Làm sao để hết buồn vì điểm kém

    Gửi các bạn học sinh vừa hoàn thành xong chương               trình học kì 1 !

  • “ Chỉ được 5 điểm thôi ư? Bao nhiêu công sức ba mẹ cho ăn học mà giờ con chỉ được tầm này điểm thôi sao?”
  • “ Em làm cô quá thất vọng rồi! Bao nhiêu tâm huyết cô đều đặt hi vọng vào em, mà giờ em chỉ đạt 5 điểm?”

     Bạn mới trải qua kì kiểm tra học kì I, đúng chứ?

     Vừa mới nhận được điểm xong, và bạn đang cảm như cả thế giới quay lưng hết lại với bạn, có đúng không nào?

      Ba mẹ, thầy cô có thể không nói gì hoặc an ủi bạn vài câu, nhưng khi họ quay lưng đi bạn thấy một nỗi thất vọng từ ánh mắt họ, đúng chứ?

    Và ngay lúc này, bạn luôn tự trách bản thân mình, phải không nào? Bạn cảm thấy cho dù bạn cố gắng bao nhiêu đi nữa, cho dù bạn kiên trì bao nhiêu thì cuối cùng kết quả vẫn rất kém?

     Có những lúc rất ngu ngốc, mình tin chắc mình đã làm bài thi rất tốt, vì các dạng bài mình đã ôn rất kĩ và mình thể hiện tuyệt vời. 

 Nhưng không...... Đời Không Như Là Mơ

    Thành thật với bạn, mình cũng từng có tâm trạng như bạn mỗi khi mình bị điểm kém. Ngày mình nhận được điểm, mình vẫn không quên được nét mặt của mẹ mình. Mẹ đưa mình tờ điểm thi, nhìn mình với ánh mắt buồn rượi nhưng vẫn gượng cười để động viên mình, thậm chí mình còn nghe thấy tiếng thở dài “khe khẽ” của mẹ.

      Đó là lúc mình cảm thấy thất vọng về bản thân hơn bao giờ hết. Mình vào phòng và đóng “ sầm” cửa lại, không muốn gặp bất cứ ai. Khoảng thời gian đó, mình luôn tự trách bản thân kèm theo sự hoang mang về tương lai.

    Sợ mình sẽ không đậu đại học? Sợ mình sẽ làm ba mẹ thất vọng? Sợ bị bạn bè, thầy cô chê cười?

      Tâm trạng của bạn bây giờ có phải cũng như vậy?

     Và khi đó, bạn biết không, mình đã mong chờ một điều rất “ngốc nghếch”. Mình mong sẽ có người đến, động viên, an ủi mình rằng sẽ không sao đâu, mọi việc rồi sẽ ổn thôi..

                           Nhưng sự thật là.....

       Sẽ quá là ngốc nghếchảo tưởng khi bạn mong đợi một ai đó sẽ đến ôm ấp, an ủi, nói những lời sáo rỗngđộng viên bạn.

        Khi bạn nhận được kết quả một bài thi điểm kém, mình biết tâm trạng của bạn sẽ rất tệ, sẽ luôn dằn vặt bản thân và thậm chí có bạn nhốt mình trong phòng, dành hết thời gian để lướt facebook, lướt web để quên đi nỗi buồn!

        Nhưng, liệu việc làm đó thay đổi được kết quả bài thi của bạn?

        Thực tế, những điều đó chỉ khiến tâm trạng bạn tồi tệ hơn và mất nhiều thời gian của bạn hơn mà thôi.

          Thay vào đó, bạn thử học cách nhận ra mình đang ở đâu chấp nhận điều đó. Đó là lúc bạn cần phải đứng lên và tiếp tục cuộc chiến còn dang dở.

           Đây không phải là cuộc thi THPTQG. Đây chỉ là những bài kiểm tra xem năng lực của bạn ở đâu, giúp bạn nhìn ra mình đã học và vận dụng được những gì để chuẩn bị cho kì thi quan trọng hơn.

            Và nhiệm vụ của bạn không phải ngồi đó than thở, tự trách bản thân, hi vọng ai đó sẽ đến an ủi. Bạn cần phải chấp nhận sự thật đó, dành một khoảng thời gian để bình tâm và cùng chia sẻ với ba mẹ, bạn bè của mình.

             Sau khi đã chia sẻ cùng ba mẹ, bạn bè, họ cũng đã bình tâm lại, bạn nên tìm ra lỗi sai. Hãy đặt cho bản thân một câu hỏi "Tại sao bạn lại bị điểm kém trong kì thi vừa rồi? Mình đã làm gì để dẫn đến một kết quả tồi tệ như vậy?". Mỗi lần thi điểm kém, hay đến bây giờ, mỗi lần làm một việc gì đó thất bại, mình thường trả lời 3 câu hỏi này để nhận ra lỗi sai của mình:

       #1. Bạn nên làm điều gì trong quá trình ôn luyện nhưng bạn đã không làm?

       #2. Bạn không nên làm việc gì trong quá trình kiểm tra nhưng bạn đã lỡ làm?

       #3.Và ngay bây giờ, điều bạn có thể cải thiện là gì? Bạn có thể làm gì để có một kết quả tốt hơn?

             Bạn hãy liệt kê ra 4-5 hành động bạn đã và chuẩn bị làm trong mỗi câu trả lời. Hãy chọn cho mình một khoảng không gian thật yên tĩnh, bình tâm và suy ngẫm lại, viết ra giấy, thẳng thắn với bản thân của mình.

Khi đã nhận ra nguyên nhân khiến cho mình bị điểm kém trong kì thi này, bạn hãy thử nghĩ cách để tìm ra phương pháp học tập tốt hơn, tìm những bộ tài liệu thật chất lượng để mình rèn luyện kĩ năng làm bài hằng ngày.

Đó có thể là Lộ trình Tự Học 365 Master, bạn sẽ được học từ lý thuyết các dạng bài cơ bản, ví dụ minh họa, rồi đến bài tập vận dụng từ dễ đến khó. Điều này sẽ giúp bạn có chính xác để đạt được những con điểm 9-10 mơ ước.

Tìm hiểu nó tại đây: https://tuhoc365.vn/master

      “Khi cuộc đời đẩy ngã bạn, hãy cố hạ cánh bằng lưng. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lý trí kéo bạn dậy.”

      Hãy kiên trì với mục tiêu của bạn dù bạn có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa. Nhưng đừng cố gắng “ đâm đầu vào hàng rào cũ”, mà hãy tìm lối đi mới để từ THẤT BẠI chuyển biến THÀNH CÔNG một cách khôn ngoan hơn, bạn nhé!

Nếu như bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hãy xem video MẸO học bài NHANH THUỘC NHỚ LÂU đến THI CUỐI KÌ ĐIỂM CAO: https://youtu.be/c_mpGsWJ8vo

Chúc bạn học tốt, cảm ơn bạn đã đọc bài viết khi bị điểm kém nên làm gì của mình nhé.

Qua quá trình tìm hiểu, nhà tâm lý được biết trước đó N.A. bị ốm nặng và phải nằm viện hai tuần. Sau khi ra viện, em bị điểm 3 môn toán kiểm tra một tiết do chuẩn bị bài chưa kỹ.

Tôi đã yêu cầu N.A. hình dung lại tình huống bị điểm 3 môn toán trước đây. Lúc đó, em sẽ nghĩ gì, có cảm nhận như thế nào ứng với mỗi suy nghĩ. N.A. đã viết ra những suy nghĩ của mình như sau:

N.A. suy nghĩ<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

N.A. cẢm thẤy

Mình bị các bạn chê cười

Xấu hổ, không dám nhìn ai

Mình bị cô giáo mắng

Lo sợ

Cô giáo sẽ nhắc đi nhắc lại điểm kém này của mình

Xấu hổ quá, không dám gặp cô nữa

Các bạn sẽ thấy mình kém cỏi và luôn nhắc lại điểm kém của mình

Lo lắng, không muốn nói chuyện với ai

Về nhà bị bố mẹ mắng

Lo lắng, không muốn về nhà

Mình thật kém cỏi, đã làm mọi người thất vọng

Buồn bã, mệt mỏi, không muốn học tiếp

Cô giáo sẽ cho làm bài kiểm tra lại

Lo lắng, nhỡ kết quả kiểm tra cũng không tốt

Tôi ngắt mạch những suy nghĩ tiêu cực của N.A. bằng cách yêu cầu N.A. hãy tưởng tượng khi rơi vào hoàn cảnh đó thì các bạn khác trong lớp sẽ nghĩ gì và cảm thấy như thế nào. N.A. bắt đầu đưa ra những suy nghĩ và cảm nhận tích cực hơn.

N.A. suy nghĩ

N.A. cảm thấy

Bài này mình học nhưng chưa hiểu kỹ lắm

Bình tĩnh hơn nhưng rồi lại băn khoăn sao mình lại chưa hiểu nhỉ

Tại mình không cẩn thận

Luyến tiếc, giá mà mình cẩn thận hơn khi làm bài

Mình sẽ cố gắng hơn gỡ lại điểm này

Tự tin, cố gắng tiếp tục để học

Khi N.A. đã có những suy nghĩ tích cực và bớt lo lắng, tôi hướng dẫn N.A. làm một thí nghiệm nhỏ theo các bước sau:

Tôi đề nghị N.A. nhìn nhanh trong phòng, tìm tất cả các đồ vật màu đỏ.

Yêu cầu N.A. nhắm mắt và đề nghị kể tên tất cả những đồ vật màu xanh lá, màu vàng, màu đen trong phòng.

N.A. đã chỉ kể tên được rất ít đồ vật màu xanh, không nhớ được các đồ vật màu vàng, màu đen.

Cuối cùng, tôi yêu cầu N.A. mở mắt, nhìn lại một lần các đồ vật.

“Em thấy không, trong phòng này có nhiều đồ vật với màu sắc khác nhau. Nhưng trước đó, em chỉ chú ý đến màu đỏ nên không nhìn thấy các đồ vật mang màu sắc khác. Nếu chỉ tập trung vào những nhược điểm của bản thân, em sẽ không để tâm đến các mặt mạnh của mình và sẽ luôn chìm đắm trong cảm giác xấu hổ, tự ti, lo lắng và sợ hãi”, tôi bảo N.A..

TRẦN THÀNH NAM(Khoa tâm lý học - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH QGHN)