Dđánh bắt động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu

Săn bắn thú rừng là hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Tùy theo giá trị và mức độ quý hiếm của loài vật bị săn bắt, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Săn bắn thú rừng hoang dã phạm tội gì?

Người săn bắn thú rừng trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội là: Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234 hoặc Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015.

Trong đó, căn cứ Điều 2 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP:

- Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật rừng thông thường và các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II, Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Dđánh bắt động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu
Săn bắn thù rừng hoang dã bi phạt tù bao nhiêu năm? (Ảnh minh họa)

Với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Theo Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người phạm tội sẽ phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

- Săn bắt trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150 đến dưới 500 triệu đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300 đến dưới 700 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 đến dưới 200 triệu đồng…

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi săn bắn động vật hoang dã, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; vận chuyển, buôn bán qua biên giới; thu lợi bất chính từ 200 đến dưới 500 triệu đồng… thì bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 - 07 năm.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 - 12 năm nếu động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên; Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Phạt tiền từ 500 triệu - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu:

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác…

- Săn bắt động vật có số lượng dưới mức quy định trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác…

- Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ…

- Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm…

Đặc biệt, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 - 15 năm nếu: có từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên; Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên…

Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Mức phạt hành chính với hành vi săn bắn thú rừng

Theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, có tới 14 mức phạt hành chính đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật.

Theo đó, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt tiền ít nhất là 05 triệu đồng và nhiều nhất là 400 triệu đồng, tùy theo giá trị và loại động vật (động vật rừng thông thường hay động vật quý hiếm).

Đồng thời, có thể bị tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm, tịch thu phương tiện vi phạm.

Trên đây các quy định về xử lý hành vi săn bắn thú rừng hoang dã trái phép. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Buôn bán động vật quý hiếm phạt bao nhiêu?

Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Mua bán động vật quý hiếm bao nhiêu năm tù?

- Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm trong trường hợp: động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật ...

Vận chuyển động vật hoang dã bị phạt bao nhiêu?

Mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu đến 360 triệu đồng (theo quy định tại Điều 21, 22, 23, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ ...

Động vật nguy cấp quý hiếm là gì?

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.