Danh mục hàng hóa nhóm 2 của bộ công thương năm 2024

Danh mục này (được xây dựng dựa vào Nghị định 69/2018/NĐ-CP và các văn bản có liên quan) áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.

I. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương

A

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1

Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất 2007 và các Nghị định quy định chi tiết thi hành.

Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77/2016/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP).

Thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77/2016/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP).

Tiền chất công nghiệp.

***Xem chi tiết tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Nghị định 82/2022/NĐ-CP).

Giấy phép xuất khẩu.

2

Khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng).

***Xem chi tiết tại Thông tư 23/2021/TT-BCT.

Ban hành danh mục xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn.

3

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

***Xem chi tiết tại Thông tư 13/2018/TT-BCT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 42/2019/TT-BCT, Thông tư 31/2020/TT-BCT).

Giấy phép xuất khẩu.

4

Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định.

(Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).

Giấy phép xuất khẩu.

5

Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép xuất khẩu.

6

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép xuất khẩu tự động.

B

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

***Xem chi tiết Quyết định 1182/QĐ-BCT ngày 06/4/2021.

Giấy phép nhập khẩu

2

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép nhập khẩu tự động

3

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

  1. Muối.
  1. Thuốc lá nguyên liệu.
  1. Trứng gia cầm.
  1. Đường tinh luyện, đường thô.

Giấy phép nhập khẩu.

4

Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất 2007 và các Nghị định quy định chi tiết thi hành.

Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77/2016/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP).

Thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77/2016/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP).

Tiền chất công nghiệp.

***Xem chi tiết tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Nghị định 82/2022/NĐ-CP).

Giấy phép nhập khẩu.

5

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

***Xem chi tiết tại Thông tư 13/2018/TT-BCT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 42/2019/TT-BCT, Thông tư 31/2020/TT-BCT).

Quy định điều kiện và giấy phép nhập khẩu.

6

Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.

Thực hiện theo quy định của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

II. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải

A

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

Không có.

B

Hàng hóa nhập khẩu

1

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

Giấy phép nhập khẩu.

III. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

***Xem chi tiết tại Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT, Thông tư 19/2020/TT-BNNPTNT, Nghị định 27/2021/NĐ-CP, Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT).

A

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1

  1. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES không vì mục đích thương mại.

Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

  1. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo.
  1. Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 84/2021/NĐ-CP).

Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu

2

Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm.

Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Luật Trồng trọt 2018, Luật Chăn nuôi 2018.

3

Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu.

4

Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

5

  1. Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
  1. Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường.

Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài và điều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

B

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1

Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép khảo nghiệm.

2

Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép khảo nghiệm.

3

  1. Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
  1. Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
  1. Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
  1. Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

Giấy phép nhập khẩu.

4

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

5

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

6

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Luật Trồng trọt 2018, Luật Chăn nuôi 2018.

7

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép

8

Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

  1. Phân bón để khảo nghiệm;
  1. Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
  1. Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
  1. Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

  1. Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
  1. Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
  1. Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

Giấy phép nhập khẩu.

9

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

10

  1. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên thuộc Phụ lục I CITES không vì mục đích thương mại.
  1. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo.

Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.

11

  1. Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu.

  1. Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

  1. Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

12

  1. Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.

Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường.

  1. Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

  1. Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

13

  1. Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.

Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường.

  1. Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam,

Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu.

IV. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và môi trường

A

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

Không có.

B

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1

Phế liệu.

Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu.

V. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

A

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

***Xem chi tiết tại Thông tư 22/2018/TT-BTTTT.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

B

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

***Xem chi tiết tại Thông tư 22/2018/TT-BTTTT.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

2

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

Giấy phép nhập khẩu.

3

Hệ thống chế bản chuyên dùng ngành in.

***Xem chi tiết tại Thông tư 22/2018/TT-BTTTT.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in.

4

Máy in các loại: ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa); Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

***Xem chi tiết tại Thông tư 22/2018/TT-BTTTT.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in.

5

Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

  1. Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
  1. Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;
  1. Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.

***Xem chi tiết tại Thông tư 13/2018/TT-BTTTT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 10/2022/TT-BTTTT).

Giấy phép nhập khẩu.

VI. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

***Xem chi tiết tại Thông tư 09/2023/TT-BVHTTDL.

A

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1

Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu.

Quy định điều kiện.

2

Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh.

Quy định điều kiện.

3

Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

B

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1

Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu.

Phê duyệt nội dung hàng hóa nhập khẩu.

2

Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh.

Phê duyệt nội dung hàng hóa nhập khẩu.

3

Máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện tử; máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện từ có thưởng và bàn, thiết bị trò chơi chuyên dùng casino.

Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa nhập khẩu.

4

Đồ chơi trẻ em.

Quy định điều kiện kỹ thuật.

VII. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

A

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Giấy phép xuất khẩu.

2

Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc.

***Xem chi tiết tại Thông tư 20/2017/TT-BYT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 29/2020/TT-BYT).

Giấy phép xuất khẩu.

3

Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.

Giấy phép xuất khẩu.

4

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc.

Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

5

Thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đã công bố hợp quy.

***Xem chi tiết tại Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

6

Trang thiết bị y tế.

***Xem chi tiết tại Thông tư 14/2018/TT-BYT.

Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

7

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

***Xem chi tiết tại Thông tư 09/2018/TT-BYT.

Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

8

Mỹ phẩm.

***Xem chi tiết tại Thông tư 06/2018/TT-BYT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 48/2018/TT-BYT).

Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

B

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1

Thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

2

Nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

3

Nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

4

Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành.

***Xem chi tiết tại Thông tư 14/2018/TT-BYT.

Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

5

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã có giấy phép lưu hành.

***Xem chi tiết tại Thông tư 09/2018/TT-BYT.

Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng.

6

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Giấy phép nhập khẩu.

7

Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Giấy phép nhập khẩu.

8

Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu.

9

Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Giấy phép nhập khẩu.

10

Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Giấy phép nhập khẩu.

11

Thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

***Xem chi tiết tại Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm tra nhà nước.

12

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế.

***Xem chi tiết tại Thông tư 14/2018/TT-BYT.

Giấy phép nhập khẩu.

13

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ.

***Xem chi tiết tại Thông tư 14/2018/TT-BYT.

Giấy phép nhập khẩu.

14

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân.

***Xem chi tiết tại Thông tư 14/2018/TT-BYT.

Giấy phép nhập khẩu.

15

Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu.

Giấy phép nhập khẩu.

16

Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; sử dụng cho mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu).

Giấy phép nhập khẩu.

17

Mỹ phẩm.

***Xem chi tiết tại Thông tư 06/2018/TT-BYT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 48/2018/TT-BYT).

Công bố tiêu chuẩn.

VIII. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 là gì?

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

Kiểm tra chuyên ngành là gì?

"Kiểm tra chuyên ngành" được hiểu như sau:Là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hàng hóa nhóm 2 1182 QĐ BCT pl1 là gì?

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là sản phẩm có khả năng gây mất an toàn. Do đó, trước khi được lưu thông trên thị trường thì những sản phẩm này cần chứng nhận chất đảm bảo chất lượng.