Đẻ mổ lần 3 ở tuần bao nhiêu

Thai 37 tuần tương đương với khoảng 8 tháng 1 tuần tuổi. Sinh ở thời điểm này khiến nhiều mẹ lo lắng và thắc mắc liệu “Sinh mổ lần 3 ở tuần 37 có phải sinh non không và có gây nguy hiểm gì không? Cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây!

Đẻ mổ lần 3 ở tuần bao nhiêu

Sinh mổ lần 3 ở tuần 37 có phải là sinh non không?

Sinh mổ lần 3 ở tuần 37 có phải là sinh non không?

37 tuần tuổi là lúc em bé đã phát triển gần như đầy đủ các bộ phận. Trước đây từng có giai đoạn các bác sĩ cho phép sinh con ở tuần thứ 37 bởi những cơ quan của trẻ gần như đã hoàn thiện. Tuy nhiên những nghiên cứu sau này đã cho thấy rằng thai 39 tuần tuổi mới là đủ tháng và đây là thời điểm tốt nhất để em bé chào đời. Nếu trẻ được sinh ra ở tuần 37-38 thì không đươc coi là sinh non mà thường gọi là sinh sớm. Nhưng các mẹ cũng không nên sinh mổ ở tuần 37 bởi thực tế cho thấy trẻ sinh ra khi được 37 tuần tuổi thường gặp nhiều bất thường như:

Trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh vàng da, cần hỗ trợ lồng ấp.

Nguy cơ trẻ mắc những bệnh như suy hô hấp, nhiễm trùng máu cao

Trẻ gặp khó khăn khi tự bú sữa

Hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm bệnh

Trẻ phát triển chậm hơn những trẻ sinh ra đủ tháng.

Những trường hợp được chỉ định sinh mổ ở tuần 37

Hiện nay các bác sĩ sản khoa thường khuyến cáo các mẹ sinh mổ nên sinh khi trẻ được 38-39 tuần tuổi. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp được chỉ định sinh mổ ở tuần 37:

Do những yếu tố bên ngoài tác động: mẹ bị áp lực, stress; gặp tai nạn khi mang thai.

Mẹ có tiền sử sinh non, cơ thể yếu

Mẹ mắc một số bệnh nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi như viêm gan B, bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch, viêm nhiễm phụ khoa...

Khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ của mẹ quá ngắn, dưới 18 tháng.

Mẹ có những dấu hiệu biến chứng về nhau thai như vỡ ối, rau tiền đạo, nhót nhau thai…

Nếu mẹ không nằm trong những trường hợp bất khả kháng buộc phải sinh sớm thì mẹ nên đợi thêm tới khi bé đủ tháng, không nên chủ động yêu cầu mổ khi thai 37 tuần tuổi.

Sức khỏe của trẻ khi sinh ở tuần thứ 37

Nhiều mẹ bắt buộc phải sinh sớm đều lo lắng sinh mổ lần 3 ở tuần 37 thì thai nhi đã đủ sức khỏe hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của em bé khi được 37 tuần tuổi nhé.

Đẻ mổ lần 3 ở tuần bao nhiêu

Trẻ sinh ra ở tuần 37 sẽ nặng gần 3kg

Cân nặng và kích thước cơ thể

Ở tuần 37, em bé sinh ra sẽ nặng gần 3kg tương đương 1 trái dưa hấu. Chiều dài từ đầu tới chân bé có thể lên tới 50cm.

Hình ảnh siêu âm lúc này cho thấy đầu trẻ đã phát triển gần như hoàn chỉnh với chu vi tương đương kích thước vòng ngực. Cơ thể trẻ đã có những ngấn ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối.

Sự phát triển hệ thống cơ quan trong cơ thể

Cơ thể bé đã cấu tạo hoàn chỉnh với tay chân và xương cứng cáp, móng tay và móng chân có đầy đủ. Bé có thể thực hiện những cử động như cầm nắm bàn tay, quay mặt để tránh hướng ánh sáng chiếu vào bụng mẹ.

Hệ thống não bộ của bé phát triển khá đầy đủ, có thể phối hợp truyền tín hiệu tới mắt và chân tay và hệ thống dây thần kinh chủ lực trong cơ thể. Tuy nhiên những hệ thống này chưa thực sự hoàn chỉnh và cần thêm khoảng 2 tuần để có thể hoạt động thông suốt, nhuần nhuyễn.

Hệ thống miễn dịch của trẻ với những bộ phận như tim, phổi, não vẫn trong giai đoạn hoàn thiện.

Một số bé ra đời ở tuần 37 có thể có tóc nhưng khá mỏng và ngắn.

Sự vận động của trẻ 37 tuần tuổi

Bé sẽ bắt đầu mút ngón tay để chuẩn bị cho giai đoạn bú mẹ. Lúc này những cơ má đã hình thành, lớp lông tơ cùng bã nhờn cũng đã rụng dần.

37 tuần tuổi là thời điểm bé bắt đầu tập thở, chớp mắt, cầm nắm…

Như vậy thông qua những nội dung trên, mẹ đã có lời giải đáp cho thắc mắc “Sinh mổ lần 3 ở tuần 37 có phải sinh non không”. Dù mẹ sinh mổ lần 3 ở tuần 37 thì cũng không nên quá lo lắng bởi thời điểm này được xem là sinh sớm an toàn. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, các bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi. Hơn nữa mẹ có thể khắc phụ thông qua chế độ chăm sóc và thực đơn dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện như những trẻ khác.

Để biết thêm thông tin về dịch vụ sinh thường và sinh mổ tại BVĐK Phương Đông, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 19001806 hoặc nhắn tin tại m.me/benhviendakhoaphuongdong.

Sinh mổ lần 3 thường có những nguy hiểm không lường trước nên các chuyên gia sản khoa khuyến cáo cho các mẹ không nên điều gì. Vết thương sinh mổ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai và sinh nở ở những lần sinh kế tiếp. Vậy sinh mổ lần 3 có những nguy hiểm nào?

1. Sinh mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu là tốt:

Theo các chuyên gia khuyên rằng những phụ nữ đã từng mổ đẻ trước đó thì tốt nhất nên để 3- 5 năm sau mới tiếp tục sinh con và cũng chỉ nên mổ đẻ 2 lần là thích hợp nhất. Tuy nhiên, nếu các cặp vợ chồng vẫn có ý định mang thai và sinh con lần 3 thì trước khi mang thai cần sự tư vấn của bác sĩ đẻ cân nhắc về việc sinh nở. Khoảng cách giữa lần mang thai thứ 3 và sinh mổ thứ 2 thì nên cách nhau ít nhất 2 năm, khi vết sẹo đã bình phục hoàn toàn. Nếu chị em mang thai ót hơn 2 năm thì nguy cơ bị bục vết mổ ở lần sinh thứ 2 sẽ rất lớn. Đặc biệt là những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 cần phải được theo dõi thai kỳ chặt chẽ để đề phòng tai biến sản khoa.

Đẻ mổ lần 3 ở tuần bao nhiêu
Phụ nữ đã từng mổ đẻ trước đó thì tốt nhất nên để 3- 5 năm sau mới tiếp tục sinh con

2. Những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi sinh mổ lần 3:

Càng về những lần sinh mổ sau, những rủi ro mà mẹ gặp phải càng có khả năng cao và mức độ nặng hơn. Lần sinh mổ thử 3 này, mẹ sẽ phải “đối mặt” với các nguy cơ: – Nứt, vỡ tử cung: Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần sinh mổ thứ 3. Bởi ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung của mẹ đã có một vết sẹo. Đây là nơi mà các cơ tử cung trở lên yếu nhất nên khi tử cung co thắt, nó có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trục tiếp tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Nguy cơ này càng cao khi thời gian mang thai lần 3 sau sinh mổ lần 2 càng ngắn (dưới 18 tháng). – Dính ruột: Những mẹ bầu càng sinh mổ nhiều lần thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao. – Bất thường về nhau thai: Vết sẹo trên tử cung làm tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai như: nhau bong non, nhau tiền đạo,… nên đòi hỏi các bác sĩ trong quá trình sinh mổ cần xử lý các bất thường này một cách khéo léo, đặc biệt là nhau cài răng lược, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh tử cung (bàng quang, ruột,…), dễ dẫn đến biến chứng băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung. – Nhiễm trùng: Không chỉ có vậy, mẹ còn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang nên thời gian nằm viện, điều trị kéo dài. – Khả năng hồi phục chậm: Vì đã sinh mổ 2 lần sinh trước nên trong lần 3 này, cơ thể mẹ yếu hơn nhiều, khả năng hồi phục chậm và cũng phải chịu nhiều đau đớn hơn. Không những thế, việc mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa của cơ thể.

Đẻ mổ lần 3 ở tuần bao nhiêu
Mẹ bầu cần lưu ý những "nguy cơ tiềm ẩn" trong lần sinh mổ thứ 3

3. Những điều mẹ bầu cần chuẩn bị khi sinh mổ lần 3:

Tuy rằng đã được khuyến cáo rằng nên hạn chế sinh mổ lần 3 nhưng thực tế lại ngược lại. Có khá nhiều mẹ vẫn muốn đi ngược lại lời khuyên này. Để đảm bảo an toàn tối đa cho lần sinh mổ lần 3 mẹ bầu cần lưu ý những điều sau: - Thời gian giữa sinh mổ lần 2 và lần 3 nên cách nhau từ 3-5 năm: Khoảng thời gian này đủ dài để vết mổ được liền, hạn chế được hiện tượng nứt, bục vết mổ khi bụng bầu to hơn và giảm bất thường về nhau thai. - Chọn thời gian chỉ định sinh mổ sớm (khoảng từ 37 đến 38,5 tuần): Sinh mổ lần 3 không nên chờ vỡ ối, cũng không nên đợi đến cận ngày dự sinh. Tốt nhất khi thai nhi được 37 – 38,5 tuần, mẹ bầu nên nhờ bác sỹ can thiệp chỉ định mổ lấy thai sớm. Như vậy sẽ tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. - Thăm khám thai định kỳ cẩn thận hơn so với 2 lần mang thai trước: Chính vì lý do mang thai lần 3 sau 2 lần sinh mổ dễ gặp biến chứng về nhau thai nên mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ thường xuyên, cẩn thận hơn. - Thời gian nghỉ sau sinh của mẹ sinh mổ lần 3 cần dài hơi hơn: Lần thứ 3 phải đẻ mổ khiến mẹ bầu mất sức nhiều hơn. Do vậy, họ cần thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770. \>>> xem thêm: siêu âm thai bảo hiểm sức khỏe thai sản