Điều kiện học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng

Trường Đại học Thương mại thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngành Tài chính Ngân hàng , đợt 1 tháng 4 năm 2022 (cao học khóa 28A). Chi tiết Thông báo tuyển sinh xem tại Phụ lục 1 hoặc Xem chi tiết tại đây. Một số thông tin cụ thể:

1.Giới thiệu chung

      Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng làm việc ở trình độ cao trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; có kiến thức toàn diện và chuyên sâu về tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính; tài chính công; quản trị tài chính của các doanh nghiệp và các định chế tài chính trung gian; có năng lực nghiên cứu độc lập, có khả năng phát hiện, phân tích giải quyết các vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng khi nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Học viên tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Thương mại có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh doanh thương mại và Marketing thương mại định hướng nghiên cứu Xem chi tiết tại đây

       Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh doanh thương mại và Marketing thương mại định hướng ứng dụng Xem chi tiết tại đây

2. Điểm nổi bật của chương trình

 – Trường Đại học Thương mại là địa chỉ đào tạo Sau đại học có uy tín, với quy mô đào tạo ổn định, môi trường học tập minh bạch, không tiêu cực và chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao.

       – Theo khảo sát các thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Thương mại được đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao về năng lực chuyên môn, đáp ứng tốt  yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn, vận dụng tốt các kỹ năng trong công việc ở các vị trí, cương vị  khác nhau (lãnh đạo, quản lý, điều hành,…)

      – Các học phần trong chương trình đào tạo được sắp xếp theo hướng linh hoạt, tinh gọn trong thời gian 24 tháng, trong đó thời gian học là 18 tháng, làm luận văn tốt nghiệp trong 6 tháng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học trong việc lập kế hoạch học tập và công tác.

       – 100% giảng viên tham gia chương trình đào tạo đều có học vị tiến sĩ trở lên và có nhiều kinh nghiêm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn khoa học.

  1. Thời gian, địa điểm thi và thời gian đào tạo

Ngày xét tuyển (dự kiến): 23, 24/4/2022

Địa điểm tổ chức xét tuyển: Trường Đại học Thương mại

Thời gian gia hạn tối đa đối với hình thức đào tạo chính quy là 1,5 năm (18 tháng); đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học là 02 năm (24 tháng). Học viên có thể đăng kí lựa chọn học theo hình thức học phù hợp.

     4. Hồ sơ và lệ phí tuyển sinh

Thí sinh nộp hồ sơ bằng 2 hình thức: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 

Danh mục giấy tờ cần thiết phải nộp đề nghị xem tại Phụ lục 2 Mẫu hồ sơ

Thời hạn nộp hồ sơ trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ 6: từ ngày 18/02/2022 đến 15/4/2022

Lưu ý: Thí sinh hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn có thể gửi chuyển phát nhanh đảm bảo hồ sơ về địa chỉ: ThS. Cảnh Lan, Phòng 101, Nhà T, Trường Đại học Thương mại, Số 79 Hồ Tùng Mậu, Thành phố Hà Nội. Trong trường hợp thiếu một số giấy tờ trong hồ sơ, thí sinh liên lạc với Phòng Quản lý Sau đại học qua số Hotline/Zalo 0901.716.333 hoặc Inbox Messeger của Page Phòng để được hướng dẫn.

Lệ phí xét tuyển sinh (nộp cùng lúc nộp hồ sơ), bao gồm: 750.000 đ

Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai cách nộp lệ phí thi tuyển sinh:

– Cách 1. Nộp trực tiếp cùng lúc nộp hồ sơ dự thi tại Phòng Quản lý Sau đại học.

– Cách 2. Chuyển khoản đến Số tài khoản: 1021493056

Chủ tài khoản: Trường Đại học Thương mại

Ngân hàng: Vietcombank – Chi nhánh Hà Thành

Nội dung chuyển khoản: LPT28A_Họ và tên_chuyên ngành (Ví dụ: LPT28A_Nguyen Van A_QLKT).

     5. Học Bổ sung kiến thức

Quy định cụ thể về số môn học bổ sung kiến thức xem tại Mục 5 và Phụ lục 2 của Thông báo tuyển sinh và thực hiện theo Quyết định số 165/QĐ-ĐHTM ngày 17/02/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại: vui lòng Xem chi tiết tại đây.

Lịch học, lịch thi cụ thể từng môn học bổ sung kiến thức sẽ được gửi qua email và công bố trên website http://saudaihoc.tmu.edu.vn. hoặc xem tại đây Lịch học bổ sung kiến thức TS T4.2022 (dự kiến)

Học phí học bổ sung: 1.200.000 đ/học phần. 

     6. Lịch thi Tiếng Anh dành cho đối tượng dự thi cao học

Được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thương mại là một trong 20 trường được tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dành cho Việt Nam, Phòng Quản lý SĐH xin thông báo tổ chức hội đồng thi CEFR ngày 16/4/2022 như sau:

Lịch học ôn, lịch thi tiếng Anh cụ thể với thí sinh đăng ký được gửi qua email và công bố trên website: https://tinyurl.com/3nskuxky. 

     7. Thông tin liên hệ:

Phòng Quản lý Sau Đại học, Phòng 101, 105 – Tầng 1, Nhà T, Trường Đại học Thương mại, 79 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội.

Website Trường Đại học Thương mại: http://tmu.edu.vn

Website Phòng Quản lý Sau Đại học: http://saudaihoc.tmu.edu.vn

Hotline/Zalo: 0901.716.333.

Email: 

Facebook: Phòng Quản lý Sau đại học – Trường Đại học Thương mại

      Phụ lục 1: Thông báo tuyển sinh thạc sĩ đợt tháng 4 năm 2022 >>> File chi tiết

      Phụ lục 2: Hướng dẫn nộp và giấy tờ hồ sơ dự thi cao học >>>> File chi tiết

27 Tháng 06, 2022

Có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng không? Bên cạnh CFA, bằng thạc sĩ Tài chính Ngân hàng cũng là một sự lựa chọn được rất nhiều người cân nhắc

Có nên học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng hay không? Đây chắc chắn là băn khoăn của nhiều người trước bối cảnh các ngân hàng đang khắt khe hơn trong việc tuyển chọn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sức khỏe Tài Chính. Do đó, việc lựa chọn bằng cấp và chứng chỉ có giá trị và phù hợp với khả năng rất quan trọng đối với tất cả nhân sự có ý định hoặc đã, đang làm việc trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Ở bài viết này, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu cụ thể có nên học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng hay không để có câu trả lời phù hợp với định hướng phát triển của mình.

1. Sơ lược về bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng

Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng được đánh giá là minh chứng đáng tin và đảm bảo chắc chắn nhất về quá trình nghiên cứu và tích lũy kiến thức đáng kể về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Để đánh giá được giá trị cao thấp của bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, danh tiếng của trường đại học đào tạo quyết định rất nhiều. Nếu bạn học văn bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng ở trường đại học nổi tiếng được nhiều người biết đến sẽ có giá trị hơn so với những trường danh tiếng thấp.

Để học chương trình Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, các bạn có thể học tại Việt Nam hoặc đi du học tại các quốc gia phát triển tại châu Âu, châu Mỹ,... Chi phí để theo học văn bằng này không nhỏ và trung bình, một người sẽ mất khoảng 1,5 - 2 năm để hoàn thành toàn bộ chương trình học.

Điều kiện học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng

=> Xem Thêm: #Sở Hữu Chứng Chỉ CFA Với Khóa Học CFA Online tại SAPP Academy

2. Có nên học thạc sĩ tài chính ngân hàng?

Tài chính Ngân hàng luôn là một ngành nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Dù ngày càng có nhiều lĩnh vực, ngành nghề tiềm năng nhưng đối với một đất nước, Tài chính Ngân hàng vẫn là một ngành rất quan trọng, được xem là “nhựa sống” của quốc gia đặc biệt là đặt trong bối cảnh thời đại với tốc độ kinh tế phát triển nhanh hơn, các nước trên thế giới đề cao văn hóa hội nhập và quốc tế hóa như hôm nay.

Việc lựa chọn học cao lên vị trí Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng sẽ giúp bạn tích lũy thêm kiến thức về ngành và nâng cao những kỹ năng để thực hành khi làm việc thực tế. Bên cạnh đó, khi hoàn thành văn bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, nhân sự sẽ có khả năng làm việc độc lập hiệu quả hơn mà không phụ thuộc nhiều vào người khác. Ngoài kiến thức chuyên môn ngành, chương trình thạc sĩ còn giúp các bạn bổ sung thêm khả năng ngoại ngữ cần thiết cho quá trình làm việc tại Ngân hàng.

Do đó, nếu bạn muốn tăng kiến thức và khẳng định bản thân ở một vị trí cao hơn trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng thì việc học văn bằng thạc sĩ cũng là một điều đáng để cân nhắc.

3. Điều kiện để học cao học Tài chính – Ngân hàng là gì?

Để tham gia vào chương trình học Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, người học sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu đầu vào sau:

  • Những người muốn học lên hàm thạc sĩ trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng phải là người đã tốt nghiệp đại học với chuyên ngành đúng hoặc sát với ngành chuẩn bị học thạc sĩ.

Cử nhân một số ngành đủ điều kiện học thi lên Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng như: tài chính, Tài chính ngân hàng, Tài chính quốc tế, Ngân hàng, Đầu Tư, Đầu tư quốc tế, Bảo hiểm,...

Hoặc những ngành gần với Tài chính Ngân hàng có thể kể đến như: Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế học, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, khi đăng ký chương trình học Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, những đối tượng thuộc các ngành này sẽ phải bổ sung thêm kiến thức liên quan đến môn học Tài chính - Ngân hàng tại chính ngôi trường chuẩn bị theo học Thạc sĩ mới đủ điều kiện để dự thi. 

  • Bên cạnh đó, đối với một số trường đào tạo, các bạn cũng sẽ phải đáp ứng thêm những điều kiện do trường đó đặt riêng để đủ điều kiện đăng ký và dự thi.

Ví dụ: Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội yêu cầu thí sinh đầu vào nếu thuộc các khối ngành như: Dịch vụ vận tải, Khoa học Quản lý, Ngôn ngữ, Lâm nghiệp và thủy sản,... phải có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 1 năm và bổ sung kiến thức cơ bản nếu muốn đăng ký học thi chương trình Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng.

Điều kiện học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng

4. Nên học thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ở đâu?

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, không hiếm trường đào tạo chương trình Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. Rất khó để đưa ra được những cái tên cụ thể, bởi, tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu cũng như kinh phí mà mỗi người sẵn sàng bỏ ra cho chương trình học, ngôi trường tương ứng với mỗi người sẽ khác nhau.

Đối với những trường đại học công lập, yêu cầu đầu vào của chương trình sẽ cao hơn và khó vượt qua hơn. Bởi vậy, người học sẽ phải ôn luyện kỹ cũng như nắm chắc kiến thức hơn để tăng khả năng cạnh tranh. Trong khi đó, nếu lựa chọn trường đại học tư thục, mức độ cạnh tranh sẽ thấp hơn.

Do đó, bạn cần cân nhắc mục tiêu cũng như khả năng của mình để lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất.

Tạm kết

Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng sẽ là một văn bằng giúp bạn nâng cấp được giá trị của mình trong lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính. Hy vọng những thông tin SAPP Academy đã đề cập trên đây sẽ giúp bạn xác định được có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng hay không?

Nếu bạn có ý định phát triển lâu dài về mảng Ngân hàng - Tài chính thì ngoài văn bằng trên, các bạn có thể cân nhắc và tìm hiểu CFA - một chứng chỉ có giá trị toàn cầu và được rất nhiều nhân sự Ngân hàng theo đuổi vì lợi ích nghề nghiệp nhận được rất lớn. 

Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ đào tạo CFA uy tín giúp bạn chinh phục được văn bằng CFA, trong đó, SAPP Academy được đánh giá là một trong những học viện đào tạo ứng viên CFA hàng đầu tại Việt Nam. Nếu bạn còn băn khoăn lo ngại về vấn đề học phí, địa điểm học không tiện, thời gian học thiếu linh hoạt khi học trực tiếp tại trung tâm thì các bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online - giải pháp mới được SAPP Academy thiết kế để giúp bạn có thể học CFA chất lượng mà không còn lo ngại những vấn đề đã đề cập bên trên.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Điều kiện học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng