Danh mục thuốc cấp cứu theo quy định bộ y tế

Truy cập nội dung luôn

Danh mục thuốc cấp cứu theo quy định bộ y tế

Danh mục thuốc cấp cứu theo quy định bộ y tế

Số hiệu Trích yếu nội dung Cơ quan Ngày ban hành

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Nội dung tư vấn
  • 3. Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
  • 4. Phụ lục về số lượng túi sơ cứu
  • 5. Danh mục thuốc thông thường
  • Danh mục tủ thuốc sơ cấp cứu thông thường

Đi kèm với mỗi tủ thuốc là: 1 bảng sơ đồ liệu trình cấp cứu, 1 bảng thông tin dự phòng bệnh truyền nhiễm qua máu, 1 bảng sơ đồ liệu trình sơ cứu tim phổi. Tôi có một số vấn đề như sau: 1. Với số lượng bao nhiêu công nhân thì cần lắp đặt một tủ thuốc y tế 2. Những danh mục thuốc cần có trong tủ thuốc y tế 3. Những trang thiết bị kèm theo với tủ thuốc y tế (những bảng thông tin kể trên có bị thiếu hay thừa mục nào không?)

Hy vọng sớm nhận được hồi đáp từ quý công ty, chúc công ty ngày càng phát triển. Chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật doanh nghiệp công ty Luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Nghị định 39/2016/NĐ_CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động

Thông tư 19/2016/TT_BYT về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

Đối với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào có số số lượng lao động đáng kể, thì luôn cần thành lập một trạm y tế nhỏ. Tối thiểu cũng cần trang bị một tủ thuốc sơ cấp cứu, để có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết nhất.

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ_CP:

"Điều 37. Bộ phận tổ chức y tế

Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

...

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

...

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác."

Như vậy, việc công ty bạn thành lập trạm y tế trong công ty là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Đối với việc lắp đặt tủ thuốc y tế trong các xưởng sản xuất được thực hiện theo yêu cầu của sơ cứu, cấp cứu quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2016/TT_BYT:

"Điều 5. Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu

1. Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:

a) Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;

b) Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;

c) Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;

d) Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;

đ) Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có)."

Căn cứ vào quy định trên, số lượng các trang bị, phương tiện, thiết bị, vật tư sơ cứu, cấp cứu trong từng xưởng sản xuất ở công ty bạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có số lượng người lao động làm việc trong xưởng. Tuy nhiên, tủ thuốc y tế chỉ là một vật dụng có cấu tạo của một hộp, thùng đựng dụng cụ, thuốc dùng cho sơ cứu, cấp cứu chứ không phản ánh được số lượng các trang thiết bị chứa bên trong. Thay vào đó, pháp luật có quy định về các túi thuốc sơ cứu.

3. Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

Ngày 30/6/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, công tác sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc và chế độ báo cáo đối với cơ sở y tế các tuyến cơ sở, huyện, tỉnh. Việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc thực hiện theo Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc nổi bật nên một số điều đáng lưu ý như sau:

+ Thứ nhất, việc bố trí lực lượng, trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu phải dựa trên loại hình sản xuất, bản chất yếu tố nguy hiểm; số người lao động, ca làm việc; nguy cơ xảy ra tai nạn; tỷ lệ tai nạn lao động và khoảng cách đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Thứ hai, trường hợp cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại hoặc chất ăn mòn phải có vòi tắm khẩn và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận.

+ Thứ ba, nếu cơ sở sử dụng hóa chất nguy hiểm thì phải có phiếu an toàn, hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu tại nơi dễ tiếp cận.

+ Thứ tư, lực lượng sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các điều kiện theo quy định; phương tiện, thiết bị cấp cứu phải được kiểm tra định kỳ, rà soát để đảm bảo tình trạng sử dụng tốt; công khai lực lượng, trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.

Tùy theo số lượng người lao động và tính chất ngành nghề mà Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau: Đối với công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có dưới 100 lao động thì bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu, cứ thêm 100 lao động thì phải thêm 01 lao động làm công tác sơ, cấp cứu. Đối với những công việc khác thì yêu cầu đối với doanh nghiệp có đến 200 lao động thì bố trí 01 người làm công tác sơ cấp cứu, sau đó cứ thêm 150 lao động thì thêm 01 người sơ cấp cứu.

4. Phụ lục về số lượng túi sơ cứu

Hiện nay, căn cứ theo Phụ lục 4 Thông tư 19/2016/TT_BYT, số lượng túi sơ cứu được quy định như sau:

"1. Yêu cầu chung

- Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động theo quy định tại mục 2;

- Đối với mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp;

- Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các vật dụng khác;

- Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ cứu theo quy định.

2. Quy định số lượng túi đối với khu vực làm việc

TT

Quy mô khu vực làm việc

Số lượng và loại túi

1

≤ 25 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A

2

Từ 26 - 50 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B

3

Từ 51 - 150 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C

* Ghi chú: 01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B."

Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xác định số lượng túi sơ cứu phù hợp với từng khu vực làm việc trong mỗi xưởng sản xuất. Với số lượng công nhân khoảng từ 1200 đến 1600 người trên một xưởng thì số lượng túi sơ cứu ít nhất là 8 túi sơ cứu loại C. Tuy nhiên, nếu khu vực làm việc tập trung có trên 300 người cùng làm việc thì ngoài việc bố trí các túi sơ cứu, công ty bạn còn phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 19/2016/TT_BYT.

Danh mục các trang thiết bị cho tủ thuốc y tế được quy định tại điểm 3 Phụ lục 4 Thông tư 19/2016/TT_BYT theo số lượng quy định cho từng loại túi thuốc. Theo đó, các túi thuốc y tế phải trang bị đầy đủ các loại trang bị tối thiểu như: Băng dính (cuộn), các loại băng, gạc, bông hút nước, garo, các loại Panh, kéo, kim băng, kính bảo vệ, tấm lót nilon, mặt nạ phòng độc, nước muối sinh lý, găng tay khám bệnh, các loại nẹp, phác đồ cấp cứu, thuốc sát trùng, phiếu ghi danh mục trang thiết bị trong túi...

Quy định trên chỉ nêu ra những trang thiết bị tối thiểu trong túi thuốc y tế (hay túi sơ cứu), công ty bạn có thể bố trí thêm các trang thiết bị khác liên quan đến công tác sơ cứu, cấp cứu như thông tin mà bạn trình bày.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

5. Danh mục thuốc thông thường

Danh mục tủ thuốc sơ cấp cứu thông thường

Thông thường với quy mô số lượng tủ, túi thuốc sơ cấp cứu yêu cầu cần:
– <= 25 người lao động thì cần có ít nhất 1 túi sơ cấp cứu loại A.

– Từ 26 – 50 người lao động cần có ít nhất 1 túi sơ cứu loại B.

– Từ 51 – 150 người lao động cần có ít nhất 1 túi sơ cứu loại C.
Lưu ý: 1 túi loại B = 2 túi loại A, 1 túi loại C = 2 túi loại B.

Danh mục tủ, túi thuốc sơ cấp cứu A, B, C

Ngoài ra đi kèm với mỗi tủ thuốc, túi thuốc sơ cấp cứu sẽ có thêm một số món sau đây:

– 1 bảng sơ đồ liệu trình cấp cứu.

– 1 bảng thông tin dự phòng bệnh truyền nhiễm qua máu.

– 1 bảng sơ đồ liệu trình sơ cứu tim phổi.

Theo đó, các túi thuốc y tế phải trang bị đầy đủ các loại trang bị tối thiểu như: Băng dính (cuộn), bông hút nước, nước muối sinh lý, các loại băng, gạc, garo, găng tay khám bệnh, các loại Panh, kính bảo vệ, kéo, phác đồ cấp cứu, kim băng, tấm lót nilon, mặt nạ phòng độc, thuốc sát trùng, các loại nẹp, phiếu ghi danh mục trang thiết bị trong túi…

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê