Dụng vũ lực bắt giữ người phạm tội mà gây thiệt hại cho sức khỏe của người bị bắt thì không phạm tội

Thế nào là sử dụng vũ lực vượt quá mức cần thiết? Trách nhiệm hình sự khi chống người thi hành công vụ như thế nào? Có phải chỉ có lực lượng công an mới được trấn áp người phạm tội bằng vũ lực? Gây thiệt hại khi bắt giữ tội phạm có phải bồi thường không? Có được tự ý sử dụng tài sản của người khác để ngăn cản hành vi phạm tội hoặc bắt giữ người phạm tội không?

1. Luật sư tư vấn

Thực tế cho thấy, không ít người đang lợi dụng vũ lực một cách quá mức cần thiết để trấn áp hoặc bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không có sự am hiểu chính xác quy đinh pháp luật về việc sử dụng vũ lực sẽ vô tình đẩy nạn nhân thành tội phạm. Nếu bạn đang gặp khó khăn này và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc  theo Hotline: 1900.6169 để được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Đánh người khi bắt giữ tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Gia. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 217 quy định về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội như sau:

“Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo thông tin bạn cung cấp, nhóm của bạn đã đánh thanh niên đó nhằm khống chế lấy dao để bắt giữ người thanh niên đã thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi đánh người đó của nhóm bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không  phụ thuộc vào mức độ cần thiết của việc buộc phải sử dụng vũ lực:

-Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực trong mức cần thiết thì không phải tội phạm;

-Trường hợp gây thiệt hại rõ ràng vượt quá mức cần thiết thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 2015, như sau:

“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, hành vi đánh người thanh niên đó của nhóm bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không  phụ thuộc vào mức độ cần thiết của việc buộc phải sử dụng vũ lực khi bắt giữ người thanh niên đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Xin được luật sư tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự 2015

Bài viết liên quan:

Dụng vũ lực bắt giữ người phạm tội mà gây thiệt hại cho sức khỏe của người bị bắt thì không phạm tội
Tư vấn pháp luật hình sự:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về vấn đề: Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

  1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
  2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp để bắt giữ tội phạm thì người bắt giữ buộc phải dùng vũ lực cần thiết để khống chế và tất yếu dẫn đến gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 chưa có quy định cụ thể loại trừ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp này, chưa tạo được cơ chế hữu hiệu, tích cực cho việc đấu tranh ngăn chặn và chống tội phạm. Để giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện cho người, cơ quan có trách nhiệm đấu tranh trấn áp tội phạm cũng như mọi người dân yên tâm khi thực hiện nghĩa vụ tham gia chống tội phạm, BLHS đã bổ sung mới chế định gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, trong đó quy định rõ: hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Đồng thời quy định rõ: Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự, bảo đảm loại trừ và xử lý hình sự đúng đắn, chính xác các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Việc bổ sung quy định như vậy là hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Dụng vũ lực bắt giữ người phạm tội mà gây thiệt hại cho sức khỏe của người bị bắt thì không phạm tội

Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, Đối với người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong quá trình bắt không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Tuy nhiên trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội…

Đây là một trong ba trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung vào Bộ luật hình sự 2015 đó là: (1) gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; (2) rủi ro trong nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; (3) thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (các Điều 24, 25, 26).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Tư vấn về trường hợp giết người và cố ý gây thương tích theo luật hình sự 2015

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là gì? Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội tiếng Anh là gì? Trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội? Trách nhiệm khi vượt quá mức cần thiết gây thiệt hại trong khi cần bắt giữ người phạm tội.

Quá trình bắt giữ người phạm tội luôn là quá trình đầy thử thách, đặc biệt là trong những trường hợp người phạm tội ngoan cố, chống trả lại lực lượng cảnh sát. Trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải đánh đổi, gây những thiệt hại nhất định để bắt giữ được người phạm tội. Pháp luật Hình sự đã có những uy định về xử lý trường  hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữa người phạm tội.

1. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là gì?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, người thực hiện hành vi được mô tả trong bộ luật hình sự bị coi là người phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đó. Tuy nhiên, trong thực hiện hành vi phạm tội gắn với những mục đích, động cơ nhất định mà hành vi đó là hành vi mà xã hội cần thiết. Pháp luật hình sự đã quy định về các trường hợp xác định những căn cứ cho phép mọi người thực hiện hành vi mà trong trường hợp bình thường, hành vi này bị coi là tội phạm, còn trong trường hợp thực hiện hành vi do pháp luật cho phép nên không bị coi là tội phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự không được đặt ra.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội chính là một trường hợp hợp pháp của hành vi gây thiệt hại.

Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“ 1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Khi bắt giữ người phạm tội bằng cách sử dụng vũ lực, gây thiệt hại cho họ là hành vi phù hợp với lợi ích xã hội vì việc sử dụng vũ lực khi bắt giữ người phạm tội giúp cơ quan nhà nước có điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội đồng thời có tác dụng phòng ngừa tội phạm.

Vũ lực theo từ điển tiếng Việt là sức mạnh về quân sự, sức mạnh của quân đội, sức mạnh để cưỡng bức. Sức mạnh tức là khả năng tác động đến những sự vật, con người mà gây tác dụng ở mức cao. Cần thiết tức cần đến mức không thể nào không làm hoặc không có.

Từ đó có thể hiểu gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội được hiểu là trong quá trình bắt giữ người phạm tội, thì người thực hiện hoạt động bắt giữ đó phải sử dụng vũ lực mà gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Những thiệt hại này có thể là thiệt hại về sức khỏe, về tài sản,…

Hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội được coi là một trong những căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại, loại trừ trách nhiệm hình sự. Các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại là những căn cứ được luật hình sự quy định cho phép thực hiện hành vi gây thiệt hại mà không bị coi là tội phạm vì các căn cứ này làm hành vi gây thiệt hại không còn tính nguy hiểm cho xác hội của tội phạm.

Hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội có cơ sở loại trừ trách nhiệm hình sự của trường hợp phòng vệ chính đáng và có trường hợp có thể thuộc tình thế cấp thiết. Người có hành vi gây thiệt hai “buộc phải sử dụng vụ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ” khi không còn cách nào khác. Việc buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ khi không còn cách nào khác để thực thi pháp luật. Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này có bản chất tương tự như phòng vệ chính đáng – hành vi dùng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ để phòng vệ, kho người đó tấn công, chống trả việc bắt giữ hợp pháp, có trường hợp tương tự như tình thế cấp thiết khi không còn cách nào khác buộc phải gây thiệt hại để bắt giữ người phạm tội.

2. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội tiếng Anh là gì?

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội tiếng Anh là “Infliction of bodily harm while capturing criminals”.

3. Trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Quy định về trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hoạt động bắt giữ tội phạm.

Tại Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.”

Cơ sở cho phép gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là có người phạm tội và được phép bắt giữ. Chỉ khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm thì vấn đề cho phép gây thiệt hại cho người bị bắt giữ mới được đặt ra.

Quyền bắt giữ người phạm tội được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

Đối với trường hợp người phạm tội quả tang: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.”

Đối với trường hợp người đang bị truy nã, thì “ bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.”….Bên cạnh đó bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định về quyền bắt giữ đối với bị can, bị cáo có lệnh bắt để tạm giam, hoặc bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp,….

Người bị bắt giữ không chấp hành lệnh bắt giữ của cơ quan có thẩm quyền, có sự chống trả, trốn tránh nhằm trốn thoát. Việc chống trả của người bị bắt giữ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏa của người xung quang cũng như người bắt giữ.

Chủ thể thực hiện hành vi bắt giữ người theo quy định về gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội không bao gồm những người thi hành công vụ, họ là những người công dân bình thường. Khi công dân phát hiện hành vi phạm tội của người phạm tội hoặc người bị truy nã,… thì những công dân này thực hiện hoạt động bắt giữ người phạm tội.

Khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm, người thực hiện quyền này được phép sử dụng vũ lực để bắt và khi sử dụng vũ lực có thể gây thiệt hại cho người bị bắt. Phạm vi cho phép sử dụng vũ lực, gây thiệt hại cho người bị bắt được xác định bởi hai điều kiện: Việc phải sử dụng vũ lực là cách duy nhất để có thể bắt được người thực hiện tội phạm nhưng phải trong mức độ cần thiết cho việc bắt người đó.

Để kiểm tra việc sử dụng vũ lực là cách duy nhất để có thể bắt được người phạm tội và kiểm tra mức độ cần thiết cho việc vắt người phạm tội thì phải đánh giá trương quan giữa sự chống trả việc bắt giữ của người bị bắt giữ và khả năng bắt giữ của người bắt giữ trong hoàn cảnh cụ thể như về không gian, thời gian, khả năng tẩu thoát của người phạm tội, số lượng người bắt giữ, người bị bắt giữ; vũ khí, phương tiện để chống trả lực lượng bắt giữ.

Có thể thấy hành vi gây thiệt hại khi bắt giữ người được pháp luật hình sự cho phép thực hiện hành vi gây thiệt hại mà không bị coi là tội phạm vì hành vi này không gây nguy hiểm cho xã hội. Xét về mặt khách quan, thì hành vi sử dụng vũ lực khi bắt giữ người gây thiệt hại tuy nhiên xét về mặt chủ quan thì chủ thể thực hiện không có lỗi vì đã lựa chọn cách xử sự phù hợp với xã hội. Để bảo vệ sự an toàn tính mạng của mình và cộng đồng so sánh với việc bảo vệ an toàn tính mạng của người bị bắt giữ, thì cá nhân đã phải lựa chọn gây thiệt hại đến người bị bắt giữ. Chủ thể tuy gây thiệt hại nhưng không có lỗi vì sự lựa chọn này là hợp lý, xã hội có thể chấp nhận được. Do không có lỗi mà hành vi gây thiệt hại không bị coi là có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

4. Trách nhiệm khi vượt quá mức cần thiết gây thiệt hại trong khi cần bắt giữ người phạm tội

Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Vượt quá được hiểu là vượt qua một giới hạn quy định.

Đây là trường hợp người bắt giữ đã sử dụng vũ lực để bắt giữ vượt ra khỏi phạm vi cho phép. Việc sử dụng vũ lực rõ ràng là quá mức cần thiết cho việc bắt giữ. Do vậy, hành vi gây thiệt hại cho người bị bắt giữ do sử dụng vũ lực không còn là hợp pháp. Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự.