Tại sao thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi


A.

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

B.

Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D.

Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.

Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương khi


A.

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B.

 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu.

C.

cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.

D.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt.

Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301

Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304

Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303

Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 57 SGK Lịch sử 9

Đề bài

Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 55 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Sở dĩ thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất do:

- Sau chiến tranh, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.

- Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân trong nước vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương 1919 - 1929 khi:


A.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

B.

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

C.

Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.

D.

Thế giới tư bản đang lâm vào cuộc khủng hoảng thừa.

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Do đó, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh => Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Nguồn lợi của Tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là: Vơ vét, xuất khẩu nhiều mặt hàng như than, thiếc, chì, kẽm, cà phê, vải, sợi, đường, rượu, gỗ, diêm, chè, cao su, lúa gạo...

Nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Vậy Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mặc dù thực dân Pháp là quốc gia thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá năng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ bởi cuộc chiến tranh. Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đầy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Chương trình khai thác lần thứ hai đã được chúng ráo riết thi hành ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? bới một số nguyên nhân sau:

Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan. Vị trí địa lý của Việt Nam hết sức thuận lợi.

Bên cạnh đó sau khi kết thúc chiến tranh đất nước Pháp bị tàn phá năng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ nên để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh mang đến thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam được thể hiện rõ qua một số vấn đề như sau:

Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than), vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, gấp nhiều lần vào thời kì trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn héc ta năm 1918 lên 120 nghìn héc ta năm 1930.

Nhiều công ty cao su lớn ra đời : Công ty Đốt Đỏ, Công ty Mi-sơ-lanh, Công ty Cây nhiệt đới …. Pháp tăng cường vào khai mỏ. Các công ty than có từ trước đều được bỏ thêm vốn và hoạt động vững mạnh.

Nhiều công ty than mới được ra đời như: Công ty than Hạ Long – Đồng Đăng, công ty than và kim khí Đông Dương;… Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định; các nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; các nhà máy diêm Hà Nôi, Hàm Rồng (Thanh Hoá), Bến Thuỷ (Vinh); nhà máy đường Tuy Hoà (Phú Yên); nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn…

Về thương nghiệp cũng phát triển hơn trước thời kì chiến tranh. Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.

Về giao thông vận tải: được Pháp đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn : Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vinh – Đông Hà (1927).

Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công tí và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đối: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng; tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng (thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác).

Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?