Đường sas dịch chuyển sang phải khi?

Đường sas dịch chuyển sang phải khi?
Đường sas dịch chuyển sang phải khi?

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 3 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P3_1: Công đoàn có xu hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc do làm: ● Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn. ○ Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng giảm cung về lao động trong khu vực không có công đoàn ○ Giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.

○ Tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.

MACRO_2_P3_2: Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả là đúng? ○ Đó là mức tiền lương do chính phủ quy định doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng thấp càng tốt. ○ Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân trở nên vô trách nhiệm. ○ Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.

● Việc trả tiền lương theo mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.

MACRO_2_P3_3: Chính sách nào sau đây của chính phủ không thể giảm được tỉ lệ thất nghiệp? ○ Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm. ○ Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo lại các công nhân bị thất nghiệp. ○ Giảm tiền lương tối thiểu.

● Tăng trợ cấp thất nghiệp.

MACRO_2_P3_4: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ làm tăng thất nghiệp tạm thời? ○ Mở rộng các chương trình đào tạo nghề. ● Tăng trợ cấp thất nghiệp. ○ Giảm tiền lương tối thiểu.

○ Phổ biến rộng rãi thông tin về các công việc cần tuyển người làm.

MACRO_2_P3_5: Thất nghiệp tạm thời không phát sinh trong trường hợp nào dưới đây? ○ Sinh viên mới tốt nghiệp đi tìm việc làm. ○ Một số doanh nghiệp bị phá sản. ○ Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại để tìm việc làm mới.

● Các công nhân từ bỏ các công việc hiện tại và thôi không tìm việc nữa.

MACRO_2_P3_6: Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển xuất hiện khi: ○ Tiền lương hoàn toàn linh hoạt. ● Các công việc chỉ có hạn. ○ Cầu về lao động vượt quá cung về lao động tại mức lương hiện hành.

○ Thị trường lao động là cạnh tranh hoàn hảo.

MACRO_2_P3_7: Các nhà kinh tế tin rằng sự cứng nhắc của tiền lương có thể là do: ○ Công đoàn ○ Luật về tiền lương tối thiểu. ○ Tiền lương hiệu quả.

● Tất cả các câu trên đều đúng

MACRO_2_P3_8: Theo lý thuyết về tiền lương hiệu quả, điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho năng suất cao hơn đi cùng với tiền lương cao hơn? ○ Tiền lương cao hơn cho phép công nhân mua được thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. ○ Tiền lương cao hơn thu hút được các công nhân có chất lượng cao hơn. ○ Tiền lương cao hơn có thể làm tăng nỗ lực của công nhân do làm tăng chi phí mất việc.

● Tiền lương cao hơn chuyển công nhân vào các thang thuế cao hơn, do đó họ cần làm việc tích cực hơn để duy trì mức thu nhập sau thuế như cũ.

MACRO_2_P3_9: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa: ○ Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế. ○ Thu nhập thực tế và GDP thực tế. ● Mức giá chung và tổng lượng cầu.

○ Mức giá chung và GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P3_10: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung phản ánh mối quan hệ giữa: ○ Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế. ○ Thu nhập thực tế và GDP thực tế. ● Mức giá chung và tổng lượng cung.

○ Mức giá chung và GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P3_11: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cầu: ○ Lãi suất. ● Mức giá chung. ○ Thuế thu nhập.

○ Cung tiền.

MACRO_2_P3_12: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cung: ○ Giánhiên liệu nhập khẩu. ● Mức giá chung. ○ Thuế đánh vào nguyên liệu.

○ Tiền công.

MACRO_2_P3_13: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá có nghĩa là: ○ Đường tổng cầu dịch trái. ○ Đường tổng cầu dịch phải. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

● Sẽ có sự di chuyển lênp hía trên dọc một đường tổng cầu

MACRO_2_P3_14: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là: ○ Đường tổng cầu dịch phải. ○ Đường tổng cầu dịch trái. ● Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

○ Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

MACRO_2_P3_15: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá cónghĩa là: ○ Đường tổng cung dịch phải. ○ Đường tổng cung dịch trái. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.

● Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.

MACRO_2_P3_16: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là: ○ Đường tổng cung dịch phải. ○ Đường tổng cung dịch trái. ● Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.

○ Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.

MACRO_2_P3_17: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của cung tiền danh nghĩa có nghĩa là: ● Đường tổng cầu dịch phải. ○ Đường tổng cầu dịch trái. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

○ Sẽ có sự di chuyển xuống lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

MACRO_2_P3_18: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm cung tiền danh nghĩa có nghĩa là: ○ Đường tổng cầu dịch phải. ● Đường tổng cầu dịch trái. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

○ Sẽ có sự di chuyển xuống lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

MACRO_2_P3_19: Chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái. ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P3_20: Chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng sẽ làm cho: ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.


MACRO_2_P3_21: Các nhà hoạch định chính sách được gọi là đã “thích ứng” với một cú sốc cung bất lợi nếu họ: ● Tăng tổng cầu và làm giá tăng hơn nữa. ○ Làm giảm tổng cầu và làm giá giảm. ○ Làm giảm tổng cung ngắn hạn

○ Để nền kinh tế tự điều chỉnh.

MACRO_2_P3_22: Cú sốc cung có lợi là những thay đổi trong nền kinh tế: ○ Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái. ○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. ● Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.

MACRO_2_P3_23: Cú sốc cung bất lợi là những thay đổi trong nền kinh tế: ● Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái. ○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. ○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.

MACRO_2_P3_24: Đường tổng cung ngắn hạn được xây dựng dựa trên giả thiết: ○ Mức giá cố định. ● Giá các yếu tố sản xuất cố định. ○ Sản lượng cố định.

○ Lợi nhuận cố định.

MACRO_2_P3_25: Độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng: ○ Giảm khi sản lượng tăng. ○ Không thay đổi khi sản lượng tăng. ● Tăng khi sản lượng tăng.

○ Cả 3 ý kiến trên.

MACRO_2_P3_26: Đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng tương đối thoải ở mức sản lượng thấp bởi vì: ○ Nhu cầu về tiêu dùng ít co dãnvới giá cả ở mức sản lượng thấp. ● Các doanh nghiệp có các nguồn lực chưa sử dụng. ○ Lợi nhuận thông thường cao ở phần này của đường tổng cung do đó các doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng sản xuất.

○ Sản lượng cố định.

MACRO_2_P3_27: Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng: ● Tăng mức giá sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng của nền kinh tế. ○ Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được một mức sản lượng cao hơn. ○ Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

○ Đường tổng cung dài hạn không bao giờ thay đổi vị trí.

MACRO_2_P3_28: Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là: ○ Mọi người chuyển sang mua sản phẩm thay thế khi giá cả của một loại hàng nào đó mà họ đang tiêu dùng tăng. ○ Giống với lý do làm cho đường cầu đối với một mặt hàng cụ thể có độ dốc âm. ● Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và sẵn sàng mua nhiều hàng hơn.

○ Khi mức giá trong nước tăng, mọi người sẽ chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng sản xuất trong nước.

MACRO_2_P3_29: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi. ● Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên.

○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm.

MACRO_2_P3_30: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi. ○ Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.

● Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.

MACRO_2_P3_31: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ● Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi. ○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi.

○ Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên

MACRO_2_P3_32: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ● Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi. ○ Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.

○ Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cầngiữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.

MACRO_2_P3_33: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên. ○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi. ● Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua nhiều hàng của nước A hơn.

○ Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua ít hàng của nước A hơn.

MACRO_2_P3_34: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi. ● Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng nội sang mua hàng ngoại.

○ Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng nội.

MACRO_2_P3_35: Yếu tố nào sau đây không phải là lý do giải thích đường tổng cầu dốc xuống? ○ Hiệu ứng của cải. ○ Hiệu ứng lãi suất. ○ Hiệu ứng tỉ giá hối đoái.

● Sự thay đổi các biến danh nghĩa không tác động đến các biến thực tế.

MACRO_2_P3_36: Trong mô hình AS-AD, 2 điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang phải? ● Giảm thuế thu nhập cá nhân. ○ Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. ● Tăng cung tiền danh nghĩa.

○ Tăng thuế thu nhập cá nhân.

MACRO_2_P3_37: Trong mô hình AS-AD, điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang trái? ○ Giảm thuế thu nhập cá nhân. ● Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. ○ Tăng cung tiền danh nghĩa.

○ Câu 1 và 3 đúng.

MACRO_2_P3_38: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu có thể làm cho: ● Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.

○ Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.

MACRO_2_P3_39: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang bên trái của đường tổng cầu có thể làm cho: ○ Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.

● Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.

MACRO_2_P3_40: Trong mô hình AD-AS, sự cắt giảm mức giá làm tăng cung tiền thực tế và tăng lượng tổng cầu được biểu diễn bằng: ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang phải. ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang trái. ● Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.

○ Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.


MACRO_2_P3_41: Trong mô hình AD-AS, sự gia tăng mức giá làm giảm cung tiền thực tế và giảm lượng tổng cầu được biểu diễn bằng: ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang phải. ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang trái. ○ Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.

● Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.

MACRO_2_P3_42: Vì đường tổng cung dài hạn là thẳng đứng, do đó trong dài hạn: ○ Sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cầu. ○ Sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cung. ● Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cung, còn mức giá được quyết định bởi tổng cầu.

○ Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cầu, còn mức giá được quyết định bởi tổng cung.

MACRO_2_P3_43: Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái? ○ Tiền lương tăng. ○ Giá cả các nguyên liệu thiết yếu tăng. ○ Năng suất lao động giảm.

● Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.

MACRO_2_P3_44: Điều nào dưới đây có thể làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái? ○ Tiến bộ côngnghệ. ● Giá các yếu tố đầu tăng. ○ Tổng cầu giảm.

○ Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.

MACRO_2_P3_45: Trạng thái lạm phát đi kèm với suy thoái sẽ xuất hiện khi: ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải. ● Đường tổng cung dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cầu dịch trái.

○ Đường tổng cầu dịch phải.

MACRO_2_P3_46: Khi OPEC tăng giá dầu, thì: ○ Tỉ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng. ○ GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm. ○ Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P3_47: Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn: ○ Sự thay đổi khối lượng tư bản. ○ Sự thay đổi công nghệ. ● Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa.

○ Sự thay đổicung về lao động.

MACRO_2_P3_48: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm. Khi đó đường AS ngắn hạn, ● Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang trái. ○ Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang phải. ○ Không thay đổi vị trí, nhưng đường AS dài hạn dịch chuyển sang trái.

○ Sẽ dịch chuyển sang trái, nhưng đường AS dài hạn không thay đổi vị trí.

MACRO_2_P3_49: Tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển: ○ Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cầu sang phải. ○ Đường tổng cung ngắn hạn sang phải, nhưng đường tổng cung dài hạn không thay đổi vị trí. ○ Đường tổng cung dài hạn sang phải, nhưng đường tổng cung ngắn hạn không thay đổi vị trí.

● Cả hai đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải.

MACRO_2_P3_50: Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu không ảnh hưởng đến mức giá hàm ý rằng: ○ Sản lượng thực tế phải bằng sản lượng tiềm năng. ● Đường AS nằm ngang. ○ Đường AS thẳng đứng.

○ Đường AD thẳng đứng.

MACRO_2_P3_51: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung đều dịch chuyển sang trái.

MACRO_2_P3_52: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu: ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung đều dịch chuyển sang trái.

MACRO_2_P3_53: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ● Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P3_54: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải. ● Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P3_55: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, trong dài hạn, một sự tăng lên trong cung tiền sẽ làm: ○ Mức giá tăng và sản lượng tăng. ○ Mức giá giảm và sản lượng giảm. ● Mức giá tăng và sản lượng không đổi.

○ Mức giá giảm và sản lượng không đổi.

MACRO_2_P3_56: Giả sử ban đầu một nền kinh tế nhập khẩu dầu mỏ đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Sau đó giá dầu trên thế giới tăng mạnh. NHTW đã đối phó bằng cách tăng cung tiền. So với trạng thái ban đầu, trong dài hạn: ○ Thất nghiệp sẽ tăng và lạm phát sẽ giảm. ○ Thất nghiệp sẽ giảm và lạm phát sẽ tăng. ○ Thất nghiệp và lạm phát sẽ không thay đổi.

● Thất nghiệp có thể không thay đổi, nhưng lạm phát sẽ tăng.

MACRO_2_P3_57: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách cần: ● Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ○ Giảm thuế thu nhập. ○ Tăng chi tiêu chính phủ.

○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

MACRO_2_P3_58: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách cần: ○ Tăng cung tiền. ○ Giảm thuế thu nhập. ○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

● Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P3_59: Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Với đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc dương, sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu sẽ làm tăng: ● Sản lượng và mức giá. ○ Tỉ lệ thất nghiệp và sản lượng. ○ Tỉ lệ thất nghiệp và mức giá.

○ Câu 2 và 3.

MACRO_2_P3_60: Nếu đường tổng cung là thẳng đứng, tổng cầu tăng làm tăng (chọn 2 đáp án đúng): ○ GDP thực tế ● GDP danh nghĩa ● mức giá

○ lãi suất


MACRO_2_P3_61: Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa lạm phát trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ cần phải: ● Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ○ Giảm thuế. ○ Tăng chi tiêu chính phủ.

○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

MACRO_2_P3_62: Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa sản lượng trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ có thể: ○ Giảm thuế. ○ Tăng chi tiêu chính phủ. ○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P3_63: Nhân tố nào dưới đây có thể ảnh hưởng đến cả GDP thực tế và GDP tiềm năng? ○ Tiến bộ công nghệ. ○ Tăng khối lượng tư bản. ○ Tăng lực lượng lao động.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P3_64: Tiết kiệm nhỏ hơn không khi các hộ gia đình: ○ Chi tiêu ít hơn thu nhập khả dụng. ○ Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm. ○ Tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.

● Chi tiêu nhiều hơn thu nhập khả dụng.

MACRO_2_P3_65: Tiết kiệm lớn hơn không khi các hộ gia đình: ● Chi tiêu ít hơn thu nhập khả dụng. ○ Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm. ○ Tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.

○ Chi tiêu nhiều hơn thu nhập khả dụng.

MACRO_2_P3_66: Xu hướng tiêu dùng cận biên được tính bằng: ○ Tổng tiêu dùng chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng. ● Sự thay đổi của tiêu dùng chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng. ○ Tổng tiêu dùng chia cho tổng thu nhập khả dụng.

○ Sự thay đổi của tiêu dùng chia cho tiết kiệm.

MACRO_2_P3_67: Xu hướng tiết kiệm cận biên được tính bằng: ○ Tổng tiết kiệm chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng. ● Sự thay đổi của tiết kiệm chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng. ○ Tổng tiết kiệm chiacho tổng thu nhập khả dụng.

○ Sự thay đổi của tiết kiệm chiacho tiêu dùng.

MACRO_2_P3_68: Xu hướng tiêu dùng cận biên: ○ Có giá trị âm khi tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng. ○ Phải có giá trị lớn hơn 1. ● Phải có giá trị giữa 0 và 1.

○ Phải có giá trị trong khoảng 1/2 đến 1.

MACRO_2_P3_69: Xu hướng tiết kiệm cận biên: ○ Có giá trị âm khi tiết kiệm nhỏ hơn không. ○ Phải có giá trị lớn hơn 1. ● Phải có giá trị giữa 0 và 1.

○ Phải có giá trị trong khoảng 1/2 đến 1.

MACRO_2_P3_70: Đường tiêu dùng mô tả mối quan hệ giữa: ● Mức tiêu dùng và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình. ○ Mức tiêu dùng và mức tiết kiệm của các hộ gia đình. ○ Mức tiết kiệm và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.

○ Mức tiêu dùng của các hộ gia đình và mức GDP thực tế.

MACRO_2_P3_71: Đường tiết kiệm mô tả mối quan hệ giữa: ○ Mức tiêu dùng và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình. ○ Mức tiết kiệm và mức tiêu dùng của các hộ gia đình. ● Mức tiết kiệm và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.

○ Mức tiết kiệm của các hộ gia đình và mức GDP thực tế.

MACRO_2_P3_72: “Điểm vừa đủ” trên đường tiêu dùng là điểm mà tại đó: ○ Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng đầu tư của các doanh nghiệp. ○ Tiết kiệm của cáchộ gia đình bằng đầu tư của các doanh nghiệp. ○ Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng tiết kiệm của các hộ gia đình.

● Tiêu dùng bằng với thu nhập khả dụng.

MACRO_2_P3_73: Nếu chi tiêu cho tiêu dùng của một hộ gia đình tăng từ 500 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng khi thu nhập khả dụng tăng từ 400 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng, thì xu hướng tiêu dùng cận biên của hộ gia đình đó: ○ Bằng 1. ● Bằng 0,75. ○ Mang giá trị âm.

○ Bằng 1,33.

MACRO_2_P3_74: Nếu chi tiêu cho tiêu dùng của một hộ gia đình tăng từ 500 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng khi thu nhập khả dụng tăng từ 400 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng, thì xu hướng tiết kiệm cận biên của hộ gia đình đó: ● Bằng 0,25. ○ Mang giá trị âm. ○ Bằng 1,33.

○ Không đủ dữ liệu để tính.

MACRO_2_P3_75: Giả sử thu nhập khả dụng bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 100; xu hướng tiết kiệm cận biên bằng 0,3. Tiêu dùng bằng: ○ 590 ○ 490 ● 660

○ 560

MACRO_2_P3_76: Giả sử thu nhập khả dụng bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 100; xu hướng tiết kiệm cận biên bằng 0,3.: ○ 100 ● 140 ○ 460

○ 660

MACRO_2_P3_77: Nếu xuất khẩu là X bằng 400,và hàm nhập khẩu là IM = 100 + 0,4Y, thì hàm xuất khẩu ròng là: ○ NX = 500 + 0,4Y. ○ NX = 500 – 0,4Y. ○ NX = 300 + 0,6Y.

● NX = 300 – 0,4Y.

MACRO_2_P3_78: Nếu xuất khẩu là X bằng 800,và hàm nhập khẩu là IM = 200 + 0,3Y, thì hàm xuất khẩu ròng là: ○ NX = 1000 + 0,3Y. ○ NX = 1000 – 0,3Y. ○ NX = 600 + 0,7Y.

● NX = 600 – 0,3Y.

MACRO_2_P3_79: Chi tiêu tự định: ○ Luôn phụ thuộc vào mức thu nhập. ○ Không phải là thành phần của tổng cầu. ● Không phụ thuộc vào mức thu nhập.

○ Cao hơn khi thu nhập lớn hơn.

MACRO_2_P3_80: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sản lượng cân bằng đạt được khi: ○ Tiêu dùng bằng với tiết kiệm. ○ Cán cân thương mại cân bằng. ○ Sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng.

● Sản lượng thực tế bằng với tổng chi tiêu dự kiến.


MACRO_2_P3_81: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sản lượng cân bằng trong một nền kinh tế giản đơn đạt được khi: ○ Tiết kiệm thực tế bằng đầu tư thực tế. ○ Tiết kiệm bằng đầu tư theo kế hoạch. ○ Sản lượngthực tế bằng với tổng chi tiêu dự kiến.

● Câu 2 và 3 đúng.

MACRO_2_P3_82: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm tăng sản lượng cân bằng? ○ Sự gia tăng của tiết kiệm. ● Sự gia tăng của xuất khẩu. ○ Sự giảm xuống của đầu tư.

○ Sự gia tăng của thuế.

MACRO_2_P3_83: Giá trị của số nhân chi tiêu phụ thuộc vào: ○ MPS. ○ MPM. ○ Thuế suất biên.

● Tất cả các điều kể trên.

MACRO_2_P3_84: Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do đầu tư tăng thêm sẽ càng lớn khi: ○ MPC càng nhỏ. ○ MPM càng lớn. ○ Thuế suất càng lớn.

● MPS càng nhỏ.

MACRO_2_P3_85: Số nhân đầu tư được sử dụng để tính: ○ Sự thay đổi đầu tư gây ra từ sự thay đổi một đơn vị thu nhập. ● Sự thay đổi thu nhập gây ra do sự thay đổi một đơn vị đầu tư. ○ Sự thay đổi đầu tư gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.

○ Sự thay đổi thu nhập gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.

MACRO_2_P3_86: Số nhân chi tiêu chính phủ được sử dụng để tính: ○ Sự thay đổi chi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng. ● Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị chi tiêu chính phủ. ○ Sự thay đổichi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.

○ Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.

MACRO_2_P3_87: Số nhân thuế được sử dụng để tính: ○ Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng. ● Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị thuế. ○ Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.

○ Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.

MACRO_2_P3_88: Giảm chi tiêu chính phủ sẽ không nhất thiết làm giảm thu nhập quốc dân nếu có sự tăng thêm của (chọn 2 đáp án): ● Đầu tư. ● Xuất khẩu. ○ Nhập khẩu.

○ Thuế.

MACRO_2_P3_89: Nếu đầu tư, thuế và chi tiêu chính phủ được giữ cố định, thì đường tổng chi tiêu cho một nền kinh tế đóng: ● Dốc lên và có độ dốc bằng MPC. ○ Dốc xuống và có độ dốc bằng MPC. ○ Là đường 45 độ.

○ Là đường thẳng đứng.

MACRO_2_P3_90: Dọc đường 45 độ trên hệ trục AE-Y: ○ Thu nhập tăng bất kỳ khi nào tiêu dùng tăng. ● Sản lượng luôn bằng tổng chi tiêu dự kiến. ○ Mức thu nhập cân bằng tăng bất kỳ khi nào thu nhập thực tế tăng.

○ Tất cả các câu trên đúng.

MACRO_2_P3_91: Tại mức thu nhập cân bằng: ○ Sự tích tụ hàng tồn kho ngoài kế hoạch bằng không. ○ Chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu thực tế. ○ GDP không có xu hướng thay đổi.

● Tất cả các câu trên đúng.

MACRO_2_P3_92: Nếu mức sản xuất lớn hơn tổng chi tiêu dự kiến, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản lượng bởi vì sự tích luỹ hàng tồn kho ngoài kế hoạch sẽ: ● Dương. ○ Âm. ○ Bằng không.

○ Bằng vô cùng.

MACRO_2_P3_93: Xét nền kinh tế giản đơn, nếu đầu tư thực tế bằng 10 trong khi đầu tư theo kế hoạch bằng 20,khi đó: ● Đầu tư không dự kiến bằng – 10. ○ Đầu tư không dự kiến bằng 30. ○ Đầu tư không dự kiến bằng 10.

○ Thu nhập thực tế cao hơn mức cân bằng và đầu tư không dự kiến bằng 10.

MACRO_2_P3_94: Trong nền kinh tế giản đơn, ở trạng thái cân bằng lượng hàng tồn kho ngoài kế hoạch: ○ Phụ thuộc vào mức tiêu dùng. ● Bằng không. ○ Bằng sản lượng trừ tiêu dùng.

○ Luôn dương.

MACRO_2_P3_95: Xét nền kinh tế giản đơn. Giả sử thu nhập bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 200; xu hướng tiết kiệm cận biên bằng 0,3. Tiêu dùng bằng ○ 690 ○ 590 ● 760

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P3_96: Xét nền kinh tế giản đơn. Khi tiết kiệm theo kế hoạch bằng đầu tư theo kế hoạch, thì: ○ Tiêu dùng cộng đầu tư theo kế hoạch bằng thu nhập. ○ Sản lượng thực tế bằng tổng chi tiêu theo kế hoạch. ○ Không có sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P3_97: Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do tăng đầu tư sẽ càng lớn khi (chọn 2 đáp án đúng): ● MPM càng nhỏ. ● MPS càng nhỏ. ○ Thuế suất càng cao.

○ MPM càng lớn

MACRO_2_P3_98: Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do tăng tiêu dùng tự định sẽ càng nhỏ khi: ○ MPM càng lớn. ○ MPS càng lớn. ○ Thuế suất càng cao.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P3_99: Số nhân đầu tư được sử dụng để tính: ○ Sự thay đổi đầu tư gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị thu nhập. ● Sự thay đổi thu nhập cân bằng gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị đầu tư. ○ Sự thay đổi đầu tư gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị tiêu dùng.

○ Sự thay đổi thu nhập gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị tiết kiệm.

  • Đường sas dịch chuyển sang phải khi?
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
  • Đường sas dịch chuyển sang phải khi?
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô