Doanh nghiệp nộp báo cáo thống kê như thế nào năm 2024

Tại sao phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê

Tại sao phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê? Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê là một hoạt động mang tính chất bắt buộc. Hằng năm, mỗi công ty phải gửi các bản ghi chép về các hoạt động kinh doanh cũng như kết quả thông qua hoạt động tài chính đạt được để các cơ quan chính phủ kiểm tra lại với mục đích đảm bảo tính chính xác cho các mục đích về thuế, tài chính, đầu tư,…

Những thông tin tài chính liên quan này sẽ được trình bày theo cấu trúc, hình thức đơn giản và luôn được đảm bảo đã qua thảo luận, xét duyệt của ban giám đốc.

Dưới đây, Phavila chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi “Tại sao phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê cùng chia sẻ những kiến thức cần lưu ý, cách thức thực hiện cũng như những mức xử phạt khi vi phạm, để quý công ty tránh mắc những sai phạm không đáng có gây tổn thất về mặt chi phí, công sức và thời gian.

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp nộp báo cáo thống kê như thế nào năm 2024
Nộp báo cáo tài chính gồm chi tiết những thành phần gì?

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là các bản ghi chép về các hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của một công ty. Báo cáo tài chính thường được kiểm toán bởi các cơ quan chính phủ, kế toán, công ty, v.v. để đảm bảo tính chính xác cho các mục đích về thuế, tài chính hoặc đầu tư. Báo cáo tài chính bao gồm những loại sau:

  • Bảng cân đối kế toán;
  • Báo cáo thu nhập;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền mặt.

Ngoài ra, đối với hầu hết hình thức nộp báo cáo tài chính đến cơ quan thống kê vào năm nay đã chuyển đổi hầu hết qua nộp online. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà các cơ này sẽ yêu cầu bản in giấy và nộp trực tiếp.

Nộp báo cáo tài chính cần những giấy tờ nào

Theo thông tư 151/2014/TT-BTC quy định về Hồ sơ báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm những mục sau:

✔️Báo cáo tài chính của năm.

  • Ở đây doanh nghiệp cần chú ý rằng loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định chế độ kế toán báo cáo tài chính của năm.
  • Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, được quy định áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối tài khoản, Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Doanh nghiệp lớn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 như sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.

✔️Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu 05/QTT-TNCN.

✔️Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN.

Báo cáo tài chính phải nộp cho những cơ quan nào?

Hằng năm, các công ty, doanh nghiệp tuân theo hướng dẫn gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán và giải trình cho các cơ quan có thẩm quyền. Đây được xem không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của công dân Việt Nam cũng như công dân nước ngoài đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan có thẩm quyền quản lý, tiếp nhận báo cáo tài chính bao gồm những cơ quan sau:

LOẠI DOANH NGHIỆPNơi nhận báo cáoNơi nhận báo cáoNơi nhận báo cáoNơi nhận báo cáoNơi nhận báo cáoKỳ lập báo cáoBáo cáo Cơ quan tài chính (1)Cơ quan Thuế (2)Cơ quan Thống kêDN cấp trên (3)Cơ quan đăng ký kinh doanh1. Doanh nghiệp Nhà nướcQuý, Nămxxxxx2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiNămxxxxx3. Các loại doanh nghiệp khácNămxxxx

Ngoài ra, Phavila chúng tôi cũng xin liệt kê cụ thể những cơ quan và các loại hình doanh nghiệp, công ty phải nộp báo cáo tài chính như sau:

✔️Doanh nghiệp nhà nước.

  • Đối với doanh nghiệp thuộc nhà nước nằm trong địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, cần phải lập và nộp báo cáo tài chính cho Sở tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước trung ương thì cần nộp thêm Báo cáo tài chính Cho Bộ Tài Chính.
  • Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán, phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính.
  • Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

✔️Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên.

  • Đảm bảo nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

✔️Một số Doanh nghiệp được quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính.

  • Đảm bảo kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định.
  • Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải kèm theo báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc doanh nghiệp cấp trên.

✔️Cơ quan tài chính thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

  • Đảm bảo nơi nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

✔️Doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

  • Ngoài một số cơ quan nơi mà các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính theo quy định như trên. Doanh nghiệp còn cần phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức đã được phân công thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

✔️Tất cả doanh nghiệp có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

  • Phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu).

Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê thì bị xử phạt ra sao?

Doanh nghiệp nộp báo cáo thống kê như thế nào năm 2024
Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê thì bị xử phạt ra sao?

Không nộp báo cáo cho Cơ quan thống kê liệu có bị xử phạt?

theo Nghị định 79/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đã quy định:

Trên thực tế, việc đáp ứng các nghĩa vụ về công tác giấy tờ đúng hạn sẽ luôn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc thực hiện nộp thuế cũng như kê khai báo cáo tài chính là nghĩa vụ của công dân và người thực hiện các hình thức kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, Việc nộp báo cáo tài chính không đúng hạn (nộp trễ) hoặc không nộp sẽ bị xử phạt và mức xử phạt được chia theo từng trường hợp, mức độ như sau:

✔️Hành vi vi phạm về tài khoản kế toán.

  • Mức phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ.
    • Mức phạt trên áp dụng cho các hành vi như: Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán, Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán được cho phép bởi Bộ tài chính nhưng lại chưa được chấp thuận. Riêng đối với 02 điểm này, pháp luật quy định cá nhân nếu vi phạm sẽ chịu phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ, trong trường hợp tổ chức vi phạm sẽ phải chịu phạt gấp đôi.
    • Ngoài ra mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi không thực hiện đúng hình thức kế toán đã được bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận.

✔️Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính.

  • Mức phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ áp dụng đối vơi những vi phạm sau:
    • Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không theo biểu mẫu quy định hoặc Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán. trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Hãy chú ý đối với 02 điểm này, cá nhân vi phạm chịu phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ, nếu tổ chức vi phạm chịu phạt gấp đôi.
  • Mức phạt từ 10.000.000đ – 20.000.000đ.
    • Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định.
    • Áp dụng báo cáo tài chính khách với quy định, chuẩn mực và chế độ kế toán. Ngoại trừ trường hợp đã được Bộ tài chính chấp thuận.
  • Mức phạt từ 20.000.000đ – 30.000.000đ.
    • không lập báo cáo tài chính theo quy định.
    • Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ và chứng từ kế toán.
    • Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ và chuẩn mực kế toán.
  • Mức phạt từ 40.000.000đ – 50.000.000đ.
    • Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu tránh nhiệm hình sự.
    • Thỏa thuận hoặc áp buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu tránh nhiệm hình sự.
    • Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

✔️Chậm nộp báo cáo tài chính.

  • Mức phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ.
    • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhiều nhất là 03 tháng so với thời gian quy định.
    • công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời gian quy định.
  • Mức phạt từ 10.000.000đ – 20.000.000đ.
    • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
    • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm tra báo cáo tài chính.
    • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
    • công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính.
    • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
  • Mức phạt từ 20.000.000đ – 30.000.000đ.
    • Thông tin, số liệu báo cáo tài chính sai sự thật.
    • Công bố, cung cấp báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
  • Mức phạt từ 40.000.000đ – 50.000.000đ.
    • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Cách khắc phục khi phạm lỗi trong công tác nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê

Doanh nghiệp nộp báo cáo thống kê như thế nào năm 2024
Cách khắc phục khi vi phạm lỗi trong nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê

Công tác thống kê, nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền là một trong những thủ tục bắt buộc và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao. Điều này sẽ không tránh khỏi việc xảy xa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện. Dưới đây là cách khắc phục những lỗi vi phạm khi doanh nghiệp đã phát hiện ra lỗi trong báo cáo.

Đối với hành vi vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính, Anh/Chị buộc phải lập lại và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán.

Ngoài ra, hãy đảm bảo tiêu hủy các báo cáo tài chính đã giả mạo cũng như khai gian của công ty trong thời gian qua.

Riêng về hành vi vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính, hãy nộp và công khai báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính.

Chúng tôi, Phavila cùng với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệp trong công tác giấy tờ cùng những thủ tục hành chính đã trả lời câu hỏi “Tại sao phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê?” cùng những thông tin khác mà chúng tôi chắc rằng sẽ mang lại sự cần thiết và bổ ích đến quý độc giả trong tương lai. Trong trường hợp còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ các vấn đề về pháp lý và có thể thực hiện một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhất nhé!