Đọc sách như thế nào để có hiệu quả

Mình thích đọc sách và đọc rất nhiều, đủ loại sách từ love, dating cho đến marketing, management, philosophy, biography. Cho mục đích học hỏi và tiếp thu kiến thức. Kiến thức rộng là 1 điều tốt, nhưng nhiều lúc điều bất lợi của việc dàn trải này là độ sâu của kiến thức mà chúng ta tiếp thu là không đủ.

Bài viết này sẽ nói về những phương pháp đọc sách hiệu quả (và các cách không tốt để tránh) và làm cho việc đọc sách trở nên thú vị hơn và hiệu quả hơn. Đây là cách mình đọc, dựa trên nhiều phương pháp từ nhiều nguồn khác nhau, thử nghiệm và chỉnh sửa cho đến thời điểm hiện tại, nó giúp mình rất nhiều trong việc đọc, hy vọng phương pháp này cũng sẽ giúp được mọi người.

Các vấn đề mình sẽ cover:

  • Làm thế nào để đọc có hiệu quả nhất - hiểu những gì mình đọc
  • Làm thế nào để nhớ những gì mình đọc - retain
  • Làm thế nào để áp dụng những gì mình đọc - practical application

Chuẩn bị đọc:

Thông thường mình chọn sách theo chủ đề mình yêu thích tại 1 thời điểm nhất định, ví dụ như mình muốn tìm hiểu về marketing, mình sẽ tìm những cuốn sách về marketing phù hợp với chủ đề mình muốn tìm hiểu để đọc.

Sau đó mình bắt đầu với những tác giả mình đã biết về lĩnh vực đó và chọn những cuốn sách của họ hoặc đọc review và chọn những cuốn được đánh giá cao/ best seller hiện hành rồi bắt đầu chọn và đọc. Đây là quá trình thông dụng cho những ai mới bắt đầu việc đọc sách mà mình biết. Việc này tốt, nó cho mình kiến thức tổng quát tốt và khả năng tiếp cận 1 loạt các tựa sách hay và ấn tượng nhưng dần dần mình nhận ra là nó thiếu 1 độ sâu nhất định về mặt kiến thức. 1 điểm trừ khác là khi bạn chỉ đọc 1 hoặc 2 cuốn cho 1 chủ đề, bạn sẽ có khuynh hướng nghiên theo góc nhìn của một tác giả nhiều hơn là phần tự luận của bản thân (common, solid reasoning and experiments, how can anyone defy). Mình tìm hiểu và chuyển sang Syntopical Reading

Syntopical reading là cách đọc nhiều cuốn sách trên cùng 1 chủ đề, sau đó so sánh và tương phản các ý tưởng với nhau.

Lợi ích của phương pháp này là bạn sẽ đi sâu hơn về các điều/ kiến thức bạn đã đọc từ đó có khả năng các biện luận hoặc lên ý tưởng riêng về chủ đề bạn đã đọc. Điểm cộng tất nhiên là làm giảm khả năng bị thiên vị từ 1 góc nhìn của 1 tác giả và..có thêm nhiều sách :)

Cách làm:

Cho mỗi chủ đề mình muốn tìm hiểu, mình khoanh vùng và tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề để tìm sách thích hợp. Cho mỗi chủ đề, mình tìm từ 2-3 cuốn, lý tưởng là từ các tác giả khác nhau, từ nhiều giai đoạn khác nhau càng tốt, vì từng thời kỳ sẽ có cách nhìn và thế giới quan khác nhau.

1 vài gợi ý để bạn có thể có được sự chuẩn bị tốt hơn trước khi đọc, chuẩn bị tốt sẽ làm cho việc đọc sách có kết quả tốt hơn.

Các câu hỏi bạn cần hỏi trước khi bắt đầu đọc:

  • Những thứ bạn quan tâm và muốn học là gì?
  • Bạn sẽ áp dụng những kiến thức này cho việc gì? Ví dụ: tìm hiểu về cách viết email để train cho nhân viên. Hoặc đọc về marketing để có thể lên plan hoặc giải quyết 1 vấn đề Marketing hiện tại của công ty.

Tips khi chọn sách:

  • Khi nghiên cứu sách để chọn, đừng lạm dụng quá nhiều về danh sách best sellers. Cố gắng kiếm những người giỏi trong lĩnh vực mà bạn biết và tôn trọng, hỏi họ và nhờ họ đề xuất những cuốn sách nên đọc.
  • Sách cũ hay mới xuất bản? Cho sách cùng 1 chủ đề, best seller cho 20 năm trở lại và best seller vừa mới xuất bản tuần trước, bạn nên ưu tiên cuốn đã tồn tại hơn 20 năm (Lindy effect). Đánh đổi là những cuốn sách mới sẽ có thể cập nhật những trend mới và các thí nghiệm mới, nhưng cho những điều cốt lõi và trọng yếu, những cuốn cổ điển vẫn giữ được vị thế và giá trị của nó.

Bạn nên bắt đầu đọc với quan niệm là bạn sẽ hướng dẫn và chia sẻ lại những gì bạn học cho người khác. ‘Teaching is the highest form of understanding.’ –Aristotle

Ghi chú (take notes) khi đọc:

Take notes khi đọc sách gần như là điều quan trọng nhất để làm khi đọc sách vì các lợi ích của nó mang lại. Nó giúp chúng ta ghi chú lại các ý tốt, tóm tắt nội dung, thúc ép não của chúng ta suy nghĩ để hiểu vấn đề được notes lại và có thể xem lại sau này.

Cách take notes thông thường mình thấy là copy lại những đoạn hay trong sách - cái này gọi là quote - và có ít tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả của việc đọc sách. Cách làm này cũng có khuynh hướng thụ động - copy & paste nên mình khuyên không nên follow. Cách tốt nhất mà mình biết là sau khi đọc xong 1 chương, các bạn gấp sách lại và cố gắng tóm tắt lại chương đó với các ý mà bạn đọc được. Việc này làm được các điều sau: khả năng hiểu và tổng hợp 1 chủ đề có nhiều thông tin thành 1 nội dung cô đọng nhưng đủ ý, nâng cao khả năng comprehension của các bạn. Cái thứ 2 là practice khả năng recall, 1 skill cực kỳ tốt để tối đa hóa hiệu quả của việc đọc sách (reference method từ Jordan Peterson xem thêm ở đây). Mục tiêu cuối cùng là nhớ và hiểu những gì mình đọc và có thể áp dụng cho mục đích của mình, hạn chế việc đọc xong mà 30 phút sau không nhớ gì - việc đọc lại cũng không hiệu quả giống như bạn nghĩ (re-reading issue)

Sau đây là 1 vài cách mình hay làm (bên cạnh các phương pháp cơ bản như highlight, vẽ, viết bên hông sách, edit hoặc bất cứ gì bạn cho là có hiệu quả)

  • Đầu tiên là tóm tắt: sau mỗi chương, cố gắng tóm tắt lại chương ấy bằng ngôn ngữ của bạn. Mục đích mình có giải thích ở trên.
  • Áp dụng, áp dụng, áp dụng: kiến thức sẽ vô ích nếu không áp dụng. Take notes về việc sẽ áp dụng các kiến thức mà bạn nghĩ là có ích vào cuộc sống và các vấn đề của bạn - recall technique - liên kết 2 việc này sẽ giúp bạn hiểu vấn đề và tính ứng dụng của nó tốt hơn. Mình không thể nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của việc này. Đây là yếu tố chính để tách biệt giữa việc đọc hiệu quả và việc đọc chỉ để cho có đọc (thể hiện bằng việc vừa đọc vừa xem hoài số trang, everyone?)
  • Sau khi hoàn tất cuốn sách, xem lại các notes của ban, chỉnh sửa nếu cần thiết và giữ nó ở 1 chỗ nào đó để bạn có thể xem lại trong tương lai. Mình dùng Notion, try here

Sau khi đọc xong 3 - 5 cuốn sách cho chủ đề mà bạn muốn tìm hiểu bạn sẽ có kiến thức nền tảng về vấn đề mà bạn muốn tìm hiểu (hooray congrats!). Nếu bạn take notes cẩn thận và sử dụng các phương pháp bên trên thì kiến thức các bạn tiếp thu được cũng sẽ rõ hơn so với việc đọc cuốn sách từ đầu đến cuối mà không làm gì. Hy vọng bạn luôn giữ quan niệm về việc sẽ “dạy” lại cho ai đó những điều bạn đã học được, điều này sẽ đảm bảo là bạn sẽ phải thực sự hiểu vấn đề và các kiến thức bạn đọc.

Hiểu Sâu và nhớ lâu:

Câu hỏi tiếp theo là với một lượng kiến thức lớn như vậy thì làm cách nào để gom lại hết và làm thế nào để biết là mình hiểu vấn đề, và nhớ các kiến thức? Mình dùng kỹ thuật Feynman.

Sử dụng phương pháp này như sau:

  1. Chọn 1 chủ đề hay khái niệm mà bạn muốn tìm hiểu và học (giai đoạn chuẩn bị và đọc mình đã làm xong)
  2. Dạy những thứ mình đã học cho 1 đứa trẻ: giữ cho nó đơn giản và dễ hiểu hết mức có thể. Nếu bạn có khả năng đơn giản hóa kiến thức và truyền đạt đến 1 người không có kiến thức nền về 1 chủ đề và làm cho họ hiểu thì chúc mừng, bạn đã hiểu rất tốt về những điều bạn đọc.
  3. Khi bạn tóm tắt và viết những giải thích và hướng dẫn cho người khác bạn sẽ phát hiện những điểm hổng, những điểm bạn không nhớ trong kiến thức, lúc này lại bung sách ra và nghiên cứu, lặp lại cho đến khi bạn hài lòng.
  4. Xem lại và hoàn thiện: học là một quá trình liên tục, nên khi bạn phát triển và đọc thêm nhiều sách về chủ đề đó hoặc cập nhật thêm những cái mới, bạn quay lại note của mình, điều chỉnh, đơn giản hóa và làm cho nó tốt hơn. Cách này sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế và notes lại sau đó so sánh và điều chỉnh với notes của bạn từ sách.

Tiếp tục chia sẻ và dạy những kiến thức mà bạn có cho người khác sẽ làm cho bạn hiểu thêm về vấn đề và nhớ lâu hơn. Đọc xong, không áp dụng review và bỏ xó thì khả năng bạn không còn nhớ gì sau 1 thời gian là rất cao.

Làm tất cả những điều này là không dễ và sẽ tốn kha khá thời gian nhưng kết quả mà nó mang lại sẽ xứng đáng với nỗ lực bạn bỏ ra.

Đọc sách có tác hại gì?

Theo thông tin từ các nhà khoa học, việc đọc sách trong tư thế nằm, diện tích cơ thể lớn chịu tác động của lực hấp dẫn (lực hút của trái đất) càng lớn, dễ làm trì hoãn, mất cân bằng nhịp sinh học của cơ thể dễ gây bệnh tim mạch, suy nhược hệ thần kinh, giảm trí nhớ, thiếu máu, loãng xương.

Đọc sách bao nhiêu là đủ?

Chuyên gia về hiệu suất làm việc James Clear gợi ý rằng bạn nên đọc 20 trang sách mỗi ngày. Đó là một con số đủ nhỏ để bạn không cảm thấy nản lòng mà trì hoãn, đồng thời nó cũng rất dễ đạt được. Hầu hết mọi người có thể đọc được 200 đến 400 từ một phút. Một cuốn sách thường có 250 đến 300 chữ mỗi trang.

Việc đọc sách có ý nghĩa như thế nào?

Đọc sách mang đến nhiều lợi ích bất ngờ mà bạn không hề biết đến. Đọc sách đúng cách giúp kích thích não bộ phát triển tốt hơn, hạn chế lão hóa và giảm khả năng mất trí nhớ. Ngoài ra, đọc sách cũng giúp con người ta nâng cao hiểu biết, làm giàu vốn từ, tăng khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề…

Kỹ thuật đọc là gì?

Kỹ năng đọc là khả năng tiếp nhận và hiểu thông tin từ các tài liệu, sách vở. Những người có kỹ năng đọc tốt thường có khối tri thức rất rộng. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy những người thích đọc thường lắng nghe tốt hơn, có tư duy thông thái hơn và biết quản lý cảm xúc hơn.