Để hình thành một Sao nhi đồng các bước tiến hành thế nào

HƯỚNG DẪN SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG,LỚP NHI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶT VẤN ĐỀMở đầuNhi đồng là các em từ 6 đến 8 tuổi, tương đương với lớp 1,2,3 trong cáctrường tiểu học. Ở lứa tuổi này, thời kỳ ấu thơ của tuổi mẫu giáo đã kết thúc,các em bước vào trường phổ thông. Do chưa ý thức đầy đủ và chưa đủ năng lựcđể tự quản một tổ chức nên qui mô tập hợp để tiến hành các hoạt động thườngxuyên phù hợp với nhi đồng là Sao Nhi đồng.Chương III, Điều 10, 11 Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh ghi rõ: Nhiđồng từ 6 - 8 tuổi, là lớp hậu bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đội TNTP Hồ ChíMinh giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy xứng đáng là conngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Liên độivà chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên hướng dẫn nhi đồngsinh hoạt, học tập, vui chơi, theo chương trình dự bị rèn luyện đội viên, mỗi Saonhi đồng có số lượng tối thiểu là 5 em, trong đó có 1 trưởng Sao.Mục tiêuSau khi học xong, học viên phải đạt được những yêu cầu sau:- Hiểu rõ các quy định về Nhi đồng, Sao Nhi đồng và Lớp Nhi đồng.- Nắm vững quy trình, thủ tục sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng.- Thiết kế, thực hành được sinh hoạt Sao, lớp nhi đồng theo chủ điểm.Khái quát về nội dung1. Một số quy định về Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng.2. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp nhi đồng.3. Sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng theo chủ điểm.4. Gợi ý một số mô hình sinh hoạt Sao nhi đồng, Lớp Nhi đồng theochủ điểmNỘI DUNGI. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG1. Sao Nhi đồng Ở đâu có nhi đồng và tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh thì ở đó phảithành lập các Sao Nhi đồng. Tổ chức cơ sở của Đội được thành lập ở trườnghọc, trên địa bàn dân cư thì các Sao Nhi đồng cũng được thành lập trong trườnghọc và trên địa bàn dân cư. Các Sao đều phải được sự giúp đỡ của chi đội để tổchức hướng dẫn nhi đồng hoạt động theo chương trình dự bị đội viên.Mỗi Sao nhi đồng có số lượng tối thiểu 5 em, trong đó có một trưởngsao (Phần II, mục V phần hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minhnăm 2003 quy định). Các em trong Sao thường ngồi chung một bàn hoặc bêncạnh nhau, cư trú gần nhà nhau, có điều kiện giúp đỡ nhau học tập, sinh hoạt vàcùng vui chơi. Trưởng Sao là nhi đồng do các em bầu dưới sự hướng dẫn củaPhụ trách Sao.Mỗi Sao có một tên gọi. Tên Sao do các em tự chọn, có sự gợi ý củaPhụ trách Sao. Tên Sao thường gắn với những đức tính tốt mà các em phấn đấunhư: "Sao Chăm chỉ", "Sao Vui vẻ", "Sao Dũng cảm", "Sao Học tốt","Sao Sạchsẽ" Mỗi tuần các Sao sinh hoạt ít nhất là một lần dưới sự hướng dẫn của Phụtrách Sao.Phụ trách Sao là các em đội viên, do chi đội chọn cử và phân công giúpđỡ các em. Mỗi Sao nhi đồng do một chi đội giúp đỡ, đỡ đầu, cử, chọn đội viênphụ trách và tổ chức hoạt động cho các em.2. Lớp Nhi đồng Trong các trường tiểu học, các Sao Nhi đồng cùng sinh hoạt trong mộtlớp - gọi là lớp nhi đồng. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP Hồ Chí Minhgiúp đỡ. Giáo viên chủ nhiệm của lớp nhi đồng chính là phụ trách nhi đồng củalớp mình. Phụ trách lớp nhi đồng có trách nhiệm giúp đỡ các phụ trách Sao,trưởng Sao và tổ chức cho các Sao lớp mình hoạt động.3. Các nghi lễ, thủ tục đối với Sao Nhi đồng3.1. Lễ chọn đặt tên saoKhi các em nhi đồng vào năm học mới được một hoặc hai tuần thì tiếnhành chọn tên Sao và bầu trưởng Sao. Việc chọn đặt tên Sao có thể được tiếnhành trước ngày Lễ công nhận Sao nhi đồng. Các bước tiến hành:* Bước 1: Công tác chuẩn bị- Phụ trách lớp nhi đồng căn dặn các em chuẩn bị trang phục- Hướng dẫn nhi đồng sắp xếp đội hình.- Đội viên chi đội đỡ đầu (Phụ trách Sao) hướng dẫn nhi đồng chuẩn bịmột số bài hát, múa, câu chuyện, trò chơi của nhi đồng và lời hứa của nhi đồng.* Bước 2: Diễn biến của buổi Lễ- Giáo viên chủ nhiệm (Phụ trách nhi đồng) giới thiệu chi đội đỡ đầu.- Đại diện đội viên chi đội đỡ đầu giới thiệu các đội viên được cử đếnphụ trách các Sao nhi đồng.- Phụ trách Sao nêu lí do, ý nghĩa phải chọn đặt tên Sao, mỗi Sao nhiđồng phải có một tên riêng để phân biệt với các Sao khác.- Phụ trách Sao cho các em suy nghĩ, bàn bạc và giơ tay biểu quyếtchọn một đức tính tốt làm tên Sao của mình.- Phụ trách Sao phân tích để các em hiểu rõ ý nghĩa của tên Sao và nhắccác em quyết tâm phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với tên Sao của mình.- Đặt tên Sao, phụ trách Sao tổ chức sinh hoạt vui chơi, múa hát tập thểhoặc kể cho các em một câu chuyện vui.* Bước 3: Nhắc nhở - Dặn dò:Phụ trách Sao căn dặn các em ôn lại một số bài hát, múa và chuẩn bịmột số công việc cho kỳ sinh hoạt sau.3.2. Lễ công nhận Sao nhi đồngNhi đồng lớp một sau khi đến trường một vài tuần, làm quen với môitrường học tập, sinh hoạt thì làm lễ công nhận Sao.Lễ công nhận Sao là hoạt động tập thể mang tính cộng đồng đầu tiêntrong đời của các em. Vì vậy, buổi lễ cần được chuẩn bị chu đáo, trang trọng đểgây ấn tượng sâu sắc đối với các em.- Đối với chi đội đỡ đầu:+ Chi đội đỡ đầu cử những đội viên tích cực làm Phụ trách Sao đếntừng tổ, nhóm học tập để làm quen, tìm hiểu, giúp đỡ, hướng dẫn các em nhiđồng một số bài hát, múa, trò chơi + Tập một số bài hát truyền thống như: Nhanh bước nhanh nhi đồng(Sáng tác: Phong Nhã); Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh (Sáng tác:Phong Nhã); Sao vui của em (Sáng tác: Lê Minh Cường)…+ Hướng dẫn các em trang trí, lập danh sách các em ở từng Sao, hướngdẫn các em chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ trong ngày lễ, mời đại biểutham dự…+ Chi đội đỡ đầu phân công đội viên điều khiển buổi lễ.- Đối với các em nhi đồng:+ Học thuộc lời hứa của nhi đồng và các bài hát truyền thống đã đượchướng dẫn,…+ Trang phục sạch sẽ, gọn gàng.- Diễn biến buổi lễ:TG Nội dung Hình thức5` 1. ổn định tổ chức: - Phụ trách Sao cho nhi đồnghát một số bài hát tập thể3`2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:Được sự giúp đỡ của Chi đội lớp (tênlớp) các em nhi đồng (tên lớp) đã đượcchuẩn bị tốt để đón mừng ngày lễ côngnhận Sao. Hôm nay (nêu ngày, tháng,năm) chúng ta làm lễ công nhận Sao nhiđồng. Tới dự buổi lễ trọng thể này cócác đại biểu (nêu tên từng đại biểu).- Đại diện Chi đội đỡ đầu điềuhành; Nhi đồng nghe, vỗ taychào mừng2`3. Hát bài hát truyền thống của nhiđồng:Hôm nay thực sự là ngày hội củatất cả chúng ta, đề nghị các vị đại biểu ,các bạn và các nhi đồng đứng lên hát bàihát truyền thống của nhi đồng- Người điều khiển bắt nhịp bàihát “Nhanh bước nhanh nhiđồng”- Hát xong đề nghị các vị đạibiểu, các bạn và các em nhiđồng ngồi xuống.10`4. Đọc quyết định công nhận Sao nhi đồng:- Đại diện chi đội đọc danhsách nhi đồng từng Sao (nêutên Sao)- Khi đọc đến tên mình, từngem nhi đồng nhanh chóng đilên xếp hàng (quay mặt xuốngphía dưới).- Đọc hết danh sách một Saothì giới thiệu họ và tên đội viênlàm phụ trách Sao đó. Đồngthời mời đại biểu lên gắn hoahoặc biểu trưng cho nhi đồng.Sau đó cho các em về vị tríngồi và đọc danh sách Sao tiếptheo cho đến hết…3` 5. Đại biểu phát biểu ý kiến:- Thày (cô) giáo chủ nhiệm lênphát biểu ý kiến và căn dặn cácem.5`6. Đại diện Nhi đồng lên đọc cảm tưởng và đọc lời hứa của nhi đồng:“Vâng lời Bác Hồ dạyEm xin hứa sẵn sàngLà con ngoan trò giỏiCháu Bác Hồ kính yêu”.- Đại diện nhi đồng đọc cảmtưởng; lớp nhi đồng đọc đồngthanh lời ghi nhớ.3`7. Đại diện hội cha mẹ học sinh phát biểu (nếu có)15` 8. Kết thúc buổi lễ - Sinh hoạt tập thể- Người điều khiển tuyên bốkết thúc buổi lễ.Phụ trách Sao tổ chức cho nhiđồng vui chơi, sinh hoạt (múa,hát, trò chơi,…)3.3. Bầu trưởng sao nhi đồngKhi đã chọn, đặt tên và công nhận Sao nhi đồng, để tổ chức hoạt độngSao mang lại hiệu quả cao cẩn có trưởng Sao nhi đồng. Trưởng Sao do các bạntrong Sao bầu ra để điều khiển, đôn đốc các hoạt động của Sao, Trưởng Saocũng có thể được cử theo hình thức luân phiên để các em tự quản, tổ chức vàđôn đốc các công việc của Sao, Phụ trách Sao là người hướng dẫn các em trongquá trình bầu trưởng Sao.Diễn biến chương trình:TG Nội dung Hình thức2`1. Nêu lý do cần thiết phải bầu trưởng Sao- Phụ trách Sao nêu lý do cần thiết phảibầu trưởng Sao3`2. Nêu tiêu chuẩn của một trưởng Sao- Phụ trách Sao nêu một số tiêu chuẩn cụthể của một trưởng Sao như: Chămngoan, mạnh dạn, có học lực từ khá trởlên, có khả năng hát, múa, kể chuyện vàđược các bạn yêu mến5`3. Giới thiệu và bình chọn trưởng Sao- Phụ trách Sao hướng dẫn các em bầutrưởng Sao và cho các em biết là các emsẽ luân phiên làm trưởng Sao. Vì vậy,các em cần cố gắng để đạt được nhữngtiêu chuẩn nêu trên.- Nếu các em còn rụt rè thì phụ trách Saogợi ý một em được dự kiến và đề nghịcác em giơ tay biểu quyết.15`4. Sinh hoạt văn nghệ - vuichơi- Bầu trưởng Sao xong, phụ trách Sao tổchức cho các em sinh hoạt: múa, hát, tròchơi,…II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚPNHI ĐỒNG1. Sinh hoạt Sao Nhi đồngSinh hoạt Sao nhi đồng là hoạt động giáo dục thường xuyên, định kỳtheo phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, chương trình sinh hoạtphải được chuẩn bị, sắp xếp hợp lý về nội dung, diễn biến, thời gian. Điều nàyphụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Phụ trách Sao. Chất lượng của một cuộcsinh hoạt Sao phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp khéo léo giữa mục đích, yêucầu, nội dung giáo dục với việc lựa chọn các phương pháp, hình thức hoạt độngsinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý các em. Tuỳ theo điều kiện cụ thể củatừng địa phương mà phụ trách Đội, phụ trách Sao xây dựng lịch sinh hoạt Saophù hợp.1.1. Nội dung - yêu cầu:- Nội dung sinh hoạt Sao phải cụ thể, tránh ôm đồm, kéo dài, làm chonhi đồng căng thẳng mệt mỏi, không ghi nhớ hết được công việc, hiệu quả giáodục không cao. Trong mỗi buổi sinh hoạt nên chọn một nội dung cụ thể theotừng chủ điểm.Ví dụ: Chủ điểm "An toàn giao thông" qua buổi sinh hoạt cần ghi nhớcho nhi đồng: Khi đi bộ phải đi bên phải đường, ở mép đường, đi đúng phầnđường dành cho người đi bộ. Không đi hàng hai, hàng ba; Không chạy nhảy, nôđùa. Khi đi đến ngã ba, ngã tư đường chú ý đèn báo hiệu hoặc chú công an chỉđường. Đi trên vạch sơn dành cho người đi ngang qua đường. Khi gặp đèn đỏphải dừng lại, khi gặp đèn xanh được đi tiếp, khi gặp tín hiệu đèn vàng báo hiệuchuẩn bị đi được, đèn vàng nhấp nháy: được tiếp tục đi nhưng phải quan sát.- Chương trình dự bị đội viên đã được xây dựng thành 6 chủ điểm phùhợp với từng đối tượng nhi đồng lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Nội dung rèn luyện đượcnhắc lại và nâng cao dần theo từng độ tuổi. Do đó, sinh hoạt Sao của mỗi đốitượng nhi đồng phải được xây dựng và sắp xếp hợp lý về nội dung, phù hợp vớithực tế.- Các buổi sinh hoạt Sao phải luôn tạo được không khí vui tươi, sinhđộng, hấp dẫn, thu hút các em tích cực tham gia và gắn bó với hoạt động Sao.- Trong khi tổ chức sinh hoạt, phụ trách Sao phải đối xử thương yêu,công bằng với tất cả các em, thưởng, phạt một cách công minh, khách quan.1.2 Hình thức sinh hoạt:- Hình thức sinh hoạt phải sinh động, phong phú, luôn luôn mới mẻ, tạosự hấp dẫn hứng thú trong nhi đồng như: tổ chức cho các em chơi trò chơi, hát,múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch…- Hình thức sinh hoạt phải được chọn lọc cho phù hợp để giáo dục nhiđồng. Không nên sử dụng tất cả các hình thức hay chỉ một hình thức nào đótrong một buổi sinh hoạt.Ví dụ: Chủ điểm "An toàn giao thông" nên sử dụng hình thức hát, tròchơi, đọc thơ. Sau khi đọc thơ, chơi trò chơi, phụ trách Sao nên dành thời gianphân tích khắc sâu những điều cần ghi nhớ cho nhi đồng.1.3 Thời gian sinh hoạt:Mỗi chủ điểm rèn luyện trong 1 tháng với 2 đến 3 buổi sinh hoạt Saoriêng, mỗi buổi 30 phút và 1 buổi sinh hoạt chung các Sao trong lớp để sơ kếtchủ điểm rèn luyện trong tháng.1.4 Kiểm tra - đánh giá kết quả:- Sau khi rèn luyện xong một chủ điểm, phụ trách Sao ghi ý kiến nhậnxét vào sổ tay của nhi đồng; phụ trách nhi đồng xếp loại.- Kết thúc năm học, căn cứ vào kết quả rèn luyện, phụ trách nhi đồnglập danh sách đề nghị Ban chỉ huy Liên đội công nhận nhi đồng đã hoàn thànhchương trình rèn luyện dự bị đội viên theo độ tuổi.1.5 Quy trình tổ chức một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng:Thông thường một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng được tiến hành theo 4bước:* Bước 1: Ổn định tổ chức, điểm số báo cáo- Tập hợp Sao theo hàng dọc, hàng ngang hoặc vòng tròn- Điểm danh, trưởng Sao báo cáo số nhi đồng có mặt, vắng mặt (nêu rõlý do), kiểm tra vệ sinh.- Phụ trách Sao cho các em hát bài hát truyền thống: “Nhanh bướcnhanh nhi đồng”, đọc lời hứa của nhi đồng (người điều khiển hô dõng dạc từnglời ghi nhớ của nhi đồng để các em hô theo). Sau đó hát 1 số bài hát tập thể.* Bước 2: Kiểm tra việc thực hiện thi đua, khen, chê, nhắc nhở.- Phụ trách Sao kiểm tra việc thực hiện thi đua của các em trong tuầnvừa qua; động viên, khen thưởng những em đạt kết quả tốt, nhắc nhở, động viênnhững em còn yếu, rụt rè- Nhận xét hoạt động của từng em trong Sao tuần qua. Do phụ trách Saochủ yếu là đội viên lớp 3, lớp 4, còn nhỏ nên chưa có khả năng ghi chép và tổnghợp còn hạn chế. Vì vậy, có thể dùng mẫu in sẵn cho các buổi sinh hoạt.Ví dụ: Hoạt động của Sao Chăm chỉ tuần 1TT Họ và tênVệsinhHọc tậpLao độngGiúp đỡ gia đìnhHoạtđộngKhenNhắcnhở1 Nguyễn VănATốt 9-10 Tốt TB Tốt - Học tập- Lao động-Hoạt độngGiúpđỡ giađìnhĐánh giá nhận xét chung toàn Sao+ Khen:+ Chê:* Bước 3: Nội dung sinh hoạt- Thực hiện chủ điểmPhần TT Nội dungHình thức thể hiệnĐộihìnhThờigianGhichúMở đầu12Phát triển344567Ghi nhớ 89- Phụ trách Sao có thể chọn 1 số hình thức sau để sinh hoạt: Trò chơi,hát, múa, đóng kịch, đọc thơ, kể chuyện, rèn luyện kỹ năng, nghi thức, xếphình, cắt dán thủ công…* Bước 4: Củng cố - dặn dò:- Phụ trách Sao nhận xét buổi sinh hoạt: Tinh thần, thái độ của các emtham gia sinh hoạt ra sao? - Dặn dò chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau.2. Sinh hoạt Lớp Nhi đồng:Sinh hoạt Lớp Nhi đồng được tiến hành 1tháng 1 lần do chi đội đỡ đầuđiều khiển, thày cô giáo phụ trách lớp quan sát và hướng dẫn Ban Chỉ huy khicần thiết. Mỗi buổi sinh hoạt cần tổ chức gọn nhẹ, tạo cho các em sự thoải mái,dễ hoà đồng. Địa điểm sinh hoạt có thể trong lớp học hoặc ngoài trời nếu điềukiện thời tiết tốt.2.1. Mục đích, yêu cầu - Thông qua sinh hoạt Lớp Nhi đồng, các em trong từng Sao Nhi đồngcó điều kiện học hỏi lẫn nhau về thành tích của tháng qua.- Qua đó giúp các em trong từng Sao cố gắng học tập, rèn luyện thựchiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.- Tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các Sao.2.2. Nội dung chương trình một buổi sinh hoạt lớp nhi đồng* Công tác chuẩn bị: - Đối với Ban Chỉ huy chi đội:+ Thống nhất với phụ trách Sao về nội dung, chương trình sinh hoạtLớp Nhi đồng; bình chọn các Sao, các cá nhân được biểu dương, khen thưởngtrong tháng.+ Trao đổi, thống nhất với Tổng phụ trách Đội hoặc phụ trách lớp nhiđồng để biết trước chủ điểm sinh hoạt.+ Lựa chọn loại hình vui chơi: kể chuyện, đọc thơ, hát, đóng kịch, tròchơi… và chuẩn bị vật dụng phù hợp với chủ điểm sinh hoạt.- Đối với nhi đồng:+ Thuộc một số bài hát truyền thống của nhi đồng: “Ai yêu nhi đồngbằng Bác Hồ Chí Minh”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”…+ Thuộc lời hứa của nhi đông.2.3. Quy trình tổ chức một buổi sinh hoạt lớp nhi đồng: * Thời gian: 40 phút* Bước 1: Ổn định tổ chức, điểm số báo cáo- Tập hợp các Sao theo hàng dọc, hàng ngang hoặc vòng tròn.- Các Sao điểm danh, trưởng Sao báo cáo số nhi đồng có mặt, vắng mặt(nêu rõ lý do).- Phụ trách Sao cho các em hát bài hát truyền thống: “Nhanh bướcnhanh nhi đồng”, đọc lời hứa của nhi đồng (người điều khiển hô dõng dạc từnglời ghi nhớ của nhi đồng để các em hô theo). Sau đó hát 1 số bài hát tập thể.* Bước 2: Đánh giá, nhận xét các hoạt động sinh hoạt trong tháng vàphổ biến nội dung sinh hoạt trong tháng tới- Chi đội trưởng lên nhận xét đánh giá hoạt động của các Sao trongtháng, tuyên dương các cá nhân và Sao có thành tích nổi bật về các mặt.- Mỗi khi nhận xét xong tình hình hoạt động của một Sao thì nên tuyêndương ngay thành tích nổi bật của Sao đó bằng cách gắn hay trao bông hoatượng trưng, các Sao khác vỗ tay chúc mừng.- Chi đội trưởng chi đội đỡ đầu phổ biến các công việc phải thực hiệntrong tháng tới, nêu yêu cầu, chỉ tiêu cần đạt được (nội dung cần ngắn gọn, cụ thể).- Phụ trách lớp nhi đồng (giáo viên chủ nhiệm) phát biểu ý kiến động viên.* Bước 3: Sinh hoạt vui chơiTuỳ theo điều kiện, khả năng của từng địa phương, trường học mà phụtrách Sao chọn một số nội dung, hình thức sau để sinh hoạt và sắp xếp cho phùhợp: Trò chơi, kể chuyện, đọc thơ, múa, hát, diễn kịch, cắt dán thủ công…* Bước 4: Củng cố - dặn dò:- Chi đội trưởng chi đội đỡ đầu nhận xét thái độ và tinh thần tham giacủa các em.- Phổ biến chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của tháng tới. Đối với phụ tráchSao yêu cầu ghi chép, hoặc phát cho mỗi người một chương trình hoạt động đãin sẵn.- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sao chuẩn bị những nội dung sinhhoạt tháng tiếp theo.3. Sinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản:3.1. Sự ra đời của Sao Nhi đồng tự quảnSinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản là sinh hoạt các Sao Nhi đồng của khốilớp 3 do các em tự tổ chức sinh hoạt với nhau dưới sự hướng dẫn của phụ tráchnhi đồng (giáo viên chủ nhiệm lớp).Sự ra đời của Sao Nhi đồng tự quản xuất phát từ thực tiễn hoạt độngthiếu nhi trong nhà trường. Do tách trường phổ thông cơ sở thành 2 trường:trung học cơ sở và tiểu học cho nên thiếu một lực lượng lớn phụ trách Sao làđội viên lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 (trừ một số trường có sự phối hợp của giáoviên tổng phụ trách, sự chỉ đạo chặt chẽ của Hội đồng Đội xã, phường thì có thểvẫn có Phụ trách Sao là đội viên các trường trung học cơ sở). Do đội viên lớp 6,lớp 7, lớp 8, lớp 9 không cùng liên đội với liên đội trường tiểu học nên công táclựa chọn, bồi dưỡng, quản lý phụ trách Sao gặp rất nhiều khó khăn.Ban Chỉ huy Liên đội phân công các chi đội đỡ đầu các lớp nhi đồng,các chi đội lựa chọn những đội viên đủ tiêu chuẩn tham gia phụ trách Sao.Thông thường:Đội viên lớp 4 phụ trách các Sao nhi đồng lớp 1Đội viên lớp 5 phụ trách các Sao nhi đồng lớp 2Do lực lượng phụ trách Sao thiếu, đội viên lớp 5 vừa phụ trách Sao nhiđồng lớp 2 lại vừa phải chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối cấp; đội viên lớp 4 thì mớiđược kết nạp vào Đội nên khả năng tổ chức và điều hành còn hạn chế. Chính vìvậy đặt ra vấn đề nhi đồng lớp 3 tự tổ chức sinh hoạt Sao, gọi là Sao nhi đồngtự quản.3.2. Nội dung và phương thức hoạt động của Sao nhi đồng tự quản:- Hình thức sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản theo chủ điểm 12 thángtrong năm như khối lớp 1, lớp 2 song yêu cầu về nội dung và hình thức sinhhoạt ở mức độ cao hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.- Chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng và Sao nhi đồng tự quản vẫn theomẫu chung như ở các lớp, các Sao nhi đồng khối 1 và 2. Điểm khác nhau làsinh hoạt Sao nhi đồng tự quản lớp 3 do trưởng Sao điều hành.- Nội dung sinh hoạt: Yêu cầu cao hơn nhi đồng lớp 1, lớp 2 và hướngdẫn cho các em có hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh và phấn đấu tu dưỡng,rèn luyện để trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.- Nội dung hoạt động tự quản của Sao nhi đồng lớp 3:+ Hoạt động múa , hát, trò chơi, kể chuyện, đọc thơ, đố vui…do các em tựsưu tầm, tự thể hiện trong giờ sinh hoạt, phù hợp với khả năng và điều kiện của cácem theo sự gợi ý, hướng dẫn của phụ trách lớp nhi đồng (giáo viên chủ nhiệm).+ Khi sinh hoạt, bạn nào cũng được thể hiện phần hiểu biết, năng khiếucủa mình , tự thảo luận, bàn bạc nội dung sinh hoạt của Sao, tự phân công vànhận việc phù hợp với khả năng của mình để thực hiện tốt.- Phụ trách nhi đồng lớp 3 thực chất là trưởng Sao, do các bạn trongSao tín nhiệm bầu ra.- Khi xưng hô với nhau giữa phụ trách Sao và các bạn trong Sao nêndùng các đại từ như: tôi, bạn, các bạn, chúng ta.III. SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM Tuỳ theo yêu cầu của từng năm học và chủ đề hoạt động của Đội mà đưara chủ điểm sinh hoạt của nhi đồng. Có thể tiến hành theo các chủ điểm sau:1. Tháng 1: Hội vui học tập - Hội hoa xuân.1.1. Mục đích- Qua hội vui học tập giúp các em hào hứng, tích cực học tập tốt, là dịpđể các em ôn lại những kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, hứng thú.- Giúp các em hiểu ý nghĩa của việc đón chào năm mới.1.2. Nội dung- Phát động thi đua chào mừng ngày học sinh, sinh viên.- Thi đua đạt nhiều điểm cao trong học tập, phấn đấu đạt danh hiệu caotrong học kỳ II.- Giáo dục ý thức, nề nếp đi học đúng giờ, chú ý nghe, giảng, không nóichuyện riêng, hăng hái phát biểu ý kiến, làm bài tập đầy đủ, giữ gìn sách vởsạch sẽ, viết chữ đẹp, đúng chính tả.1.3. Hình thức- Thông qua các cuộc đố vui để nhận biết các loại hoa xuân và đặc tínhcủa từng loại hoa.- Tổ chức hội thi "Ngày hội tuổi thơ" nhằm ôn tập những kiến thức đã học.- Tổ chức ngày hội khéo tay hay làm như: Thi làm và trưng bày các sảnphẩm vẽ, xé, cắt, dán, tỉa hoa, gập đồ chơi, con vật.- Tổ chức thăm quan : vườn hoa trong công viên, trong vườn trường.2. Tháng 2: Em là mầm non của Đảng - nhi đồng vui khoẻ.2.1. Mục đích - Qua sinh hoạt, nhi đồng ghi nhớ được ngày thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam và hiểu được ý nghĩa cuả ngày 3/2. - Từ đó các em ra sức học tập, hoạt động rèn luyện xứng đáng là conngoan trò giỏi.2.2. Nội dung hoạt động.- Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng.- Thi đua thực hiện phong trào "Nói lời hay làm việc tốt dâng Đảngquang vinh".- Giáo dục nhi đồng biết ăn, ở sạch sẽ, biết tập thể dục thường xuyên;giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa, trường lớp và nơi công cộng sạch sẽ.2.3. Hình thức - Tham gia hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2 ở trường vàđịa phương.- Thi: hát, múa, kể chuyện, trò chơi, đố vui, đọc thơ với chủ đề "Cangợi Đảng Cộng sản Việt Nam.- Dạy cho nhi đồng hát múa bài "Em là mầm non của Đảng”, "Mùaxuân tình bạn", "Em bay trong đêm pháo hoa" 3. Tháng 3 : Em là con ngoan trò giỏi - chăm học, chăm làm.3.1. Mục đích- Qua giờ sinh hoạt các em thêm yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ,thầy cô giáo.- Biết thể hiện tình yêu thương, biết ơn ông bà, cha mẹ qua một số việclàm cụ thể.3.2. Nội dung hoạt động- Phát động thi đua chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3.- Giáo dục cho các em hiểu được ý nghĩa ngày 8/3, và ngày 26/3.- Duy trì tốt phong trào "Nói lời hay làm việc tốt cùng tiến bước lên Đoàn"- Thi đua phấn đấu đạt điểm 9 - 10 tặng mẹ, tặng cô.- Tích cực tham gia lao động ở trường và giúp đỡ gia đình những côngviệc vừa sức như quét nhà, rửa bát, gập quần áo 3.3. Hình thức: hát, múa, kể chuyện.- Tổ chức thi trò chơi, đố vui với chủ đề 8/3 và 26/3.- Biết làm một món quà tặng mẹ tặng cô nhân ngày 8/3.- Dạy cho các em bài hát : "Cả nhà thương nhau", "Bàn tay mẹ", "Chỉcó một trên đời", "Quà 8/3" - Thi đua giữ vệ sinh sạch sẽ.- Thi vở sạch chữ đẹp.4. Tháng 4: Việt Nam - Tổ quốc mến yêu.4.1. Mục đích - Giúp nhi đồng hiểu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc.- Qua sinh hoạt các em thêm yêu thiên nhiên, yêu lớp, yêu trường, yêuquê hương, đất nước. Từ đó xác định được nhiệm vụ rèn luyện học tập, tudưỡng bản thân.4.2. Nội dung - Phát động phong trào thi đua chào mừng chiến thắng 30/4 và Quốc tếlao động 1/5.- Giáo dục cho các em hiểu ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4, ngày 1/5.- Thi đua học tập đạt điểm 9, 10 chào mừng ngày miền Nam hoàn toàngiải phóng.4.3. Hình thức - Hát múa, kể chuyện, trò chơi, đố vui với chủ đề ca ngợi tổ quốc - Thi vẽ tranh với chủ đề "Việt Nam Tổ quốc mến yêu", "Ngôi nhà mơước của em".- Thi sưu tầm tranh ảnh các địa danh, các danh lam thắng cảnh, các ditích lịch sử của Việt Nam.- Thi nghi thức Đội.- Tổ chức cho các em thăm quan Viện Bảo tàng hoặc di tích lịch sử.5. Tháng 5: Em là cháu ngoan Bác Hồ, yêu Sao - yêu Đội.5.1. Mục đích - Qua sinh hoạt giúp các em nhi đồng biết được tiểu sử Bác Hồ, thấyđược tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. Qua đó giúp các em nhi đồng thựchiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.- Ghi nhớ được ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và ý nghĩa củangày thành lập Đội.5.2. Nội dung - Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lậpĐội, ngày sinh Bác Hồ kính yêu.- Thi đua học tập phấn đấu để trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh(nhi đồng lớp 3). Thực hiện tốt chương trình dự bị rèn luyện đội viên.- Thi đua giành nhiều điểm 9-10 trong kỳ thi cuối năm học, phấn đấuđạt danh hiệu cao trong năm học.5.3. Hình thức - Hát, múa, thơ ca với chủ đề "Bác Hồ với thiếu nhi", ca ngợi tổ chức Đội.- Thi tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ, lịch sử Đội TNTP HồChí Minh dưới hai hình thức :+ Trò chơi đố vui, câu hỏi đúng sai.+ Hái hoa dân chủ- Tổ chức nghe báo cáo thành tích của lớp nhi đồng tiêu biểu.- Thao diễn các mô hình sinh hoạt Sao mẫu.6.Tháng 6: Mừng ngày quốc tế thiếu nhi vui đón hè - Gia đình yêudấu của em.6.1. Mục đích - Tạo cho các em có những ngày hè bổ ích lý thú sau một năm học tậpvất vả.- Giúp cho các em hiểu được ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.6.2. Nội dung - Kết hợp với địa phương tổ chức tốt lễ bàn giao nhi đồng về sinh hoạttrên địa bàn dân cư.- Vui tết thiếu nhi và lễ tuyên dương học sinh giỏi tổ chức trên địa bànxã, phường hoặc tổ dân phố.- Tham gia hoạt động "Mùa hè xanh của chúng em"6.3. Hình thức - Tham quan nghỉ mát cùng gia đình và khu dân cư.- Hát múa, kể chuyện, trò chơi theo chủ đề.- Tham gia vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh.- Luyện tập nghi thức Đội.- Tham gia hoạt động thể dục thể thao.- Tham gia các câu lạc bộ theo sở thích : hát, múa, vẽ, nặn, võ thuật 7. Tháng 7: Uống nước nhớ nguồn.7.1. Mục đích - Qua sinh hoạt nhi đồng các em hiểu được ý nghĩa của ngày 27/7, thểhiện lòng biết ơn của mình với gia đình có công với cách mạng, các anh hùngliệt sĩ và các cô chú thương binh đã cống hiến một phần xương máu cho độc lậptự do của đất nước.- Ra sức học tập rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.7.2. Nội dung Phát động phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" bằng những việc làm thiếtthực, hiệu quả.7.3. Hình thức - Thăm hỏi, tặng quà các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ,thương binh.- Tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, nhổ cỏ, quét dọn vệ sinh.- Tổ chức cho nhi đồng viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7.- Tập văn nghệ, trò chơi, kể chuyện, vẽ tranh với chủ đề "Uống nướcnhớ nguồn".8. Tháng 8: Vui Tết Trung thu đón năm học mới.8.1. Mục đích - Tạo không khí vui tươi đón tết trung thu, hiểu được ý nghĩa của TếtTrung thu.- Chuẩn bị tốt tinh thần cho các em đón năm học mới.8.2. Nội dung - Tích cực tham gia hoạt động chuẩn bị đón Tết Trung thu.- Ôn tập tốt chuẩn bị vào năm học mới.8.3. Hình thức - Cắm trại, văn nghệ chào đón Trung thu và tổng kết hoạt động hè.- Thi trò chơi, kể chuyện, đố vui với chủ đề về Trung thu.- Thi bày cỗ Trung thu.- Nhận quà và cùng nhau phá cỗ.- Chuẩn bị sách vở, đồ ding học tập, trang phục tới trường.- Tham gia các hoạt động chuẩn bị cho khai giảng năm học mới.- Ôn tập văn hoá.9. Tháng 9: Em yêu trường em.9.1. Mục đích - Qua sinh hoạt các em thêm yêu quý mái trường thân yêu của mình vàcó nghĩa vụ trách nhiệm giữ cho mái trường xanh, sạch, đẹp.- Tích cực học tập, rèn luyện, hoạt động tham gia xây dựng trường.9.2. Nội dung - Nghe nội quy của trường, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông.- Kiện toàn lại tổ chức Sao nhi đồng.9.3. Hình thức - Sắp xếp lại và tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng lớp 2,3.- Ôn và học hát múa bài:+ Nhanh bước nhanh nhi đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã)+ Năm cánh Sao vui (Nhạc và lời: Hà Hải)+ Bài hát truyền thống của trường.- Ôn và học thuộc lời ghi nhớ của nhi đồng- Chia Sao, nhận Sao, nhận anh chị Phụ trách Sao, Sao của chúng mình.- Tổ chức hoạt động "chọn đặt tên Sao" và "lcông nhận Sao" cho nhiđồng lớp 1.- Lao động vệ sinh làm đẹp trường lớp (trang trí phòng học)10. Tháng 10: Người học sinh tốt, là nhi đồng ngoan 10.1. Mục đích - Nhằm giáo dục nhi đồng nề nếp, thói quen, tình cảm cũng như thái độđối với việc học tập và rèn luyện hằng ngày.- Qua đó hướng dẫn các em thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.10.2. Nội dung - Tiếp tục giáo dục ý thức chuyên cần, chăm chỉ trong học tập và rènluyện, xứng đáng là nhi đồng ngoan.- Hướng dẫn các em thi đua làm nghìn việc tốt. - Thi đua rèn luyện để xứng đáng là nhi đồng văn minh, lịch sự.- Thi đua giành nhiều điểm 9,10 trong học tập.10.3. Hình thức- Kiểm tra ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức trong việc học tập vàrèn luyện đạo đức.- Đăng ký giờ học tốt, tuần học tốt, đôi bạn cùng tiến.- Tiếp tục ôn lại một số bài hát truyên thống của nhi đồng- Nêu gương người tốt việc tốt.11. Tháng 11: Biết ơn thầy cô - kính thầy mến bạn.11.1. Mục đích - Giúp nhi đồng hiểu được công lao to lớn của thầy, cô giáo và tỏ lòngbiết ơn sâu sắc với thầy, cô giáo - người có công lao dạy dỗ các em.- Qua đó, các em tích cực học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trògiỏi, bạn tốt.11.2. Nội dung - Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam20/11.- Phát động phong trào "Lá lành đùm lá rách", kỷ niệm ngày thành lậpHội chữ thập đỏ Việt Nam 23/11.- Duy trì các nề nếp sinh hoạt, học tập tại trường.11.3. Hình thức - Tổ chức hội vui học tập nhằm ôn lại những kiến thức đã học.- Thực hiện phong trào "Hoa điểm 10" kính tặng thầy cô- Đăng ký nhiều tiết học hay, nhiều ngày học tốt.- Duy trì tốt phong trào "Đôi bạn cùng tiến" giúp đỡ các bạn trong lớp,trong trường gặp khó khăn.- Nghe nói chuyện về tấm gương sáng của các thầy cô.- Học các bài hát múa ca ngợi thầy cô- Tổ chức các trò chơi thể hiện tình cảm với thầy cô12. Tháng 12: Anh bộ đội của chúng em12.1. Mục đích - Giúp các em hiểu được truyền thống anh hùng của quân đội nhân dânViệt Nam, hiểu được ý nghĩa của Ngày Thành lập Quân đội 22/12. - Qua đó các em biết tự giác học tập, rèn luyện theo gương các anh bộ đội.12.2. Nội dung - Phát động phong trào thi đua chào mừng Ngày Thành lập Quân độinhân dân Việt Nam 22/12.- Tổ chức tuyên truyền giáo dục noi gương anh bộ đội Cụ Hồ.12.3. Hình thức- Tổ chức nghe nói chuyện nhân Ngày Thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam và Ngày hội quốc phòng toàn dân.- Thực hiện phong trào "Học tập và làm theo anh bộ đội", rèn luyệnnghi thức Đội.- Sưu tầm tranh ảnh, tấm gương bộ đội anh hùng, dũng cảm.IV. GỢI Ý MỘT SỐ MÔ HÌNH SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG,LỚP NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM1. Chương trình sinh hoạt Sao Nhi đồngChủ điểm “Cháu ngoan Bác Hồ”1.1. Mục đích, yêu cầu- Giúp nhi đồng hiểu rõ về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ, về tình cảmcủa Bác đối với thiếu nhi, từ đó biết phấn đấu học tập, rèn luyện theo 5 điềuBác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.- Giúp nhi đồng làm quen với hoạt động tập thể và rèn luyện ý thức tổchức kỷ luật.- Buổi sinh hoạt vui vẻ, hấp dẫn, đoàn kết và đạt hiệu quả.1.2. Chương trình sinh hoạtBước 1: Tập hợp Sao, điểm danhBước 2: Sơ kết tuần- Kiểm tra vệ sinh: Thân thể, quần áo.- Từng em kể việc làm tốt, chưa tốt trong tuần+ Học tập: điểm tốt, chưa tốt.+ Vệ sinh môi trường.+ Kỷ luật trật tự.+ Giúp đỡ ông bà, bố mẹ.+ Lễ phép với thày cô, ông bà, bố mẹ, anh chị và người lớn tuổi hơn mình.+ Trưng bày sản phẩm sưu tầm: tranh ảnh, thơ, chuyện về Bác Hồ.- Toàn Sao hoan hô những bạn làm được nhiều việc tốt.- Phụ trách Sao: Khen, tặng thưởng, ghi vào sổ việc làm tốt của Sao.- Phân tích thảo luận, nhắc nhở rút kinh nghiệm các việc làm chưa tốt.Bước 3: Nội dung sinh hoạt theo chủ điểm “Cháu ngoan Bác Hồ”Phần TT Nội dung chương trình Hình thức thể hiệnĐộihìnhThờigianGhi chúMởđầu1- Hát múa tập thể: “Nămcánh Sao vui”; Nhạc:Hà HảI, lời thơ: PhongThu - Theo các em lời bàihát “Năm cánh Sao vui”có ý nghĩa gì?PTS và nhi đồngmúa hátPTS hỏi, nhi đồngtrả lờiVòngtròn2’ Có thểchơi tròchơi ghinhớ 5điều BácHồ dạy2- Những bạn nào xứngđáng là cháu ngoan BácHồ?PTS hỏi - Nhi đồngtrả lời. PTS nhận xétkết luậnChữU3’Pháttriển3- Bác Hồ sinh ngày,tháng, năm nào?- Quê Bác ở đâu?- Bác Hồ đọc bản Tuyênngôn độc lập khai sinhra nước Việt Nam Dânchủ cộng hoà ngày,tháng, năm nào? ở đâu?- PTS hỏi- Nhi đồng trả lời- PTS nhận xét, kếtluận(hoặc hình thứchái hoa dân chủ)ChữU5’4- Kể chuyện “Quả táocủa Bác Hồ”(Nêu ý nghĩa của câuchuyện)- Phụ trách Sao hoặcnhi đồng kểChữU7’ Hoặcchuyện“Chiếcvòngbạc”.5Đọc thơ Bác Hồ gửi chothiếu nhi (ý nghĩa củabài thơ).Phụ trách Sao và nhiđồng đọcChữU4’6Múa hát tập thể “Ai yêunhi đồng bằng Bác HồChí Minh”PTS và nhi đồngcùng múa hátVòngtròn6’ Hoặc bài“Bác Hồ- ngườicho emtất cả”.Ghinhớ7Khắc sâu chủ điểm:- Bác Hồ yêu quí nhiđồng như thế nào?PTS hỏi, nhi đồngtrả lờiChữU2’8- Để tỏ lòng kính yêuBác Hồ các em phải làmgì?PTS hỏinhi đồng trả lời2’Bước 4: Nhận xét- Nhận xét buổi sinh hoạt và dặn dò nhi đồng buổi sinh hoạt sau mangbút màu giấy màu để tập vẽ tranh, xé dán tranh- Múa hát tập thể “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”1.3. Lời dẫn chương trình sinh hoạt Sao Nhi đồng chủ điểm “ Cháungoan Bác Hồ”Nhi đồng (NĐ): Chúng em chào anh ạ!PTS: Anh chào các em! Sao trưởng cho anh biết Sao mình hôm nay cóvắng mặt bạn nào không? Lý do?Sao trưởng: Báo cáo sĩ sốPTS: Anh thấy các em hôm nay rất sạch sẽ gọn gàng. Bây giờ từng emhãy cho anh và cả Sao cùng biết những việc làm tốt và chưa tốt trong tuần củamình nhé! Anh mời em…NĐ: Kể những việc làm tốt và chưa tốt của mình PTS: Anh khen các em có việc làm tốt, có điểm học cao. Cả Sao: vỗ tay khen các bạn có điểm tốt và việc làm tốtPTS: Bây giờ các em hãy trưng bày sản phẩm sưu tầm theo chủ điểm“Bác Hồ kính yêu”NĐ: trưng bày sản phẩm và quan sát sản phẩm của nhau.PTS: Anh khen em………đã trưng bày được nhiều sản phẩm sưu tầmvề Bác Hồ+ Anh xin giới thiệu với các em hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt Sao theochủ điểm “Cháu ngoan Bác Hồ”. Mời các em xem sản phẩm của nhau, cùnggiới thiệu cho các bạn về sản phẩm mà mình đã sưu tầm được nhé.+ Nào chúng ta cùng múa hát bài “Năm cánh Sao vui” Nhạc: Hà Hải,Lời thơ: Phong Thu nhé.