Đánh giá trường đại học hà hoa tiên

Với lời hứa cộng tác lâu dài và sẽ cùng với các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên để xây dựng, phát triển trường ĐH Hà Hoa Tiên thành một trường ĐH mang tầm vóc quốc tế. Nhưng ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường ĐH Hà Hoa Tiên, ông chủ của ngôi trường này đã chấm dứt hợp đồng với các GS, TS, GV...

Tâm sự của người bị bỏ rơi...

Ngay sau khi trường ĐH Hà Hoa Tiên được thành lập, với cương vị là Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Lê Hoa đã Quyết định "chia tay" với những người trong Ban giám hiệu nhà trường. Nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên đã có những đóng góp nhất định vào việc thành lập ra trường ngôi trường ĐH này đã bị “bỏ rơi” mà không có một lời giải thích nào?. 

Đánh giá trường đại học hà hoa tiên
KS Nguyễn Xuân Mừng là người chắp bút cho những trang đề án thành lập trường ĐH Hà Hoa Tiên

Mang trong mình tâm sự của một người bị “bỏ rơi”, Kỹ sư Nguyễn Xuân Mừng đã có những tâm sự với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam về câu chuyện mang tên “bỏ rơi các GS, TS, GV của ông chủ trường ĐH Hà Hoa Tiên”.

Có thể khẳng định rằng người có công lớn nhất trong việc “phôi thai” và thành lập được ngôi trường đại học mang tên Hà Hoa Tiên như ngày nay chính là nhờ công lớn của ông Nguyễn Xuân Mừng, một kỹ sư nổi tiếng trong lĩnh vực luyện kim. Trước đây ông Mừng đã từng công tác tại Bộ môn luyện kim của ĐH Bách Khoa Hà Nội. Ông Mừng chính là người chắp bút cho những trang đề án thành lập trường ĐH Hà Hoa Tiên với mục đích sẽ thực hiện ý tưởng của ông Đặng Lê Hoa – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hà Hoa Tiên (ông chủ của trường Hà Hoa Tiên sau này - PV) thành lập, phát triển một ngôi trường đại học mang tầm vóc quốc tế.

Ông Mừng nhớ lại: “Năm 2006, qua một người bạn giới thiệu, ông Đặng Lê Hoa đã biết đến tôi và có “nhã ý” mời tôi về để cùng tham gia chắp bút xây dựng lên đề án thành lập trường đại học Hà Hoa Tiên. Lúc đó ông Đặng Lê Hoa đã nói chuyện với tôi về những ý tưởng và quyết tâm trong việc thành lập một ngôi trường đại học chuẩn, mang tầm vóc quốc tế…”.

Sau khi nhận lời mời, ông Mừng đã đi tìm hiểu tình hình thực chất: “Về đất đai, ông ấy có gần 100ha, trong đó đã chuyển đổi 25ha cho việc xây dựng trường đại học. Về năng lực tài chính lúc đó có hơn 207 tỷ (tiền nhàn rỗi), ngoài ra còn có các nhà máy thép và nhà máy xi măng ở Ninh Bình, và trên Thái Nguyên… đang hoạt động và đang cho lãi suất... như vậy dự án phát triển một trường ĐH là hoàn toàn khả thi.”_ Ông Mừng nói.  

Với sự nhiệt tình chào đón của ông Đặng Lê Hoa và thấy gặp được người có "chí hướng" say mê phát triển về giáo dục đại học, ông Mừng đã yên tâm bắt tay ngay vào công việc để xây dựng đề án thành lập trường đại học mang tên Hà Hoa Tiên.

Bỏ rơi cả các GS, TS?.

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết, ngày 25/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1276/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Hà Hoa Tiên. Chỉ hơn một tháng ngay sau đó, ngày 10/11/2007, ông Đặng Lê Hoa lúc đó là Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hà Hoa Tiên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, phế chuất chức vụ Hiệu trưởng đối với GS-TSKH Nguyễn Văn Thái (vị Hiệu trưởng đầu tiên của trường).

Ông Mừng cho biết: “Tiếp sau đó ông Đặng Lê Hoa cũng "giải tán" những người trong bộ máy làm việc ban đầu (như ghi trong dự kiến trong đề án trình lên Bộ Giáo dục & đào tạo và Thủ tướng Chính phủ), từ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các trưởng khoa và toàn bộ giảng viên ở trường để thay vào đó một đội ngũ mới. Điều đặc biệt là ông Đặng Lê Hoa không hề có một văn bản chính thức và không hề nói một lý do gì về việc làm trên cả mà chỉ với một câu: “Các thầy cứ về nghỉ đi đã, lúc nào nhà trường cần thì nhà trường gọi…”. Nhưng cho đến mãi về sau đến giờ cũng chẳng thấy ông gọi gì hoặc giải thích gì…”.

Ông Nguyễn Xuân Mừng cho rằng: “Việc tôi chờ đợi sự giải thích của ông Đặng Lê Hoa ở đây không phải là tôi tính công lao hay yêu cầu gì cả, mà tôi cần sự giải thích rõ ràng của ông ấy với các GS, TS, giảng viên đã bị ông ấy “bỏ rơi” và không giữ đúng lời hứa...”.

Ngoài việc mất hàng năm trời để viết đề án thành lập trường, KS Mừng còn mất khá nhiều thời gian và công sức cho việc thành lập ra bộ máy của nhà trường, Ban giám hiệu, các trưởng khoa và đội ngũ giảng viên... Ông Mừng đã phải đi gặp từng giáo sư, mời tiến sĩ, hơn 200 giảng viên để xây dựng lên bộ máy để trình trong đề án khả thi thành lập trường.

“Đó là uy tín, là trách nhiệm của tôi với bao nhiêu con người. Bây giờ tôi biết giải thích với họ như thế nào?”_Ông Mừng bức xúc.

Đó là những tâm sự của TS Nguyễn Văn Vĩnh, Hiệu trưởng đương nhiệm tính đến thời điểm này của trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam).

Tôi không rõ chuyện "bỏ rơi" của các GS-TS khác.

Sau sự “ra đi” của một vị hiệu trưởng cách đây 3 tháng, TS. Nguyễn Văn Vĩnh (nguyên Chủ nhiệm Khoa Tạo dáng công nghiệp, Viện ĐH Mở Hà Nội) được ông Đặng Lê Hoa, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) mời về nhận vai trò hiệu trưởng mới của trường.

Đánh giá trường đại học hà hoa tiên
Theo ông Vĩnh, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ công tác đào tạo của trường Hà Hoa Tiên đều đạt chuẩn của Bộ GD&ĐTTrao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vĩnh cho biết: nhiệm vụ chính của ông chỉ là phụ trách về chuyên môn cho trường. Chính vì vậy, khi hỏi về câu chuyện của hơn các GS, TS, GV bị ông Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hà Hoa Tiên “bỏ rơi”, ông Vĩnh khẳng định: “Khi tôi về đây cả trường chỉ có tất cả 35 cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy, quản lý còn chuyện của những người khác thế nào thì tôi không rõ, vì tôi mới về đây được 3 tháng...”.

TS Vĩnh cho biết thêm, khi về đây ông cũng được biết tới tiềm lực tài chính của ông chủ tịch HĐQT với hàng chục nhà máy, công ty sản xuất sắt thép, xi măng, cùng tư tưởng, sự tâm huyết với giáo dục. “Bác Hoa là chủ của nhiều công ty lắm. Nên việc đầu tư của ông ấy cũng rất thuận lợi. Dự án này làm cách đây mấy năm rồi. Ông ấy còn sẵn sàng chịu lỗ từ 5 – 10 năm đầu để lấy thương hiệu. Tôi cho đó là một tư tưởng rất tốt”, ông Vĩnh nói. 

Không đưa ra được con số thực tế nhưng theo ông Vĩnh, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ công tác đào tạo của trường Hà Hoa Tiên đều đạt và vượt chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo “Diện tích đất dành cho sinh viên rất tốt, trên chuẩn, số sinh viên trên giảng viên cũng đạt. Mà nếu không đạt thì chắc chắn sẽ bị Bộ Giáo dục & đào tạo xử lý thôi. Riêng cơ sở vật chất ở đây tôi cho là hơn hẳn so với nhiều trường tư khác, kể cả các trường đã có thương hiệu. Học phí ở đây cũng thuộc loại rất rẻ”, ông Vĩnh cho biết.

Tuy nhiên thuận lợi về cơ sở vật chất, học phí thấp nhưng ông Vĩnh cũng phải thừa nhận, công tác tuyển sinh của Hà Hoa Tiên gặp rất nhiều khó khăn. Đó là do vị trí của trường nằm sát Hà Nội quá nên nhiều học sinh thay vì học ở đây lại chọn học ở các trường Hà Nội để lấy “tiếng học Hà Nôi”. Thứ hai là do tâm lý của nhiều người “thấy học phí cao thì học nhưng thấy học phí thấp thì lại e dè”

“Năm ngoái toàn trường tuyển được 38 em, năm nay do tôi đang xin nghỉ nên cũng chưa có số liệu cụ thể, nhưng có khả năng đến hết nguyện vọng 3 cũng phải đạt 140 em. Nhưng từ năm 2007 đến nay mới chỉ có  3 mã ngành trong đó một ngành chính là kế toán thôi còn hai ngành phụ khác là Tiếng Anh và Công nghệ thông tin thì trường tư nào cũng khó khăn trong tuyển sinh”, ông Vĩnh cho biết.

Ông Vĩnh cũng khẳng định thêm, dù làm hiệu trưởng nhưng trên thực tế, mọi điều hành trường đều do chủ tịch HĐQT quyết còn ông chỉ phụ trách chuyên môn “Đáng ra trong quy chế của nhà nước đều có quy định quyền của hiệu trưởng trường tư nhưng thực chất ở trường tư nào cũng thế thôi, ông chủ tịch sẽ quyết hết. Tiền của người ta nên người ta có quyền quyết, tôi nghĩ là vậy... Còn tôi chỉ làm công tác chuyên  môn  thôi”, ông Vĩnh quả quyết.
          
"Tôi vẫn chưa… ký hợp đồng"  

Dù đánh giá ông chủ tịch có tư tưởng, tâm huyết với giáo dục, cơ sở vật chất của trường rất tốt nhưng TS Vĩnh cho biết, ông vẫn chưa ký hợp đồng sau 3 tháng làm việc. “Trong quá trình làm, tôi vẫn nói với anh ấy là làm thử việc, khi nào làm tốt, hợp với nhau, hoàn chỉnh thì tôi mới ký còn chưa được thế thì tôi chưa ký và đến giờ tôi vẫn chưa ký hợp đồng”, ông Vĩnh cho biết.

Đánh giá trường đại học hà hoa tiên
Mặc dù đầu tư lớn trường chưa tạo dựng được thương hiệu nên công tác tuyển sinh của Hà Hoa Tiên vẫn gặp nhiều khó khănCũng theo cách đánh giá của ông Vĩnh thì ông Hoa là một người tốt, nhiệt tình, quyết tâm tuy nhiên: "Tôi nghĩ  có cái là ông ấy chưa biết cách làm giáo dục thôi, ông ấy rất nhiệt tình nhưng cái nhiệt tình đó cần phải có thời gian, còn hiện tại rất khó, vì hoạt động của trường tư khác với trường công..."

Hiện ông Vĩnh cũng cho biết, đã xin và được ông Hoa cho về 1 tuần để  về nghỉ ngơi và suy nghĩ lại quyết định có làm hiệu trưởng nữa hay không. “Anh Hoa bảo tôi, cho anh một tuần để về bàn bạc với vợ con và tôi cũng xin phép anh ấy cho 1 tuần để suy nghĩ lại quyết định. Đến nay tôi vẫn chưa trả lời chính thức nên cũng chưa biết nói thế nào. Nhưng nói chung cái ý định của tôi là cũng xin nghỉ thôi vì còn rất nhiều việc gia đình, việc xã hội...”, ông Vĩnh chia sẻ.

Khi được hỏi về lý do xin nghỉ, ông Vĩnh cho rằng, do hai bên chưa hợp nhau trong công việc. “Quan hệ giữa chúng tôi vẫn rất tốt. Nhưng tôi nghĩ là cơ chế thị trường phải hợp nhau nhưng sau khi làm  thấy chưa hợp nên tôi muốn cái gì đó hợp hơn, sẽ tốt hơn... Anh Hoa bảo tôi lấy phương pháp  làm việc của trường công lập sang nhưng ở trường dân lập nó không thế nên có lẽ là không hợp nhau. Mà không hợp nhau thì rất khó làm việc”, ông Vĩnh nói,

TS Vĩnh cũng cho biết, khi bàn bạc xong, đưa quyết định chính thức ông sẽ làm đơn xin thôi chức hiệu trưởng gửi đến Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hà Hoa Tiên và Chủ tịch tỉnh Hà Nam.


Thành Chung