Đất nước đẹp vô cùng những Bác phải ra đi biện pháp từ từ

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Chế Lan Viên » Ánh sáng và phù sa (1960)

Đất nước đẹp vô cùng những Bác phải ra đi biện pháp từ từ

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra điCho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn BácKhi bờ bãi dần lui làng xóm khuấtBốn phía nhìn không một bóng hàng treĐêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủSóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hươngTrời từ đây chẳng xanh màu xứ sởXa nước rồi, càng hiểu nước đau thươngLũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹpGiấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹpMột mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồnTrăm cơn mơ không chống nổi một đêm dàyTa lại mặc cho mưa tuôn và gió thổiLòng ta thành con rối                          Cho cuộc đời giật dâyQuanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua LêLòng ta đã thành rêu phong chuyện cũHiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụTìm đường đi cho dân tộc theo điHiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước”Không phải hình một bài thơ đá tạc nên ngườiMột góc quê hương nửa đời quen thuộcHay một đấng vô hình sương khói xa xôiMà hình đất nước hoặc còn hoặc mấtSắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương laiThế đi đứng của toàn dân tộcMột cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con ngườiCó nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba LêMột viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giáVà sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớGiọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bểNgười đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu PhiNhững đất tự do, những trời nô lệNhững con đường cách mạng đang tìm điĐêm mơ nước, ngày thấy hình của nướcCây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhàĂn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốcChẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoaNgày mai dân ta sẽ sống sao đây?Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủCánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?Nụ cười sẽ ra sao?                        Ơi, độc lập!Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốcKhi tự do về chói ở trên đầuKìa mặt trời Nga bừng chói ở phương ĐôngCây cay đắng đã ra mùa quả ngọtNgười cay đắng đã chia phần hạnh phúcSao vàng bay theo liềm búa công nôngLuận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khócLệ Bác Hồ rơi trên chữ LêninBốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấpTưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tinBác reo lên một mình như nói cùng dân tộc“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”Hình của Đảng lồng trong hình của NướcPhút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cườiBác thấy:            dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắtRuộng theo trâu về lại với người càyMỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạcKhông còn người bỏ xác bên đường rayGiặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hátĐiện theo trăng vào phòng ngủ công nhânNhững kẻ quê mùa đã thành trí thứcTăm tối cần lao nay hoá những anh hùngNước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần LêThành nước Việt nhân dân trong mát suốiMái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngóiNhững đời thường cũng có bóng hoa cheÔi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lầnTrong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắtLênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chânLuận cương của Lênin theo Người về quê ViệtBiên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồiKìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

1960Nguồn:

1. Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, 1960


2. Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn), NXB Văn học, 2002

Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 12 trong tổng số 2 trang (18 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Trong bài này, câu "Tìm cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người" đã có nhầm lẫn: "vin" bị viết thành "vinh". Nhầm lẫn như thế đã tầm thường hoá câu thơ.

Tôi đã rất thích bài thơ này từ lúc còn nhỏ, và đã học thuộc lòng. Bài thơ mang đậm chất nhân văn về Bác, có lẽ những gì nói về BÁc lúc này là quá thừa . Nhưng tôi vẫn thích nhất câu thơ " Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiển Bác" , sinh ra và lớn lên khi nước nhà đã thống nhất, Bác đã mãi đi xa, nhưng được học và dạy dỗ tôi đã hiểu con đường đi của BÁc của đất nước ta. Hiểu những khó nhọc mà cha ông đã xây dựng để có ngày hôm nay.

Anh quá phiêu lưu còn em thì lãng mạn
Trong tình yêu hò hẹn quá mong manh...

hay hay che lam vien da xay dung lai cuoc hanh trinh di tim duong cuu nuoc cua bac mot com duong day gian nan vat va ra divoi hai bantay trang nhung bacquyetra di tim duong cuu nuoc de" tim cach vin cho hai nam trieu con nguoi"roi lai phai doimatvoi bao nhieu khokhangian kho o noi dat khach que nguoi nhung nhung gio ret thanh ba le hay suong mu luon don bac deu vuot qua vi trong bac nung nau mot hoai bao lon,hoaibao di tim dg giai phong dat nc thi chung do kho khan co xa gi

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

tôi thích khổ này nhất vì là tâm trạng của những người con xa quê nó cũng diễn tả đc nét đẹp trong tâm hồn Bác tình yêu tổ quốc thiết tha

Trăm bài thơ viết về Bác là trăm bài thơ hay , muôn vàn ý đẹp kính dâng Người để tưởng nhớ công ơn của Người !


LeeAn1982 !

LeeAn1982!
Cái gì đến được với tim ta phải xứng đáng với lòng tin của ta !

Thích bài thơ này lắm,thích từ khi được đọc nó, được học nó cho đến bây giờ.

Hà Tĩnh ơi! Quê mình thương!!!

Vậy có nghĩa là "vin hoa" chứ không phải là "vinh hoa" a?vậy mà lâu nay mình cứ nghĩ là "vinh hoa"bài thơ này mình thích lắm, ngày xưa nó là bài học thêm nhưng mình vẫn cố gắng học thuộc bài thơ đấy. Nhưng lâu rồi không đọc lại nên cũng quên nhiều.

cảm ơn đã post bài thơ này nhé

la người việt nam ai cũng quý yêu bác hồ nhưng không phải ai cũng có thể viết nên sự kính yêu đó và biến nó thành tác phẩm vượt thời gian
tác phẩm này như kể lại chặng đường đi tìm chân lý cứu nước của bác thật là hay tôi yeu bài thơ này nhất là câu đầu

BÀI THƠ NÀY TÔI ĐÃ ĐỌC RẤT NHIỀU LẦN, NHƯNG MỖI LẦN ĐỌC LẦN ĐỌC LÀ MỖI LẪN TÔI PHẢI KHOC, KHÓC VÌ THƯƠNG BÁC, KHÓC VÌ ĐỒNG CẢM VỚI CHẾ LẠN VIÊN VÀ KHOC VÌ THƯƠNG CHO DÂN TỘC VIỆT NAM..."Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thươnG"

Chế Lan Viên là một nhân cách và tài năng. Tôi cũng thuộc bài này và nhiều bài khác của ông. Hôm nay tôi tìm đọc lại vì chữ HÌNH CỦA NƯỚC. Cụ Hồ đã đi tìm hình và con đường giành lại và bảo vệ đất nước Việt Nam. Hình đó được Cụ nói trong Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 là Dân Chủ Cộng Hòa với nội dung Dân chủ là đa nguyên, đa đảng được ghi trong Hiến Pháp 1946. Hình thức và Nội dung đó của NƯỚC đã bị làm sai đi và phải được dựng lại để có thể ngâm tiếp: „ Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất,Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai; Thế đi đứng của toàn dân tộc, “

Cách người DÂN làm chủ cuộc đời!

Trang 12 trong tổng số 2 trang (18 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Trong rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, mỗi nhà thơ có cách viết, cách thể hiện và diễn đạt khác nhau. Đọc bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, tôi thật sự rung động và cảm phục bởi những ý tứ rất mới, giàu suy nghĩ và hình tượng khi mô tả về bước đường bôn ba tìm đường cứu nứơc của Bác Hồ. Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám. Sau Cách mạng tháng Tám và cho đến cuối đời, Chế Lan Viên càng nổi tiếng hơn, bởi những khảo nghiệm về thơ của ông. Đọc thơ ông ta thấy được chất trí tuệ, mà lại say đắm lòng người. Từng chữ, từng câu thơ, được ông chắt lọc, tinh luyện đến độ chín muồi. Đọc “Người đi tìm hình của nước” chúng ta sẽ cảm nhận được sự tài hoa trong sử dụng ngôn từ của ông: “Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre”. Từ mở đầu bài thơ, Chế Lan Viên đặt người đọc ở góc độ phải suy nghĩ. Vì sao đất nước đẹp vô cùng mà Bác phải ra đi? Sự day dứt trong nỗi hờn vong quốc được tác giả khắc hoạ sâu hơn ở khổ thơ kế tiếp: “Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương”. Đọc đoạn thơ trên tôi xúc động. Hồi tưởng lại tâm sự của Bác Hồ lúc ấy. Nỗi dằn vặt, day rứt trong lòng Bác chứa đựng sâu lắng trong câu thơ cuối khổ: “Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương” ! Đó là niềm cảm hoài ly xứ của Bác khi đã dời chân đi, biết rằng mình ra đi là tìm đường cứu dân, cứu nước nhưng sao lại cảm thấy nghẹn ngào thương đồng bào còn đắm chìm trong nô lệ, cam chịu sự thống trị của thực dân đế quốc. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật tạo ấn tượng tương phản và so sánh. Từ chỗ nói lên bối cảnh của thời cuộc, vẽ lên những số phận của con người đồng thời hàm ý nói đến nỗi đau của dân tộc, lại mở ra cho người đọc thấy được ý nghĩa sâu xa của lòng quyết tâm, lòng yêu nước vĩ đại của Bác Hồ