De cương on tập Sinh 10 học kì 2 có đáp an

De cương on tập Sinh 10 học kì 2 có đáp an
6
De cương on tập Sinh 10 học kì 2 có đáp an
21 KB
De cương on tập Sinh 10 học kì 2 có đáp an
0
De cương on tập Sinh 10 học kì 2 có đáp an
45

De cương on tập Sinh 10 học kì 2 có đáp an

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH Trường THPT Quang Trung ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN: SINH HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Phân biệt virus và vi khuẩn Virus - Chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn 10-100 lần - Lõi axit nucleic chỉ chứa ADN hoặc ARN - Sống ký sinh nội bào bắt buộc nên không thể sinh sản độc lập - Không chứa riboxom Vi khuẩn - Được cấu tạo từ tế bào nhấn sơ hoặc nhân thực - Tế bào chứa cả ADN và ARN - Sống tự do ký sinh, cộng sinh,…nên có thể sinh sản độc lập - Có chứa riboxom Câu 2: Phân biệt các loại miễn dịch Miễn dịch không đặc hiệu - Là MD bẩm sinh, mang tính tự nhiên VD: da là bức tường thành không cho VSV gây bệnh xâm nhập - Không cần tiếp xúc với kháng nguyên nên tác dụng với tất cả kháng nguyên Miễn dịch đặc hiệu - Là MD có sự tác động của con người. VD: tiêm vắc xin phòng viêm gan B sẽ miễn dịch được viêm gan B - Có sự tiếp xúc, xâm nhập với kháng nguyên nên đặc hiệu với từng loại kháng nguyên. - Phát huy tác dụng chậm - Có sẵn nên phát huy tác dụng nhanh, kịp thời - ngăn cản không cho VSV xâm nhập vào cơ thể (da,niêm mạc...) - hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được Câu 3: Nêu các yếu tố lí học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV  Có tất cả 5 yếu tố lí học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV:  Nhiệt độ  Ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa học trong tế bào, do đó làm cho vsv sinh sản nhanh hay chậm  Ứng dụng: thanh trùng nhiệt độ tấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vsv  Độ ẩm 1 SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH Trường THPT Quang Trung  Là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.  Ứng dụng: Dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vsv  Độ pH  Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế báo, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,..  Ứng dụng: điều chỉnh độ pH để kích thích hay ức chế sự sinh trưởng của vsv  Ánh sáng  Tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.  Ứng dụng: Tiêu diệt hoặc ức chế vsv  Áp suất thẩm thấu  Ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước, các chất tan qua màng sinh chất  Ứng dụng: điều chỉnh áp suất thẩm thấu để kích thích hay ức chế sự sinh trưởng của vsv Câu 4: Nếu khái niệm, cấu tạo và hình thái của virus a. Khái niệm Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và cấu tạo đơn giản. Sống kí sinh nội bài bắt buộc. b. Cấu tạo Gốm 2 thành phần: + Lõi axit nucleic (ADN hoặc ARN): hệ gen của virus + Vỏ protein Ngoài ra, 1 số virus còn có thêm vỏ ngoài, trên vỏ ngoài có các gai glicoprotein c. Hình thái + Cấu trúc khối: virus bại liệt,… + Cấu trúc xoắn: virus cúm,.. + Cấu trúc hỗn hợp: virus pha-gơ T2,… 2 SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH Trường THPT Quang Trung Câu 5: Nêu các gia đoạn nhân lên của virus trong tế bào * Chu trình nhân lên của virus trong tế bào có 5 giai đoạn:  Gđ 1: Hấp thụ: virus bám vào tế bào  Gđ 2: xâm nhập: đưa lõi axit nucleic vào tế bào  Gđ 3: tổng hợp: virus tổng hợp lõi axit nucleic và vỏ protein cho riêng mình từ nguyên liệu của tế bào  Gđ 4: lắp ráp vỏ và lõi để được hoàn chỉnh.  Gđ 5: phóng thích: virus chui ra khỏi tế bào Câu 6: Em biết gì về bệnh truyền nhiễm? 1. Bệnh truyền nhiễm - Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. - Nguyên nhân: Do vi khuẩn, virut, vi nấm, động vật nguyên sinh….. - Điều kiện gây bệnh: độc lực, số lượng, con đường xâm nhập thích hợp. 2. Phương thức lây truyền: a. Truyền ngang: - Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi. - Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. - Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt… - Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt. b. Truyền dọc: - Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ. 3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut - Bệnh đường hô hấp: 3 SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH Trường THPT Quang Trung  Đối tượng: Các loại virut như SARS, H5N1, H1N1… gây các bệnh viêm phổi, cảm lạnh, viêm đường hô hấp…  Con đường xâm nhập: Virut từ sol khí à niêm mạc à mạch máu à tới các cơ quan của đường hô hấp. - Bệnh đường tiêu hóa: quai bị, tiêu chảy, viêm gan…  Con đường xâm nhập: Virut xâm nhập qua miệng à nhân lên trong mô bạch huyết à xâm nhập vào máu tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa hoặc vào xoang ruột để theo phân ra ngoài. - Bệnh đường thần kinh: bệnh dại, viêm màng não, bại liệt….  Con đường xâm nhập: Virut xâm nhập vào cơ thể à vào máu hoặc dây thần kinh ngoại vi à hệ thần kinh trung ương. - Bệnh lây qua đường sinh dục: mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung….  Con đường xâm nhập: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục. - Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi…  Con đường xâm nhập: Virut xâm nhập vào cơ thể à máu à da, lây trực tiếp qua tiếp xúc. II. BÀI TẬP * Công thức tính: Có a tế bào nguyên phân k lần thì: - Số tbc tạo ra = a*2k - Số NST môi trường cung cấp: + Cho NP: 2n*a*(2k-1) + Cho GP: 2n*a*2k - Số giao tử tạo ra: 4 SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH Trường THPT Quang Trung + Tinh trùng: a*2k*4 + Trứng: a*2k*1 Lưu ý: ở người 2n = 46, ruồi giầm 2n=8 Bài 1: Có 3 tế bào sinh đục đực sơ khai, nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các tế bào con tạo ra đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Hãy xác định: a. Số tbc tạo ra b. Số NST môi trường cung cấp cho NP-GP (biết 2n= 24) c. Số giao tử tạo ra? Giải: a.Số tế bào con tạo ra là: 3*25 = 96 (tế bào) b. Số NST môi trường cung cấp cho NP là: 24*3*(25-1) = 2322 (NST) Số NST moi trường cung cấp cho GP là: 24*3*25 = 2304 (NST) c. Số giao tử tạo ra là: 3*25*4 = 384 (tinh trùng) Bài 2: Có 6 tế bào sinh dục cái sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tbc tạo ra đều tham gia giảm phân tại giao tử. Hãy xác định: a. Số tbc tạo ra b. Số NST môi trường cung cấp cho phân bào (biết 2n= 24) c. Số giao tử tạo ra? 5

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 Sinh học 10 sắp tới.

CHƯƠNG 4. PHÂN BÀO

I. CHU KÌ TẾ BÀO 

Khái niệm: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào 2.

Một chu kì tế bào gồm:

a. Kì trung gian

- Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng

- Pha S: Nhân đôi ADN và NST

- Pha G2: Tổng hợp các chất cần cho phân bào

b. Nguyên phân: - Phân chia nhân - Phân chia tế bào chất

II. NGUYÊN PHÂN

1. Phân chia nhân:

Gồm 4 kì:

Kì đầu: Xuất hiện thoi phân bào, Màng nhân dần biến mất, Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn

Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động

Kì sau: Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn, Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào

Kì cuối: Màng nhân xuất hiện, Nhiễm sắc thể tháo xoắn

2. Phân chia tế bào chất

- Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

- Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ

3. Ý nghĩa

- Giúp sinh vật nhân thực sinh sản, sinh trưởng

- Tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương

III. GIẢM PHÂN

1. Giảm phân 1:

Gồm kì trung gian và 4 kì phân bào chính thức

a. Kì trung gian 1:

- ADN và NST nhân đôi

- NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động

b. Kì đầu 1:

- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen,

- NST kép bắt đầu đóng xoắn,

- Màng nhân và nhân con tiêu biế 

c. Kì giữa 1:

- NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi
vô sắc ở tâm động

d. Kì sau 1:

- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc

e. Kì cuối 1:

- Thoi vô sắc tiêu biến

- Màng nhân và nhân con xuất hiện

- Số NST trong mỗi tế bào con là n kép

2. Giảm phân 2:

Diễn biến giống nguyên phân 1

- Trước II - NST vẫn ở trạng thái n NST kép 2

- Giữa II - Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo 3

- Sau II - Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực 4

- Kỳ cuối - Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn

3. Kết quả:

- Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có số NST = ½ số NST của tế bào mẹ (n NST đơn)

- Ở động vật:

+ Con đực: 4 tế bào con tạo thành 4 tinh trùng

+ Con cái: 1 tế bào lớn tạo thành trứng, 3 tế bào nhỏ bị tiêu biến

- Ở thực vật: tế bào tạo thành sau giảm phân lại tiếp tục phân bào để tạo thành hạt phấn hay túi phôi

4. Ý nghĩa 

- Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài qua các thế hệ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú → là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá → Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính.

PHẦN 3. SINH HỌC VI SINH VẬT

CHƯƠNG 1. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT

Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

Đặc điểm:

- Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.

- Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

- Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.

- Phân bố rộng.

II. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG

1. Các loại môi trường cơ bản

a. Khái niệm: Môi trường là nơi sinh vật sống và sinh sản. Gồm có: môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.

b. Các loại môi trường:

Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy được chia làm 3 loại
cơ bản:

- Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các hợp chất tự nhiên)

- Môi trường tổng hợp (gồm các chất có thành phần và số lượng đã biết)

- Môi trường bán tổng hợp (gồm các hợp chất tự nhiên và các hợp chất đã biết thành phần) Chúng có thể ở dạng đặc hoặc dạng lỏng.

2. Các kiểu dinh dưỡng

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon Đại diện
Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào
Hoá tự dưỡng Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ CO2 Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hoá hidro, oxi hoá lưu huỳnh
Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và máu tía
Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp

CHƯƠNG 2. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

I. SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n

với: t: thời gian

n: số lần phân chia trong thời gian t

3. Công thức tính số lượng tế bào

Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t: Nt = N0 x 2n

Với: Nt : số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t

N0 : số tế bào ban đầu

n : số lần phân chia

4. Nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục:

Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.

Các pha Đặc điểm Ứng dụng
Pha tiềm phát (lag)

Vi khuẩn thích nghi với môi trường

Không có sự gia tăng số lượng tế bào

Enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chủng VSV
Pha lũy thừa (log)

Trao đổi chất diễn ra mạnh

Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân

Tốc độ sinh trưởng cực đại

Thu chất có hoạt tính sinh học (enzim, kháng sinh)
Pha cân bằng Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (Số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi) Thu sinh khối
Pha suy vong Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (Do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều) Sản phẩm trao đổi chất (a.lactic, rượu)

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV

1. Chất dinh dưỡng

- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.

- Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.

- Các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp được gọi là nhân tố sinh trưởng - vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.

2. Chất ức chế sự sinh trưởng

- Sinh trưởng của vi sinh vật có thể bị ức chế bởi nhiều loại hoá chất tự nhiên cũng như nhân tạo, con người đã lợi dụng các hoá chất này để bảo quản thực phẩm cũng như các vật phẩm khác và để phòng
trừ các vi sinh vật gây bệnh.

- Một số chất diệt khuẩn thường gặp như các halogen: flo, clo, brom, iod; các chất oxy hoá: perocid, ozon, formalin…

3. Các yếu tố vật lí

  Ảnh hưởng Ứng dụng
Nhiệt độ

Tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào

Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia 4 nhóm: VSV ưu lạnh, VSV ưu ẩm, VSV ưa nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt

Thanh trùng (nhiệt độ cao), kìm hãm sinh trưởng của VSV (nhiệt độ thấp)
Độ ẩm Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng, là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất Nước dùng khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm sinh vật
Độ pH

Ảnh hưởng tính thấm của màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP.

Dựa vào độ pH của môi trường, chia thành 3 nhóm: VSV ưa axit, VSV ưa kiềm, VSV ưa pH trung tính

Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp
Ánh sáng Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động ánh sáng… Bức xạ ánh sáng dùng tiêu diệt hoặc ức chế VSV
ASTT Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn  Bảo quản thực phẩm

CHƯƠNG 3. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

I. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

1. Khái niệm virut

- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet).

- Sống ký sinh nội bào bắt buộc.

-  Có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) bao bọc bởi phân tử protein.

2. Cấu tạo virut

Virut trần: Lõi axit nucleic (ADN hoặc ARN), Vỏ protein (capsit)

Virut có vỏ ngoài: Lõi axit nucleic (ADN hoặc ARN), Vỏ protein (capsit), Vỏ ngoài (lớp lipit kép và protein) Trên vỏ ngoài có gai glycôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên, giúp virut bám trên bề mặt tế bào vật chủ.

3. Hình thái

Virut chưa cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut hay virion.

Đặc điểm hình thái các loại virut

Dạng cấu trúc

Đặc điểm

Đại diện

Xoắn

Capsôme sắp sếp theo chiều xoắn của axit nuclêic

Virut sởi 

VR đốm thuốc lá

Khối

Capsôme sắp sếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều

Virut bại liệt

HIV

Hỗn hợp

Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn

Phagơ T2

Vai trò của lõi: Axit nucleic qui định đặc điểm của virut.

II. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

1. Chu trình nhân lên của virut.

Hấp phụ

Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ. 

Xâm nhập

Đối với phagơ thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài.

Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic.

Sinh tổng hợp

Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp).

Lắp ráp

Lắp axit nuclêic và prôtêin vỏ lại với nhau tạo thành virut hoàn chỉnh.

Phóng thích

Virut phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài.

Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà

Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc.

III. HIV/ AIDS

1. Khái niệm

HIV: Human (mmunodeficiency Virus): Virut gây suy giảm miễn dịch ở người.

AIDS: (Aquired Immuno Dficiency Syndrome) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

HIV tấn công vào Limpho bào T4 làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

Các VSV cơ hội lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch mà tấn công. Bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.

2. Các con đường lây truyền HIV

Qua đường máu.

Qua đường tình dục.

Mẹ truyền sang con.

3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh

Giai đoạn sơ nhiễm: (cửa sổ)

Giai đoạn không triệu chứng.

Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.

4. Cách phòng ngừa

Hiểu biết về HIV/ AIDS.

Sống lành mạnh.

Loại trừ tệ nạn xã hội.

Vệ sinh y tế.

IV. VIRUT GÂY BỆNH ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN + BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH

1. Virut ký sinh ở vi sinh vật (Phagơ)

Phagơ gây những thiệt hại nghiệm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh.

2. Virut ký sinh ở thực vật.

Gây nhiều bệnh như xoắn lá cây cà chua, thân cây bị lùn hay còi cọc...

3. Virut ký sinh ở côn trùng.

Chúng kí sinh ở những côn trùng ăn lá cây, làm hại cây trồng.

Virut kí sinh ở người và động vật gậy nhiều bệnh nguy hiểm.

V. ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN

1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học: inteferon.

Inteferon: Là những protein đặc hiệu do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra, xuất hiện trong tế bào khi bị nhiễm virut

Inteferon có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch.

2. Trong nông nghiệp: Sản xuất thuốc trừ sâu

VI. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH.

1. Bệnh truyền nhiễm

a. Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut…

Điều kiện gây bệnh: 3 điều kiện là độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.

b. Phương thức lây truyền

Tuỳ loại VSV mà có thể lây truyền theo các con đường khác nhau:

Truyền ngang: Qua hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục...

Truyền dọc: Từ mẹ truyền sang con.

c. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut.

Bệnh đường hô hấp

Bệnh đường tiêu hoá

Bệnh hệ thần kinh

Bệnh đường sinh dục

Bệnh da.

d. Phòng chống bệnh truyền nhiễm

Tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và công cộng.

2. Miễn dịch

Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh

a. Miễn dịch không đặc hiệu

Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.

b. Miễn dịch đặc hiệu

Xảy ra khi có sự xâm nhập của kháng nguyên

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay