Đạo diễn vũ minh trí là ai

Đạo diễn vũ minh trí là ai

Đạo diễn Vũ Minh - Ảnh: Facebook Vũ Minh

Theo thông tin từ gia đình, đạo diễn Vũ Minh ra đi vào lúc 3h20 phút ngày 13-3.

Ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc sân khấu Idecaf - cho biết đạo diễn Vũ Minh là một trong những người gắn bó sớm với sân khấu Idecaf từ những ngày đầu. Anh trưởng thành từ đoàn rối Nụ cười từ năm 1983, sau đó tập tành làm quen với sân khấu kịch năm 1997, làm diễn viên kịch thiếu nhi cùng Đình Toàn và học dần lên đạo diễn.

"Trước khi lâm bệnh, Vũ Minh là một trong những đạo diễn cứng nghề, giỏi và giải quyết nhanh một số dự án, vở kịch cho sân khấu. Năm ngoái Minh dựng vở Thuyền trưởng Sinh Bá và Nàng tiên cá đen xì cho chương trình Ngày xửa ngày xưa cho sân khấu nhưng do dịch bùng lên chưa kịp phúc khảo.

Hồi đầu năm chúng tôi còn lên kế hoạch tập lại để kịp phúc khảo cho mùa hè này nhưng chưa kịp bắt tay vào thì Minh đổ bệnh" - ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn cho biết trên giấy tờ Vũ Minh sinh năm 1970, tuy nhiên có lần anh nói với ông thực ra anh tuổi Mùi (tức 1967). Vũ Minh là đạo diễn mát tay dàn dựng nhiều chương trình Ngày xửa ngày xưa ở Idecaf, với 16 vở - chiếm khoảng phân nửa số lượng chương trình từ trước tới giờ.

Anh cũng đạo diễn rất nhiều vở nổi tiếng tại sân khấu này như Dạ cổ hoài lang, Bông hồng cài áo, Tía ơi má dìa, Trái tim nhảy múa, Hạnh phúc trên đồi hoa máu… Gần đây là các vở Lời nguyền phù thủy, Mưu bà Tú…

Đạo diễn vũ minh trí là ai

Cảnh trong vở Mưu bà Tú - Ảnh: GIA TIẾN

Ông Tuấn còn cho biết thêm, Vũ Minh sống độc thân, em út của anh đang ở Mỹ.

Hôm 21-1, trên trang cá nhân của mình, Xuân Lan chia sẻ về bệnh tình của đạo diễn Vũ Minh và kêu gọi ủng hộ viện phí cho anh chữa trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.

Cô cho hay Vũ Minh sốt và ho từ mùng 4 Tết, đến 11 tháng giêng thì mệt nhiều, đau bụng dữ dội và nhập viện, PCR âm tính với COVID-19. Anh được mổ cấp cứu vì tắc mạch ở ruột nhưng lại có vấn đề ở phổi, chụp ảnh phổi trắng 70% và suy hô hấp rất nhanh.

Ngoài các nghệ sĩ ở sân khấu Idecaf, rất nhiều nghệ sĩ, bạn bè, khán giả đã thương yêu ủng hộ mong Vũ Minh vượt qua cơn hiểm nghèo. Người mẫu Xuân Lan là người trực tiếp liên hệ với bác sĩ về tình hình sức khỏe của Vũ Minh mỗi tuần để thông báo đến mọi người.

Tuy nhiên, phép mầu đã không xảy ra và sân khấu thành phố phải chia tay với một trong những đạo diễn ít nhiều gây được dấu ấn trong những năm gần đây.

Đạo diễn vũ minh trí là ai
Đạo diễn trẻ Vũ Ngọc Phượng đột ngột qua đời sáng nay

LINH ĐOAN

Nguyễn Điền Vũ Minh (20 tháng 2 năm 1967 – 13 tháng 3 năm 2022), còn được biết đến với nghệ danh Vũ Minh, là nam đạo diễn sân khấu kiêm nhà sản xuất sân khấu người Việt Nam. Anh đã dàn dựng rất nhiều vở kịch của sân khấu kịch Idecaf, đặc biệt là 16 vở thuộc chương trình Ngày xửa ngày xưa dành cho thiếu nhi.

Đạo diễn vũ minh trí là ai
Vũ MinhThông tin cá nhânSinhNguyễn Điền Vũ Minh
(1967-02-20)20 tháng 2, 1967
Quy Nhơn, Bình Định, Việt NamMất13 tháng 3, 2022(2022-03-13) (55 tuổi)
Bệnh viện Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamNguyên nhân mấtViêm phổi
Suy hô hấp[1]Giới tínhnamNghề nghiệpĐạo diễn sân khấu
Nhà sản xuấtSự nghiệp sân khấuTác phẩm

  • Hợp đồng mãnh thú
  • Lùng người trong mộng
  • Sát thủ hai mảnh
  • Ngày xửa ngày xưa

  • x
  • t
  • s

Vũ Minh tên đầy đủ là Nguyễn Điền Vũ Minh, sinh ngày 20 tháng 2 năm 1967 tại Quy Nhơn, Bình Định. Anh có tuổi thơ cơ cực khi phải nhiều công việc lao động để kiếm sống và nuôi các em ăn học vì bố mẹ ly hôn. Từ khi còn hoạt động trong đội rối Nụ Cười, anh cảm thấy có niềm đam mê với công việc đạo diễn.

Vũ Minh từng đạo diễn và sản xuất các vở diễn của sân khấu Idecaf như Hợp đồng mãnh thú, Lùng người trong mộng, Sát thủ hai mảnh... Năm 2013, anh nhận giải Mai Vàng dành cho tác phẩm Bông hồng cài áo. Ngoài ra anh còn là đạo diễn sân khấu kiêm nhà sản xuất cho 16 vở thuộc chương trình Ngày xửa ngày xưa dành cho thiếu nhi, cộng với một tập của chương trình Chuyện thần tiên (với tựa đề là Cô bé tí hon lạc vào xứ sở thần tiên).

Ngày 13 tháng 3 năm 2022, Vũ Minh qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược sau thời gian điều trị viêm phổi và suy hô hấp nặng, không lâu sau sinh nhật 55 tuổi.[2]

  • Bệnh sĩ
  • Bông hồng cài áo
  • Bởi vì ta yêu nhau
  • Ca sĩ ngôi sao
  • Cái đẹp đè bẹp cái nết
  • Con Tám con Cấm
  • Chuyện thần tiên (Chuyện ngày xưa) 1: Cô bé tí hon lạc vào xứ sở thần tiên
  • Cướp dâu
  • Dạ cổ hoài lang
  • Đời bỗng dưng yêu
  • Cải lương: Gìn vàng giữ ngọc
  • Gươm lạc giữa rừng hoa
  • Hạnh phúc của quỷ
  • Hạnh Phúc trên đồi hoa máu
  • Hồn bướm mơ điên
  • Hồn Trương Phi da hàng tỷ
  • Hợp đồng mãnh thú
  • Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  • Linh vật hoàng triều
  • Lời nguyền phù thủy
  • Mặt nạ bong bóng
  • Mưu bà Tú
  • Series Ngày xửa ngày xưa:
    • Ngày xửa ngày xưa 11: Cậu bé rừng xanh
    • Ngày xửa ngày xưa 13: Na Tra đại náo thủy cung
    • Ngày xửa ngày xưa 14: Sơn Tinh Thủy Tinh
    • Ngày xửa ngày xưa 15: Hoàng tử Ai Cập
    • Ngày xửa ngày xưa 17: Phù Đổng Thiên Vương - Lá cờ thêu sáu chữ vàng
    • Ngày xửa ngày xưa 18: Chàng lang thang và nàng Tùy Tiện
    • Ngày xửa ngày xưa 19: Phù thủy lắm chiêu
    • Ngày xửa ngày xưa 20: Chú bé khoai lang tây và ba bà tiên
    • Ngày xửa ngày xưa 21: Võ công tiểu quái
    • Ngày xửa ngày xưa 23: Những đứa con của rồng
    • Ngày xửa ngày xưa 25: Hoàng tử xấu xí và cô gái tóc vàng
    • Ngày xửa ngày xưa 28: Nàng công chúa đi lạc
    • Ngày xửa ngày xưa 30: Hoàng tử - công chúa và 9 vị thần...bị bắt
    • Ngày xửa ngày xưa 31: Alibaba với đầy đủ 40 tên cướp, với lại cây đèn thần của Aladdin nữa đó!
    • Ngày xửa ngày xưa 32: Truy tìm thủy long kiếm
    • Ngày xửa ngày xưa 33: Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad: Đại chiến nàng tiên cá (đồng đạo diễn với Đình Toàn)
  • Ngôi nhà không có đàn ông
  • Người lạ, người thương rồi người dưng
  • Người mua hạnh phúc
  • Người tốt nhà số 5
  • Sát thủ hai mảnh (Bikini)
  • Sát thủ hai mảnh 2: Lùng người trong mộng
  • Sát thủ hai mảnh 3: Họng súng vô hình
  • Sơn ca không hót
  • Thám tử si tình
  • Thánh Gióng
  • Thằng Bợm có cái đầu to (đồng viết kịch với Nguyễn Thị Minh Ngọc)
  • Thú yêu thương
  • Tía ơi má dìa!
  • Tôi là ai?
  • Trái tim nhảy múa
  • Trần Quốc Toản ra quân
  • Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
  • Trưng nữ vương
  • Vẻ đẹp hoàn hảo
  • Vua Thánh triều Lê
  • Chuyện ngày xưa 37: Hạt giống tốt (vai quỷ hồng)
  • Tin ở ở hoa hồng (vai công an)
Năm Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
2013 Giải Mai Vàng Vở diễn sân khấu được yêu thích nhất Bông hồng cài áo Đoạt giải

  1. ^ https://nld.com.vn/van-nghe/dao-dien-vu-minh-qua-doi-o-tuoi-56-20220314052619921.htm
  2. ^ Tân Cao (14 tháng 3 năm 2022). “Đạo diễn Vũ Minh qua đời”. VnExpress.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vũ_Minh_(đạo_diễn)&oldid=68832668”

Tin đạo diễn Vũ Minh qua đời vì viêm phổi hôm 13/3 gây sốc với nhiều đồng nghiệp, khán giả làng kịch.

Với Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc sân khấu Idecaf, đàn em "yêu nghề một cách nồng nàn". Vài tháng trước khi mất, anh còn liên tục mở các khóa diễn xuất cho học trò. Đạo diễn lên kế hoạch dựng lại nhiều tác phẩm cũ của Idecaf theo hình thức nhạc kịch để diễn viên trẻ có cơ hội cọ xát. Anh cũng chuẩn bị đưa lên sàn tập vở mới của series Ngày xửa ngày xưa - thương hiệu kịch thiếu nhi ăn khách của Idecaf. "Minh mất khi đang còn quá nhiều dự án dang dở cho sân khấu chúng tôi", ông Tuấn nói.

Đạo diễn Nguyễn Điền Vũ Minh sinh năm 1967. Ảnh: Idecaf

Giám đốc Idecaf xem Vũ Minh là cánh tay đắc lực từ 25 năm trước - thuở đầu thành lập sân khấu. Trước đó, anh đã có nhiều năm thử "lửa" với nghệ thuật múa rối từ đầu thập niên 1980, vị trí đội trưởng đội múa rối Nụ Cười, cũng do Huỳnh Anh Tuấn sáng lập. Mê kịch nói, anh bắt đầu lấn sân bằng cách tìm tòi, học làm đạo diễn. Nhờ có sẵn nền tảng, đạo diễn nhập cuộc khá nhanh, tạo tiếng vang với loạt vở kinh điển của Idecaf, như Hợp đồng mãnh thú, Bông hồng cài áo, Trái tim nhảy múa, Tía ơi má dìa...

Hơn 20 tác phẩm cố đạo diễn dàn dựng đều "cháy" vé vì hiệu ứng sân khấu tốt, tính hành động cao. Chẳng hạn, Hợp đồng mãnh thú - vở Thành Lộc đóng chính, công diễn vào thập niên 2000 - làm mưa làm gió một thời với hàng trăm suất. Sau này, khi Idecaf đem vở sang Mỹ lưu diễn, tác phẩm tiếp tục gây sốt trong cộng đồng khán giả kiều bào. Ông Tuấn cho biết: "Tôi lao đao vì biết từ nay, mình khó tìm được người khác thay thế".

Trước khi mất, đạo diễn Vũ Minh (cầm hoa) vẫn tâm huyết với nhiều thế hệ học trò. Ảnh: Idecaf

Sinh thời, Vũ Minh thích dàn dựng những vở giàu chất đời từ vốn sống của anh.

Từ Mỹ, hay tin Vũ Minh mất, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc lần lại ký ức, nhớ chị và đạo diễn từng làm việc chung gần chục vở của Idecaf. Câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi trong Trái tim nhảy múa (kịch bản: Nguyễn Thị Minh Ngọc) là một phần tuổi thơ đạo diễn. Vũ Minh vào đời từ năm 10 tuổi sau khi cha mẹ ly dị, anh và các em về sống với ngoại. Đạo diễn từng làm đủ nghề, từ bán thuốc lá, sách báo đến lượm ve chai để nuôi mình và các em. Anh xem những thiệt thòi đó như một may mắn, bởi quãng đời đó đã cho anh biết đám trẻ bụi đời nghĩ gì. Minh Ngọc nói: "Khi dựng vở đó, Minh đặt trọn tâm tư vào tác phẩm như muốn nói về cuộc đời chính mình".

Từ con đường đi qua có những chi tiết đặc biệt nào đến chuyện người ta đánh nhau, chửi mắng ra sao, anh đều ghi nhớ như một thói quen. Vũ Minh từng quan niệm: "Có thể lúc đó chưa thật thẩm thấu, nhưng cuộc đời dần cho mình nhìn thấy, hiểu hết những gì đã chứng kiến. Tôi tiếp cận khán giả bằng sự mô tả gần gũi, thay vì phải lồng những câu tuyên ngôn sáo rỗng vào miệng nhân vật".

Năm ngoái, giữa thời điểm dịch bùng phát ở TP HCM, anh vẫn liên lạc với Minh Ngọc, động viên nhà văn viết thêm đầu kịch dù lúc này chị đang dồn sức cho cuốn tiểu thuyết mới.

Họ bàn nhau chọn cách viết bám sát thời cuộc hơn, phản ánh tâm tư con người giữa đại dịch trong vở Khổ qua ngọt đắng. Đạo diễn chọn cái tên này để gợi hy vọng cho khán giả, cũng như món canh khổ qua, sau vị đắng là cảm giác ngọt hậu. Kịch bản đã hoàn thành, chuẩn bị tập dượt thì anh đột ngột nhập viện. Tác phẩm cuối của đôi nghệ sĩ trở thành kỷ niệm dang dở.

Minh Ngọc cho biết đạo diễn yêu kịch nói với một trái tim ngây thơ. Mỗi dịp bạn bè của Minh Ngọc từ nước ngoài về, chị hay nhờ anh giới thiệu các vở mới cho họ xem. Anh thường say sưa kể các tác phẩm đang được chú ý, không chỉ của Idecaf, vì muốn quảng bá kịch như một đặc sản văn hóa ở Sài Gòn.

Tâm huyết với sân khấu, Vũ Minh cũng là bệ đỡ cho nhiều thế hệ nghệ sĩ trưởng thành từ kịch nói, như Chi Bảo, Lê Khánh, Thanh Phương... Nhiều người trong số đó dù rời sàn diễn, thành công ở lĩnh vực khác, vẫn ghi nhớ nụ cười hồn hậu của Vũ Minh. Diễn viên Thanh Bình nói 20 năm qua, anh vẫn khắc ghi những ngày đầu làm việc với cố đạo diễn ở Idecaf - cái nôi trui rèn anh từ lúc mới ra trường. "Ở nơi nào đó, em mong anh hãy nhẹ nhàng, thanh thản anh nhé", Thanh Bình viết.

Vũ Minh tên đầy đủ là Nguyễn Điền Vũ Minh, sinh năm 1967, quê quán Quy Nhơn - Bình Định. Linh cữu Vũ Minh được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam, quận Gò Vấp. Lễ nhập quan và viếng vào sáng 17/3, lễ truy điệu tổ chức một ngày sau đó. Linh cữu của đạo diễn được hỏa táng ở Trung tâm hỏa táng Đa Phước, Bình Chánh vào chiều 19/3, sau đó an táng tại nghĩa trang huyện Cần Giuộc, Long An.

Mai Nhật