Đau vết mổ khi mang thai lần 3

Đau vết mổ khi mang thai lần 3
Đau vết mổ khi mang thai lần 3

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không, có nguy cơ gặp phải những biến chứng nào… là băn khoăn chung của nhiều chị em đã trải qua 2 lần vượt cạn trên bàn mổ.

Trải qua 2 lần sinh mổ, mẹ bầu chắc chắn biết rằng mổ bắt con không phải là một ca phẫu thuật đơn giản mà là một ca đại phẫu ở vùng bụng dưới và tử cung của người mẹ. Ca phẫu thuật này cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bác sĩ với các biện pháp gây tê (hoặc gây mê), giảm đau, cũng như liên tục theo dõi các chỉ số sinh tồn để kịp thời xử lý tai biến nếu có.

Mặc dù vết sẹo mổ sẽ lành lặn sau khoảng 6 tháng, nhưng để có thể tiếp tục bao bọc thai nhi trong lần mang thai và sinh nở tiếp theo đòi hỏi tử cung phải phục hồi thật sự và theo dõi sát sao các yếu tố rủi ro.

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Những rủi ro sản phụ phải đối mặt

Không có sự ngăn cấm nào cho mẹ sinh mổ lần 3. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, số lần sinh mổ càng nhiều cũng như khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ càng ngắn thì nguy cơ các rủi ro xảy ra sẽ càng cao.

Chị em muốn sinh mổ lần 3 được khuyến khích sinh con sau ít nhất 3 – 5 năm từ lần sinh mổ trước. Tuy vậy, sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, bởi ca sinh mổ lần 3 có thể sẽ tồn tại 4 vấn đề lớn sau đây:

1. Nứt vỡ tử cung

Mô sẹo không được bền chắc như mô bình thường. Trải qua 2 lần sinh mổ sự liên kết mô lại càng yếu hơn. Nguy cơ nứt vỡ tử cung sẽ rất cao nếu mẹ mang thai trở lại mà chưa đủ 18 tháng tính từ lần sinh trước. Nếu thai làm tổ tại vết mổ cũ hoặc phát triển quá lớn vào các tháng cuối thai kỳ, vết sẹo có nhiều nguy cơ bị nứt vỡ, gây nguy hiểm cho cả hai nhi và tính mạng của người mẹ.

2. Các vấn đề về nhau thai

Bất kỳ tổn thương nào ở bề mặt trong của tử cung như sẹo từ lần sinh mổ trước hay sẹo do bóc u xơ tử cung đều làm tăng rủi ro gặp phải các vấn đề sau:

  • Nhau tiền đạo: Tình trạng nhau nằm gần hoặc che lấp cổ tử cung và có thể gây xuất huyết nặng trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Nhau bong non: Việc nhau bị bong non sẽ cắt đứt nguồn máu nuôi thai dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc tử vong cho thai nhi và mất máu nhiều cho mẹ, một tình trạng cấp cứu thai kỳ.
  • Nhau cài răng lược: nhau bám quá sâu vào thành tử cung dễ gây băng huyết sau sinh đe dọa tính mạng của mẹ, dẫn đến nguy cơ phải cắt bỏ tử cung.

3. Những biến chứng phẫu thuật nói chung

Bất kỳ ca sinh mổ nào cũng tiềm ẩn rủi ro xảy ra những biến chứng nguy hiểm bao gồm nhiễm trùng vết mổ, tổn thương ruột và bàng quang, dính ruột vào thành bụng khi vết mổ lành… Phụ nữ càng sinh mổ nhiều lần, nguy cơ gặp phải các tình trạng này càng cao.

Mô sẹo tử cung và thành bụng dày thêm sau mỗi lần sinh mổ và cần nhiều thời gian để lành hơn. Việc sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… trong thời gian dài cũng làm cho mẹ mệt mỏi và yếu hơn.

Những điều mẹ nên làm nếu có ý định sinh mổ lần 3

Sau khi tìm hiểu sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không, có thể thấy rằng đây là một quyết định có thể gây ra nhiều rủi ro và do đó không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu chị em vẫn muốn sinh thêm con hoặc vì lý do nào đó phải sinh con lần 3, các bác sĩ sẽ tư vấn những biện pháp giúp kiểm soát các nguy cơ biến chứng ở mức tốt nhất có thể.

Làm gì nếu có ý định sinh mổ lần 3?

Tốt nhất là trước khi có ý định mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và tử cung của người mẹ để đánh giá mức độ an toàn – rủi ro. Bạn chỉ nên mang thai trở lại sau ít nhất 3 năm kể từ lần sinh mổ trước để vết sẹo phục hồi tốt.

Nếu đã mang thai, mẹ bầu cần đi khám và tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình tái khám để kịp thời phát hiện các bất thường và có hướng xử lý thích hợp. Mẹ bầu phải hết sức chú ý 3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất.

Bác sĩ sẽ sắp xếp cho mẹ sinh mổ sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ hay chưa tới ngày dự sinh để an toàn cho tử cung. Việc mổ bắt con chủ động thường diễn ra ở tuần thai thứ 38 – 39 để đảm bảo thai phát triển hoàn thiện hoặc sớm hơn nếu có các dấu hiệu cần thiết. Từ tuần thai thứ 36, mẹ nên đi khám thai mỗi tuần 1 lần để có sự chuẩn bị chu đáo cho ca sinh mổ.

Trong thai kỳ, chị em cần dưỡng thai tốt, tránh căng thẳng và lao lực. Mẹ bầu nên chia sẻ với người thân để tránh các bất ổn về tâm lý. Nếu thấy các bất thường như đau bụng, sốt, ra máu, ớn lạnh, lờ đờ… thì cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.

Tóm lại, sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhưng mức độ rủi ro tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể. Khi phải sinh mổ lần 3, chị em cần cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra quyết định, cũng như nên lựa chọn cho mình những bệnh viện có năng lực và uy tín để dự phòng và xử lý tốt các biến chứng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sinh mổ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ. Đặc biệt, khi sinh mổ lần 3, nguy cơ lại càng tăng lên. Kinh nghiệm mổ đẻ lần 3 mà chúng tôi chia sẻ hi vọng sẽ giúp mẹ bầu có được những kiến thức hữu ích cho bản thân.

1. Sinh mổ nhiều lần nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ càng cao

Sinh mổ là hình thức sinh con không qua ngả âm đạo mà thực hiện phẫu thuật phía bụng dưới và tử cung mẹ đưa em bé ra ngoài. Nếu sức khỏe tốt, 3 tháng sau vết mổ sẽ lành nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến lần mang thai và sinh con sau. Các vết sẹo này có thể bị bục trong khi mẹ mang thai hoặc chuyển dạ ở lần mang thai sau đó. khoảng cách giữa 2 lần sinh càng lớn thì khả năng bị bục càng cao. Ngoài ra, mẹ còn gặp một số nguy cơ khác như nhau thai cài răng lược…

Đau vết mổ khi mang thai lần 3

Mổ đẻ lần 3, mẹ có thể gặp phải nhiều nguy cơ hơn những lần trước

2. Kinh nghiệm mổ đẻ lần 3

Sinh mổ lần 3 tiềm ẩn nhiều nguy cơ so với các lần sinh mổ trước vì thế những kinh nghiệm sinh mổ lần 3 để an toàn, hạn chế tối đa biến chứng rất cần được mẹ chú ý.

– Chú ý khoảng cách sinh mổ giữa lần 2 và lần 3: Nguy cơ bị bục vết mổ ở lần 3 cao hơn lần 2. Vì vậy mẹ cần lựa chọn thời điểm vết sẹo lần 2 phải hoàn toàn hồi phục thì mới nên có kế hoạch sinh con lần 3. Khoảng cách giữa lần sinh 2 và lần mang thai 3 ít nhất là 2 năm, tốt nhất là từ 3-5 năm để cơ thể được hồi phục hoàn toàn.

– Trước khi chuẩn bị sinh con thứ 3 cần có tư vấn và theo dõi từ bác sĩ: Nếu mẹ muốn sinh con thứ 3 thì nên có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa, thăm khám kỹ lưỡng trước khi có thai, để có được một thai kỳ an toàn nhất.

Đau vết mổ khi mang thai lần 3

Sinh mổ là hình thức sinh con không qua ngả âm đạo mà thực hiện phẫu thuật phía bụng dưới và tử cung mẹ đưa em bé ra ngoài

– Sinh mổ lần 3, mẹ cần đăng ký sinh từ sớm: Mẹ nên chọn một bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm cùng với thiết bị y tế hiện đại để đăng ký sinh. Mẹ nên đi đăng ký sinh từ sớm, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng độ dày-mỏng thành tử cung, tình trạng vết mổ cũ, tình trạng thai nhi, sức khỏe của mẹ,… từ đó quyết định thời gian mổ để an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi. Thông thường, khi thai tuần 38 – 39, các bác sĩ tiến hành mổ lấy thai mà không chờ chuyển dạ vì các cơn co thắt khi chuyển dạ cũng có tác động đến vết mổ của mẹ.

Đau vết mổ khi mang thai lần 3

Mẹ nên chọn một bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao

– Mẹ thường nằm viện 5-7 ngày vì lần này vết mổ lâu hồi phục hơn, cần chuẩn bị đủ đồ dùng cá nhân.

– Nên nhớ không ăn uống trước khi sinh: Dù đã qua 2 lần sinh mổ, nhưng mẹ cũng cần được nhắc lại một lần nữa về chuyện không ăn uống trước khi sinh mổ ít nhất 8 tiếng. Việc ăn uống khiến dạ dày tích trữ nhiều đồ ăn, khi gây tê hoặc gây mê có thể xảy ra nguy cơ thức ăn trào ngược vào phổi, làm tắc nghẹn đường thở, xẹp phổi, viêm phổi… nguy hiểm tính mạng cho mẹ bầu.

Kinh nghiệm mổ đẻ lần 3 mà chúng tôi cung cấp hi vọng đã mang đến cho chị em những chia sẻ hữu ích.