Điểm thi đánh giá năng lực 2021

ĐIỂM CHUẨN VÀ DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG XÉT TUYỂN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2022

11/14/2021

6340

Điểm thi đánh giá năng lực 2021
Danh sách các trường xét tuyển đánh giá năng lực 2022

Tổng quát nội dung có trong bài viết

  • 1. Những trường đại học tổ chức thi đánh giá năng lực
    • 1.1. Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    • 1.2. Đại Học Quốc Gia TP.HCM
  • 2. Những trường sử dụng điểm đánh giá năng lực để xét tuyển
    • 2.1. Các trường khu vực phía Bắc xét tuyển đánh giá năng lực
      • 2.1.1. Điểm chuẩn đánh giá năng lực 2021 của các trường phía bắc
    • 2.2. Danh sách các trường khu vực phía Nam xét tuyển đánh giá năng lực
      • 2.2.1. Các trường đơn vị xét tuyển đánh giá năng lực thuộc Đại Học Quốc Gia TP.HCM gồm:
      • 2.2.3. Điểm chuẩn đánh giá năng lực 2021 các trường phía nam
  • 3. Thông tin chi tiết danh sách và điểm chuẩn xét tuyển của các trường

4.5/5 - (6 bình chọn)

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi thi đánh giá năng lực là một trong những phương thức tuyển sinh quan trọng được sử dụng bởi nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Thời điểm hiện tại có những trường đại học nào tổ chức, xét tuyển dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực? Nội dung thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết này.

TTO - Năm 2021 đã có hơn 70 trường ĐH, CĐ đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021 để tuyển sinh. Mức điểm chuẩn của phương thức xét điểm thi năng lực ở các trường ra sao?

  • Sáng nay 28-1 bắt đầu đăng ký dự thi đánh giá năng lực, xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM
  • 81 trường xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực vào tháng 3 và 5

Điểm thi đánh giá năng lực 2021

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: CTV

Với 68.400 thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2021 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, đây là kỳ thi có số lượng thí sinh đông nhất từ trước đến nay. Chính điều này đã tác động đến điểm chuẩn của phương thức xét tuyển dùng kết quả kỳ thi này trong năm qua.

Thí sinhđạt điểm cao tăng

Theo TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, phân bố điểm của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 gần như tương đồng với phân bố điểm đợt 1 của năm 2020 và 2019 chứng tỏ sự ổn định của đề thi.

"Thống kê điểm thi cho thấy có 2.776 thí sinh đạt trên 900 điểm (thang điểm 1.200). Phân bố điểm trải rộng từ 164 điểm đến 1.103 điểm, thể hiện khả năng phân loại thí sinh cao, thuận lợi cho việc xét tuyển. Kết quả phân tích cho thấy điểm trung bình của 68.400 bài thi là 688 điểm và thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.103 điểm" - ông Chính cho biết thêm.

Theo các chuyên gia, đề thi đánh giá năng lực có tính ổn định qua các năm nhưng do số lượng thí sinh dự thi đợt 1 kỳ thi năm 2021 đông hơn các năm trước dẫn đến số bài thi đạt điểm cao cũng tăng.

Kết quả thống kê phân bố điểm cho thấy số lượng bài thi có mức điểm từ 701 - 1.200 tăng mạnh so với các năm 2019, 2020. So sánh phân bố điểm thi của năm 2020 và năm 2021 cho thấy số bài thi nằm trong khoảng điểm từ 701-900 của kỳ thi năm 2021 có đến 27.715 thí sinh, trong khi năm 2020 chỉ có 11.817 thí sinh và 1.509 thí sinh đạt từ 901 điểm trở lên...

Nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ: cao nhất 977 điểm

Điểm thi đánh giá năng lực 2021

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Năm 2022 có trên 80 trường đại học, cao đẳng (bao gồm các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh từ kết quả của kỳ thi này. Ảnh: HOÀNG AN

Theo kết quả xét tuyển điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố có đến 9 ngành điểm trúng chuẩn từ hơn 900 điểm (thang điểm 1.200). Những ngành điểm chuẩn cao: khoa học máy tính (974 điểm); logistics và quản lý chuỗi cung ứng - chất lượng cao (953); kỹ thuật hệ thống công nghiệp, logistics và quản lý chuỗi cung ứng (945); kỹ thuật máy tính (940)…

Điểm chuẩn thấp nhất của trường là 700 điểm, có các ngành: xây dựng; bảo dưỡng công nghiệp; kỹ thuật công trình xây dựng, công trình giao thông (chất lượng cao); quản lý tài nguyên và môi trường, kỹ thuật môi trường (chất lượng cao)…

Các ngành có điểm chuẩn nhỉnh hơn một chút, gồm: kỹ thuật dệt, công nghệ may (706); kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dầu khí (708); kỹ thuật vật liệu (707); kỹ thuật dầu khí - chất lượng cao (721); kỹ thuật nhiệt - nhiệt lạnh (748); cơ kỹ thuật, cơ kỹ thuật - chất lượng cao - tăng cường tiếng Nhật (752); kỹ thuật điện - điện tử - chương trình tiên tiến (797); kiến trúc - chuyên ngành kiến trúc cảnh quan - chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh (799)…

Điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2021 của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) từ 610 điểm đến 977 điểm. Điểm chuẩn các ngành đào tạo hầu như đều tăng nhẹ so với năm 2020.

Các ngành, chương trình điểm cao nhất: khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) 977 điểm, nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin 930 điểm, khoa học dữ liệu 910 điểm, công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao) 870 điểm, công nghệ sinh học 850 điểm, hoá học 811 điểm.

Điểm đánh giá năng lực năm 2021 các ngành của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) khá cao, từ 750 - 950 điểm. Ngành khoa học máy tính (định hướng trí tuệ nhân tạo) có điểm chuẩn cao nhất ở phương thức này là 950 điểm.

Bên cạnh đó, 3 ngành khác cũng có mức điểm chuẩn trên 900, gồm khoa học máy tính (920 điểm), kỹ thuật phần mềm (930 điểm) và công nghệ thông tin (905 điểm). Trong khi điểm chuẩn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dao động từ 700 đến 850. Ở phương thức này, ngành có điểm cao nhất là công nghệ chế tạo máy với 850 điểm. Nhiều ngành có điểm trúng tuyển là 800.

Điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2021 của Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cụ thể:ngành y khoa(chất lượng cao) 996 điểm,ngành dược học(chất lượng cao) 971 điểm,ngành răng - hàm - mặt(chất lượng cao) 979 điểm.

Nhóm ngành kinh tế, quản lý: điểm khá cao

Điểm thi đánh giá năng lực 2021

Thí sinh tranh thủ coi lại bài trước khi vào phòng thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: HOÀNG AN

Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tăng mức chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực từ 30% (năm 2020) lên tối đa 50% tổng chỉ tiêu xét tuyển của trường.

Trường có đến 13 chương trình đào tạo với điểm trúng tuyển từ 900 điểm. Trong đó, chương trình đào tạo có điểm trúng tuyển cao nhất là kinh doanh quốc tế với 931 điểm.

Đối với 5 chương trình đào tạo mới của trường, điểm trúng tuyển cụ thể: kinh tế đối ngoại chất lượng cao bằng tiếng Anh là 920 điểm, marketing chất lượng cao bằng tiếng Anh (918), thương mại điện tử chất lượng cao bằng tiếng Anh (850), toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính chất lượng cao bằng tiếng Anh (766) và luật dân sự chất lượng cao bằng tiếng Anh (702).

Tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, điểm chuẩn phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lựccủa ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 khá cao, dao động từ 750 điểm (ngành kinh doanh nông nghiệp) đến 1.000 điểm (ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng).

Các ngành còn lại điểm chuẩn từ 800 trở lên. Điểm trúng tuyển dựa kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021 của Trường ĐH Tài chính - marketing ở 10 ngành chương trình đại trà từ 800 - 900 điểm; 4 ngành chương trình đặc thù từ 750 -780 điểm; 3 ngành chương trình quốc tế 750 điểm; 6 ngành chương trình chất lượng cao từ 750 - 850 điểm.

600 điểm vẫn có nhiều cơ hội trúng tuyển

Điểm chuẩn xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) dao động từ 601 đến 905 điểm.

Các ngành có điểm chuẩn từ 805 đến 905 gồm: truyền thông đa phương tiện (905 điểm), ngôn ngữ Anh (hệ chuẩn và hệ chất lượng cao đều 880 điểm), quan hệ quốc tế - chất lượng cao (865 điểm), tâm lý học (865 điểm), quan hệ quốc tế - hệ chuẩn (860 điểm), báo chí - chất lượng cao (835 điểm), báo chí - hệ chuẩn (830 điểm);

ngôn ngữ Trung Quốc - hệ chuẩn (825 điểm), ngôn ngữ Trung Quốc - hệ chất lượng cao (815 điểm), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - hệ chuẩn (815 điểm), Hàn Quốc học (808 điểm), Nhật Bản học (hệ chuẩn và chất lượng cao: 808 điểm), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - chất lượng cao (805 điểm).

Tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021, với 3 ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường, gồm: logistics và quản lý chuỗi cung ứng (870), quản trị kinh doanh (860) và ngành ngôn ngữ Anh (860). Trong khi các ngành còn lại của trường có điểm chuẩn từ 650 đến 770 điểm. Còn tất cả các ngành chương trình liên kết quốc tế có điểm chuẩn chung 600 điểm.

Với phương thức kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM năm 2021 thuộc về ngành thú y (ở cả 3 cơ sở đào tạo), trong đó tại cơ sở TP.HCM 800 điểm, tại Phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận 750 điểm. Các ngành có điểm chuẩn đánh giá năng lực thấp nhất ở cả 3 cơ sở đào tạo của trường là 700 điểm.

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM quyết định điểm chuẩnphương thức 2,xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 tại ĐH Quốc gia TP.HCM, cơ sở đào tạo tại TP.HCM: từ 17,53 đến 21,58 điểm (quy về thang điểm 30, cách tính điểm chuẩn được nêu rõ trong đề án tuyển sinh); tại trung tâm đào tạo cơ sở Cần Thơ điểm chuẩn 17,18 và 17,65 điểm; tại trung đào tạo cơ sở Đà Lạt điểm chuẩn 19,59 điểm.

Điểm đánh giá năng lực được cộng điểm ưu tiên

Điểm chuẩn xét tuyển điểm kỳ thi đánh giá năng lực được các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM xác định sau khi cộng điểm thi cộng điểm ưu tiên (nếu có). Điểm ưu tiên giữa các khu vực và đối tượng được tính như sau: khu vực 3 cộng 0 điểm; khu vực 2 cộng 10 điểm; khu vực 2-nông thôn cộng 20 điểm; khu vực 1 cộng 30 điểm. Thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 1 (đối tượng 1,2,3,4) được cộng 80 điểm; thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 2 (đối tượng 5, 6, 7) được cộng 40 điểm.

Điểm thi đánh giá năng lực 2021
Sáng nay 28-1 bắt đầu đăng ký dự thi đánh giá năng lực, xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM

TTO - ĐH Quốc gia TP.HCM vừa chính thức mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022. Cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực và xét tuyển từ ngày 28-1 đến 28-2.

Nếu thí sinh sử dụng các phương thức riêng thì có lợi thế gì?

Giải đáp thắc mắc này, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, lưu ý mỗi phương thức có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn, các trường thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM dành tỷ lệ chỉ tiêu xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, trong khi đó khối trường tư thục dành nhiều chỉ tiêu xét theo điểm học bạ. "Dù xét tuyển phương thức khác nhau nhưng khi trúng tuyển thì thí sinh chỉ được nhập học ở một phương thức", ông Nguyên lưu ý.

Theo ông Nguyên, trong những năm gần đây, ranh giới giữa các phương thức xét tuyển không còn nhiều. Kỳ thi đánh giá năng lực kiểm tra kiến thức tiệm cận hơn với những năng lực học ĐH của thí sinh. "Do đó, phương thức xét tuyển riêng sẽ giúp giảm áp lực thi cử, đặc biệt thí sinh biết trước được thời gian trúng tuyển và nhập học sớm hơn phương thức kỳ thi chung. Nhưng dù chọn phương thức nào thì quan trọng nhất vẫn là chọn lựa ngành nghề", ông Nguyên nhắn nhủ thí sinh.

Tương tự, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho rằng thí sinh có lợi thế về sự chủ động thời gian và có thêm nhiều lựa chọn khi có nhiều phương thức xét tuyển. Ông Lưu nói: "Với nhiều phương thức, áp lực để thi đạt kết quả cao ở một kỳ thi chung cũng giảm nhẹ. Nhiều học sinh sau khi đã trúng tuyển bằng các phương thức riêng nên kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp. Ngoài ra, số lượng thí sinh tham gia, trường ĐH và CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực cũng rất nhiều".

Về phần mình, thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên thí sinh cần biết nghề trong tương lai là gì. "Thực tế cho thấy khi chúng ta tốt nghiệp ĐH, làm việc từ 5 - 10 năm liên tiếp thì mới trở thành cái nghề. Chính vì vậy, các em cần tìm hiểu ngành nghề, tìm hiểu trường, chương trình đào tạo, nắm bắt những phương thức xét tuyển trong từng thời điểm khác nhau. Thí sinh nên xác định sớm như vậy để giảm áp lực, thoát khỏi cảnh học tài thi phận, không phải hồi hộp chờ đợi kết quả trong khi có những bạn bè có thể xác định được địa điểm học, còn mình thì bất an đến giây phút cuối cùng", ông Thái chia sẻ.

Những ngành học mới

Chia sẻ thêm về ngành học mới, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay trường có cả hai ngành giáo dục mầm non và quản lý bệnh viện, đều liên quan đến con người. Riêng ngành giáo dục mầm non có những quy định chung của Bộ GD-ĐT về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022, nên thí sinh cần tham dự kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức, theo ông Lưu.

Trong năm 2022, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có tuyển sinh 6 ngành mới gồm: quản trị văn phòng, kinh tế quốc tế, công nghệ tài chính, kiểm toán, truyền thông đa phương tiện và quản trị sự kiện. "Những ngành mới này có thể là mới hoàn toàn hoặc được tách ra từ chuyên ngành trước đó. Điểm đặc biệt của sinh viên khi theo học các ngành mới có những lợi thế hơn do nhận được nhiều hỗ trợ trong quá trình học tập, việc làm sau khi ra trường", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin.

Thạc sĩ Trần Mạnh Thái cho biết năm trường ĐH Văn Hiến có 6 ngành mới như giáo dục mầm non, dược, Hàn quốc học, máy tính, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

Bao nhiêu là an toàn để trúng tuyển?

Đỗ Thị Thanh Thảo, học sinh Trường THPT Ernst Thalmann, hỏi: "Năm 2022, em muốn dùng điểm xét đánh giá năng lực, bao nhiêu điểm thì an toàn? Tỷ lệ chỉ tiêu cho phương thức này bao nhiêu?".

Giải đáp thắc mắc trên, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay chỉ tiêu các ngành dành cho kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là 10%. "Thí sinh cần phân biệt điểm sàn và điểm trúng tuyển. Trong đó, điểm sàn là điểm nhận hồ sơ xét tuyển, trường đưa ra mức 550 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM) và 70 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội). Nhưng đây là điểm đủ điều kiện trường nhận hồ sơ để bắt đầu xét tuyển. Còn điểm trúng tuyển sẽ dựa trên nhiều yếu tố, kết quả sau cùng của mỗi đợt xét tuyển dựa trên số lượng hồ sơ và chất lượng điểm thi. Trong đó, điểm trúng tuyển của mỗi đợt xét bằng kỳ thi đánh giá năng lực có thể khác nhau nhưng trên nguyên tắc chung là đợt sau bằng hoặc cao hơn đợt trước đó", ông Lưu chia sẻ.

"Dựa vào kinh nghiệm các năm trước, điểm trúng tuyển năm sau thường cao hơn năm trước. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có điểm trúng tuyển năm trước dao động từ 650 - 800 điểm. Nếu tương ứng với 2 đợt thì đợt sau thường cao hơn đợt trước. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý: có trường chỉ áp dụng xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực đối với một số ngành. Khi nộp hồ sơ, thí sinh cần lưu ý tỷ lệ chỉ tiêu từng ngành, điểm trúng tuyển của năm trước đó và đặc biệt lưu ý tham khảo mức điểm trúng tuyển các trường trong vài năm gần đây", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên đưa ra lời khuyên cho thí sinh.