Đối thủ cạnh tranh của coca-cola là ai

Hiện nay, có rất nhiều mô hình cạnh tranh khác nhau và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được sử dụng nhiều nhất. Ngoài có được chiến lược marketing thông minh thì phân tích thành công mô hình 5 áp lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thành công. Cùng tìm hiểu và phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola để xem hãng đã phải trải qua những gì để trở thành thức uống có ga được ưa chuộng trên toàn cầu nhé.

Tổng quan về công ty Coca Cola

Coca-Cola hay còn được biết là The Coca-Cola Company là tên một doanh nghiệp sản xuất đồ uống, nước giải khát được thành lập năm 1886 tại Wilmington Delaware. Dù cho đây là doanh nghiệp có rất nhiều loại nước giải khát khác nhau nhưng sản phẩm được biết đến nhiều nhất chính là sản phẩm Coca-Cola. Đây là sản phẩm được phát minh năm 1886 tại Columbus, Georgia bởi John Stith Pemberton.

Sơ lược tổng quan về Công ty Coca Cola:

– Thành lập: Ngày 8 Tháng 5 năm 1886

– Nhà sáng lập: John Pemberton với tên Coca-Cola – Asa Griggs Candler với tên Công ty Coca-Cola

– Trụ sở: One Coca-Cola Plaza, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ

– Điều hành: Muhtar Kent (Chủ tịch) James Quincey (Chủ tịch và CEO) (2021)

– Ngành: Thức uống

– Loại hình: Công ty đại chúng

– Khẩu hiệu: Taste The Feeling

– Trang web: https://coca-colacompany.com/

Đối thủ cạnh tranh của coca-cola là ai

Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Coca Cola

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola

Áp lực từ nhà cung ứng

Đây được xem là áp lực cạnh tranh phổ biến ở các thương hiệu và nó chủ yếu đến từ quyền thương lượng của nhà cung ứng đối với thương hiệu. Hiện nay, quyền thương lượng của các nhà cung ứng với Coca-Cola là rất thấp, thậm chí không có. Chính vì thế, Coca-Cola dễ dàng chuyển đổi nhà cung ứng một cách đơn giản. Điều này khiến các nhà cung ứng khi làm việc với Coca-Cola dễ dàng nhận tổn thất lớn. Điều này khiến áp lực đến từ nhà cung ứng đối với Coca-Cola xảy ra bởi những nguyên do sau:

  1. Số lượng nhà cung ứng là rất lớn
  2. Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng của Coca-Cola thấp
  3. Chiến lược hội nhập của Coca-Cola khó được áp dụng với các nhà cung ứng.

Đối thủ cạnh tranh của coca-cola là ai

Áp lực từ nhà cung ứng với Coca-Cola là rất lớn (Ảnh: Internet)

Áp lực từ đối thủ cùng ngành

Nếu nhắc về đối thủ cạnh tranh cùng ngành với Coca-Cola thì ai cũng nghĩ tới ngay Pepsi, đây là đối thủ lớn nhất và xứng tầm của Coca-Cola. Chiến lược marketing của Pepsi và Coca-Cola giống nhau và 2 thương hiệu đều có quy mô giống nhau. Sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm giữa Pepsi và Coca là vô cùng gay gắt. Ngoài Pepsi thì còn nhiều đối thủ khác mà Coca-Cola phải cạnh tranh ở các quốc gia ngoài Việt Nam như Schweppes, RC Cola, Nehi,…

Có thể thấy, khi xu hướng của người tiêu dùng thay đổi thì bất cứ thương hiệu nào cũng sẽ phải đối mặt với áp lực đến từ đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong ngành và cách xử lý khôn khéo, Coca-cola đã có những bước đi và cách xử lý thông minh để giảm thiểu áp lực từ đối thủ trong ngành.

Đối thủ cạnh tranh của coca-cola là ai

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola đến từ đối thủ cùng ngành (Ảnh: Internet)

Áp lực từ khách hàng

Áp lực từ phía khách hàng là áp lực phổ biến với các thương hiệu, đặc biệt đối với các thương hiệu trong ngành FMCG. Khách hàng của Coca-Cola thường là khách hàng cá nhân và mua lẻ sản phẩm và khả năng thương lượng của khách lẻ với các thương hiệu là không cao. Hơn nữa, Coca-Cola và Pepsi có sự khác biệt thấp và chi phí chuyển đổi của khách hàng không cao nên hai thương hiệu vẫn có được sự ủng hộ từ đối tượng khách hàng của mình. Thông thường, khách hàng chỉ có thể có khả năng thương lượng với thương hiệu nếu mua số lượng lớn. Chính vì thế, áp lực đến từ khách hàng không phải là áp lực lớn đối với Coca-Cola.

Áp lực từ những sản phẩm thay thế

Hiện nay, thị trường nước giải khát cũng áp lực hơn bao giờ hết vì người ta không muốn sử dụng nhiều nước ngọt có ga. Chính vì thế, Coca-Cola hay Pepsi đều phải chịu áp lực từ nước trái cây, hay bất cứ đồ uống nào có lợi cho sức khỏe khác. Đây là yếu tố mang lại áp lực lớn cho các thương hiệu nước ngọt có ga, chính vì thế Coca-Cola hay Pepsi đều phải cho ra sản phẩm Cola không đường để bắt kịp xu thế.

Áp lực từ những đối thủ tiềm năng trong tương lai

Nếu nhìn từ bên ngoài thì ngành công nghiệp nước giải khát là một ngành béo bở. Tuy nhiên để các đối thủ mới đặt chân vào thì không phải điều đơn giản. Việc xây dựng thương hiệu thật sự không phải việc chỉ cần tiền mà có thể làm mà nó còn cần thời gian, một thời gian dài. Việc tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng trung thành là điều khó khăn mà Coca-Cola phải dành hàng trăm năm để phát triển. Chính vì vậy, áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong tương lai không phải áp lực lớn đối với Coca-Cola.

Đối thủ cạnh tranh của coca-cola là ai

Coca-Cola không chịu nhiều áp lực từ các đối thủ mới (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ của duavang.net về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola. Có thể thấy, ngoài chiến lược marketing khôn khéo, tiềm lực tài chính mạnh mẽ cũng như sự “cáo già” trong ngành thì Coca-Cola đã phân tích thành công những áp lực cạnh tranh của mình để có những biện pháp khắc phục. Từ đó giảm áp lực cạnh tranh một cách đáng kể để giữ vững vị thế của mình. Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp bạn có được hành trang kiến thức để hoạt động kinh doanh của mình được cải thiện hơn.

Ashley Nguyen – duavang.net

Tập đoàn Coca Cola – tên tiếng Anh là The Coca Cola Company có trụ sử tại Atlanta, Georgia. Đây là tập đoàn sản xuất đồ uống, bán lẻ, quảng bá các sản phẩm đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kì. Công ty được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới với sản phẩm hàng đầu là Coca Cola. Công thức và thương hiệu Coca-Cola được Asa Griggs Candler mua lại năm 1889, sau đó thành lập Công ty Coca-Cola năm 1892. Cho đến nay Coca Cola đã trở thành loại đồ uống có gas được ưa chuộng nhất trên thế giới và được phân phối tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để đạt được thành công này phần lớn nhờ vào những chiến lược marketing thông minh và hiệu quả cùng với đó là việc phân tích thành công mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Mời các bạn cùng iGenZ phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola qua bài viêt dưới đây.

Đối thủ cạnh tranh của coca-cola là ai
Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Coca Cola

Khi nói đến đối thủ cạnh tranh của Coca Cola chúng ta có thể nhắc ngay đến Pepsi, đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola, hai công ty này đã cạnh tranh với nhau từ thế kỷ 19. Coca Cola và Pepsi có quy mô gần như nhau và họ có các sản phẩm và chiến lược tương tự. Mức độ khác biệt giữa hai thương hiệu cũng thấp và do đó sự cạnh tranh về giá diễn ra gay gắt. Mọi người đã nghe nói về “cuộc chiến Cola”. Vì vậy, mức độ cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp này là rất lớn.

Ngoài ra Coca Cola cũng trạnh tranh trực tiếp với rất nhiều đối thủ khác như Keurig Green Mountain Group, Schweppes, RC Cola, Hires Root Beer và Nehi…

Như vậy thông qua phân tích áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh của Coca Cola chúng ta có thể thấy: Khi thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi Coca Cola có thể gặp áp lực lớn từ những đối thủ cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên, thương hiệu này đã có tuổi đời rất lâu và họ có thể thích nghi, nắm bắt tốt xu hướng thay đổi của người dùng trên thế giới. Hơn nữa họ cũng có một tiềm lực tài chính rất hùng mạnh. Ngoài ra, thương hiệu có lượng người hâm mộ trung thành và công ty đã có những chiến lược mới bằng cách di chuyển theo xu hướng đồ uống. Áp lực đến từ các đối thủ là vừa phải.

Quyền thương lượng của khách hàng cá nhân đối với Coca-Cola là thấp. Khách hàng cá nhân thường mua với số lượng ít và họ cũng không tập trung ở các thị trường cụ thể. Tuy nhiên, Coca Cola và Pepsi có mức độ khác biệt thấp, chủ yếu là Pepsi bán hương vị tương tự. Chi phí chuyển đổi không cao đối với khách hàng và hai thương hiệu vẫn có được sự trung thành của khách hàng cao. Khách hàng của Coca Cola cũng không quá nhạy cảm về giá cả. Nếu một nhà bán lẻ có được một số khả năng thương lượng thì đó chỉ là do họ mua với số lượng lớn. Tuy nhiên, nhìn chung Coca Cola không gặp phải nhiều áp lực đến từ khả năng thương lượng của khách hàng.

Quyền thương lượng của các nhà cung cấp Coca Cola rất yếu. Sở dĩ như vậy là do số lượng nhà cung cấp nhiều và chi phí chuyển đổi đối với Coca Cola thấp. Trong khi Coca Cola có thể dễ dàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, thì không phải nhà cung cấp nào cũng có thể chuyển đổi khỏi Coca Cola một cách dễ dàng. Điều đó có thể dẫn đến thua lỗ cho bất kỳ nhà cung cấp nào. Trong khi đó số lượng các nhà cung cấp riêng lẻ có quy mô từ nhỏ đến vừa phải là rất nhiều. Vì vậy, áp lực đến từ những nhà cung cấp của Coca Cola là thấp do:

  • Số lượng lớn các nhà cung cấp
  • Quy mô nhỏ đến vừa phải của các nhà cung cấp riêng lẻ.
  • Việc tích hợp chuyển tiếp khó khăn đối với các nhà cung cấp.
  • Chi phí chuyển đổi đối với Coca Cola không quá cao

Các sản phẩm thay thế chính của Coca Cola là đồ uống của Pepsi, nước trái cây và đồ uống nóng và lạnh khác. Số lượng sản phẩm có thể thay thế cho đồ uống Coca Cola là rất cao. Có một số loại nước trái cây và các loại đồ uống tốt sức khỏe khác trên thị trường. Chi phí chuyển đổi thấp cho khách hàng. Ngoài ra, chất lượng của các sản phẩm thay thế nhìn chung cũng tốt. Vì vậy, dựa trên những yếu tố này, mối đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế là rất mạnh.

Trong cành công nghiệp đồ uống nước giải khát này. Những thương hiệu mới gia nhập ngành sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát triển thương hiệu trong một sớm một chiều là điều không thể. Hơn nữa chi phí cho việc đầu tư về thương hiệu, sản phẩm, nhân sự, mặt bằng, tiếp thị là rất lớn. Mức độ trung thành của khách hàng trong ngành là vừa phải và đối với bất kỳ thương hiệu nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng sẽ mất một thời gian. Vì vậy, trong khi những người mới tham gia có thể cạnh tranh với các thương hiệu như Coca Cola hay Pepsi ở cấp độ nhỏ hơn hoặc cấp địa phương, thì để xây dựng một thương hiệu lớn là một điều rất khó cả vốn và nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Kết luận

Như vậy, với lợi thế phát triển lâu đời và tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cùng với đó là những chiến lược marketing thông minh, nhạy bén. Coca Cola đã làm giảm thiểu những áp lực cạnh tranh bằng năng lực cốt lõi của mình.

Xem thêm: