, cảm xúc của tác giả lại trào dâng không thể kìm nén. Đó là cảm xúc khi chia ly. Con người ta gặp nhau, dù có yêu mến nhau thế nào, cũng không thể nào tránh khỏi chia ly. Không sớm thì muộn, những cuộc chia ly dù đau đớn nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận điều đó. Khoảnh khắc chia ly ấy thật đau đớn, xót xa làm sao. Và điều này khiến cho Xuân Diệu một lần nữa không kìm nén được mà dâng trào cảm xúc đến chua xót:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

Khi chứng kiến cảnh thiên nhiên phai tàn theo năm tháng, theo thời gian mà không thể níu giữ, Xuân Diệu đã tự giúp cho mình tận hưởng thiên nhiên, tận hưởng cuộc sống từng giây từng phút. Không nên lãng phí bất cứ khoảnh khắc nào để trôi qua vô nghĩa.

Đến những câu thơ cuối, Xuân Diệu đã bộc lộ rõ một sự khao khát mãnh liệt đến cháy bỏng:

Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.

Nhịp thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng hơn với điệp từ “ ta” được lặp lại ở mỗi câu thơ. Có lẽ bởi đây là tất cả những khao khát được dồn nén bấy lâu, giờ được dịp trào dâng, vỡ òa ra. Mùa xuân đang tươi đẹp như vậy, nhưng tác giả chưa kịp tận hưởng mà đã nghĩ đến thời khắc mọi thứ tan biến đi theo thời gian, không gian. Một ý nghĩ rất tiến bộ, ý thức về thời gian rất hiện đại, đánh thức được những thế hệ trẻ sau này về tình yêu thiên nhiên, yêu những thứ mình đang có.

Có thể nói, “ Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu đã khiến cho bất cứ ai khi đọc đều phải say mê, hòa mình vào cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó cũng là thông điệp và cảm thức về thời gian mà tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người.

Trước hết phải khẳng định đây là tâm trạng của nhân vật trữ tình ham sống, khát khao giao cảm với đời. Vì thế, nó luôn sẵn cái ham hố, cuồng say rất Xuân Diệu.

Vội vàng là tâm trạng vui sướng ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống. Trước mắt thi nhân cuộc sống, thiên nhiên bày ra biết bao nhiêu điều hạnh phúc, thú vị:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.

Thiên đường không ở đâu xa, với Xuân Diệu thiên đường nằm ngay trên mặt đất trần thế này. Và tâm trạng nhân vật trữ tình như cuống quýt, đắm say vội vàng tận hưởng thế giới thiên đường ấy.

Xuân Diệu nhìn vẻ đẹp của cuộc sống với tâm hồn háo hức, với  những liên tưởng mới lạ thú vị, với cặp mắt tròn xoe ngạc nhiên. Cuộc sống biết bao điều gợi ta khám phá, và càng khám phá ta càng nhận thấy bao điều kì diệu:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tâm trạng đắm say ngây ngất đã bật lên một thơ tài hoa đến thế! Một cảm nhận rất Xuân Diệu. Tháng giêng được so sánh với đôi môi thiếu nữ thanh tân, căng mọng, gợi cảm.

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ được khái quát trong hai câu thơ:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nữa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đó là tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp. Niềm vội vàng, nuối tiếc ấy không phải đến giữa bài thơ mới bộc lộ mà nó hiện rõ qua bốn câu thơ đầu:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” là để níu giữ vẻ đẹp của cuộc đời, níu kéo mọi giá trị của cuộc sống. Nhưng ngay lập tức (dù đang say sưa trong niềm vui) nhà thơ phải đối diện với sự thật: con người không thể níu kéo thời gian. Vừa sung sướng nhưng vừa vội vàng. Để rồi từ đó, mọi cảm nhận đều vội vàng, cuống quýt, giục giã.

Xuân Diệu là nhà thơ của niềm yêu đời đến cuồng nhiệt. Vì yêu đời nên Xuân Diệu rất sợ thời gian. Tâm trạng phấp phỏng thời gian thể hiện qua sự cảm nhận thời gian với tốc độ chóng mặt. Nhà thơ luôn cảm nhận thấy tương lai hiện hữu trong hiện tại. Và, từng giây phút của hiện tại đang trở thành quá khứ. Hơn thế nữa, Xuân Diệu cảm nhận thời gian đầy tính mất mát:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Tâm trạng tác giả nuối tiếc đau đớn trước bước đi của thời gian. Vì thế, lời thơ thốt lên thành một lời than thở tuyệt vọng:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Trong nỗi tiếc nuối vì không thể níu kéo thời khắc đẹp nhất của cuộc đời, Xuân Diệu chỉ còn một cách phải vội vàng tận hưởng cuộc sống. Cái Tôi tham lam vồ vập thể hiện rõ qua đoạn thơ cuối bài với những động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn như muốn thâu tóm toàn bộ cái tươi nguyên của sự sống trong khoảnh khắc. Tác giả cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan. Các động từ mạnh kết hợp với các từ:  sự sống mơn mởn, mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn, mùi thơm, ánh sáng, xuân hồng…đã cho thấy tâm trạng ngây ngất và khát khao vô biên của nhà thơ luôn “thèm muốn vô biên và tuyệt đích”. Chỉ có Xuân Diệu mới tạo ra được cái rạo rực, cuồng nhiệt và táo bạo đến thế. Điều đó tạo nên một phong cách rất riêng, rất Xuân Diệu.

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu, Chúng tôi mời các em xem thêm video bài giảng tìm hiểu bài thơ của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong xuyên suốt bài thơ, bắt đầu từ đoạn thơ thứ hai: Của ong bướm này đây... Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

Cảm nhận của anh chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ Vội vàng

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
  • Dẫn dắt vào vấn đề: tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: trích trong tập “Thơ thơ”.
    • Bố cục:
    • Chủ đề:: thể hiện cái tôi khát khao giao cảm với đời cũng như quan niệm sống độc đáo, mới mẻ của tác giả
  • Thân bài
    • Sơ lược: Bài thơ có thể chia thành ba phần lớn tương ứng với diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình:
      • Phần một: Từ đầu đến “hoài xuân”: Nhân vật trữ tình bày tỏ tình yêu tha thiết của mình với cuộc sống nơi trần thế.
      • Phần hai: Từ “Xuân đương tới” đến “chẳng bao giờ nữa…”: Nỗi xót xa, đau đớn của nhân vật trữ tình trước dòng chảy nghiệt ngã của thời gian
      • Phần ba: còn lại: sự vồ vập, cuồng nhiệt của nhân vật trữ tình trước sự sống – Lời kêu gọi hãy sống vội vàng, giục giã
    • Diễn biến tâm trạng cụ thể
      • Những ham muốn lạ lùng: níu bước thời gian, tắt nắng, buộc gió để gìn giữ vẻ đẹp cho cõi trần gian.
      • Hình ảnh trần gian như một bữa tiệc đầy hấp dẫn, quyến rũ qua cảm xúc háo hức, vồ vập của nhân vật trữ tình.
      • Sự suy nghĩ đầy dự cảm lo âu về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ.
      • Cách ứng xử với cuộc sống: sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng những hạnh phúc mà cuộc sống trần thế đang sẵn bày trước mắt.
    • Nghệ thuật diễn tả tâm trạng
      • Kết hợp những xúc cảm trữ tình và suy tư chính luận.
      • Toàn bài vừa là một dòng tâm trạng dào dạt, trọn vẹn vừa là một hệ thống lập luận, lập thuyết chặt chẽ, hoàn chỉnh.
      • Hệ thống ngôn từ thể hiện sự hưởng thụ tinh thần nhưng lại được vật chất hóa, nhục cảm hóa khiến cho niềm hạnh phúc thuần túy tinh thần hiện ra xác thực và có tính truyền cảm rất mạnh mẽ.
  • Nhận xét
    • Vội vàng là một bài thơ mang màu sắc tuyên ngôn. Trong đó triết lí nhân sinh đã được tắm đẫm trong cảm xúc trữ tình thành một dòng tâm trạng sống động.
    • Một tiếng thơ mang đậm tính chất tự bạch, tự họa của cái Tôi trữ tình Xuân Diệu – nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Gợi ý làm bài​

Khi nhắc đến "ông hoàng thơ tình" thì chắc chắn người đọc sẽ nghĩ ngay đến Xuân Diêu, một hồn thơ nồng nàn, say đắm, cuồng nhiệt trong tình yêu. Những vần thơ của ông chính là nỗi lòng của chính mình. Bài thơ "Vội vàng" là một điệp khúc tình yêu say đắm, nồng nàn của một người đang yêu. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này khiến cho người đọc như hòa chung vào nhịp đập đó.

Bài thơ được cất lên với giọng điệu say đắm, nồng nàn và căng tràn sự sống của thiên nhiên. Qua con mắt của nhân vật trữ tình, cảnh sắc mùa xuân hiện lên thật tươi mới, trong lành:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.

Điệp từ “ta" được điệp lại ở đầu mỗi câu thơ khiến cho giọng thơ trở nên gấp gáp. Khao khát của "ta" được dồn nén từ bấy lâu nay đến giờ đã vỡ òa ra. Những hình ảnh tươi đẹp của mùa xuân đang căng tràn như vậy nhưng nhân vật trữ tình lại nghĩ đến cảnh mọi thứ vội tan biến theo thời gian. Đây chính là một ý thức về thời gian rất mới, tiến bộ và hiện đại, đánh thức được suy nghĩ của thế hệ trẻ sau này.

Như vậy qua bài thơ "Vội vàng" Xuân Diệu đã khiến người đọc phải say, phải vội vàng, cuống quýt cùng nhân vật trữ tình. Có lẽ đó chính là thông điệp của Xuân Diệu về cảm thức thời gian.

Mong rằng, tài liệu trên đã hỗ trợ các em ôn tập và cảm nhận, phân tích sâu sắc hơn về bài thơ Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có tài liệu hay giúp các em học tốt hơn.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)