Đánh giá năng lực dua vao cam tinh năm 2024

Theo đó, năm 2023, Đảng bộ thành phố đã kết nạp được 7.995 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên hiện nay của Đảng bộ thành phố lên 255.576 đảng viên.

Đặc biệt, số lượng, tỷ lệ kết nạp đảng viên là học sinh, sinh viên, y bác sĩ, công nhân trực tiếp sản xuất, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tăng qua các năm. Mô hình “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” được thực hiện hiệu quả trong năm qua.

Trong năm qua, toàn Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức 3.363 hội nghị học tập, quán triệt về Nghị quyết số 24-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 31-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với hơn 214.800 đảng viên tham dự, đạt tỷ lệ 96,65% (trừ số đảng viên được miễn sinh hoạt đảng).

Số hội nghị tổ chức cho người ngoài Đảng là 761 hội nghị với 109.599 lượt người tham dự. Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với 537 điểm cầu, 24.362 cán bộ, đảng viên tham dự.

Cũng trong năm 2023, cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 8 tổ chức đảng, bằng các hình thức: Khiển trách 4 trường hợp, cảnh cáo 4 trường hợp; kỷ luật 220 đảng viên, bằng các hình thức: Khiển trách 138 trường hợp, cảnh cáo 55 trường hợp, cách chức 5 trường hợp, khai trừ 22 trường hợp.

Nội dung vi phạm chủ yếu liên quan: Việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, cấp ủy viên; việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; việc thực hiện quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ công tác; vi phạm pháp luật về công tác quản lý đất đai... Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, thi hành kỷ luật đối với 2 tổ chức đảng bằng hình thức cảnh cáo và 11 đảng viên bằng hình thức khai trừ.

.jpg)Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết, Đảng bộ thành phố đặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền lên hàng đầu; trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ có đức và tài, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, quan trọng là khâu đánh giá con người, vì trách nhiệm chung, sử dụng công nghệ để đánh giá hiệu quả công việc của mỗi cán bộ chứ không dựa vào cảm tính.

Năm 2024, Đảng bộ thành phố quyết liệt tạo chuyển biến tích cực, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm, đặt kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, quốc phòng - an ninh là trọng yếu và cán bộ là then chốt của then chốt.

“Phát huy hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu, nơi nào mà quần chúng phát hiện, phản ánh thì nhanh chóng kiểm tra, giám sát, uốn nắn, nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm. Xây dựng chính quyền đô thị gắn với xây dựng đô thị thông minh. Đổi mới phương thức để ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thành phố tin tưởng năm 2024 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, với nỗ lực quyết tâm đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Kỳ thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức là kỳ thi độc lập với quy trình xét tuyển, lấy kết quả thi làm căn cứ ở các mức độ khác nhau phục vụ xét tuyển độc lập với quy trình xét tuyển đại học. Thí sinh sử dụng kết quả bài thi này để đăng ký xét tuyển vào ngành đào tạo, trường đại học theo Đề án tuyển sinh của các trường đại học.

Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu; năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội).

Năm nay, dự kiến với 6 đợt thi, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội phục vụ khoảng 75.000 thí sinh tại Hà Nội và các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Hải Dương.

Theo Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội, lệ phí đăng ký thi là 500.000 đồng/lượt thi/thí sinh.

Khi đăng ký, thí sinh được chọn địa điểm, ngày thi, ca thi với tối đa hai lượt và cách nhau ít nhất 28 ngày. Hệ thống đăng ký chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm.

Bài thi bao gồm 3 phần: Tư duy định lượng (50 câu hỏi – 75 phút), Tư duy định tính (50 câu hỏi – 60 phút) và Khoa học (50 câu hỏi – 60 phút).

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài thi hoặc hết thời gian thi theo quy định.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức một đợt thi đánh giá năng lực năm 2024, dự kiến trong ngày 11/5.

Lệ phí thi: 200.000đ/một môn thi. Thí sinh cần tìm hiểu, cân nhắc lựa chọn 2-5 bài thi đánh giá năng lực sẽ đăng ký dự thi. Đối với mỗi ca thi, chỉ đăng ký tối đa một bài thi.

Thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tại một trong ba điểm thi ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

Đề thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Trong đó, Ngữ văn có 30% câu hỏi dạng trắc nghiệm và 70% dạng tự luận. Tiếng Anh có tỷ lệ câu hỏi trắc nghiệm - tự luận là 80-20%. Các môn thi còn lại là 70-30%. Thí sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy thi riêng do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội quy định.

Hiện, có 9 trường sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh, gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.

Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Kỳ thi đánh giá tư duy năm nay do Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến được tổ chức với 6 đợt thi bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Tuy nhiên, mỗi thí sinh chỉ được dự thi 5 kỳ thi mà thôi.

Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 2 năm để đăng ký xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.

Điểm đặc biệt là học sinh lớp 11 có thể đăng ký thi đánh giá tư duy năm nay của Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ tháng 3/2024 đến hết khi xét tuyển, Đại học Bách khoa Hà Nội còn 4 kỳ thi đánh giá tư duy cho các thí sinh tham dự.

Địa điểm tổ chức thi đánh giá tư duy năm nay của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 ở Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên và Đà Nẵng.

Lệ phí mỗi lần thi là 450.000 đồng.

Kỳ thi riêng của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Kỳ thi riêng của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội dự kiến được tổ chức với các tổ hợp môn riêng cho từng ngành. Thí sinh đăng ký ngành nào sẽ thi tổ hợp tương ứng với đó.

Điều kiện dự thi là thí sinh phải có điểm trung bình lớp 11 và 12 của các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 6,5 trở lên. Các chương trình song bằng yêu cầu học sinh có thêm chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 60 trở lên. Riêng ngành Dược học, yêu cầu là điểm trung bình từ 7,0 đến 8,8 và IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT từ 35 điểm trở lên.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến được tổ chức 2 đợt trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và mở rộng nhiều địa điểm thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

Theo đó ngày 7/4/2024, kỳ thi đợt 1 sẽ được nhà trường tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Trong đợt 2, ngày 2/6/2024, nhà trường tổ chức thi đánh giá năng lực tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang.

Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng.

Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.

Số lượng các đơn vị sử dụng kết quả xét tuyển cũng như chỉ tiêu dành cho kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tăng dần từng năm. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực có quy mô lớn nhất, với hơn 133.000 lượt thí sinh dự thi năm ngoái.

Năm 2023, ngoài 10 đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (mỗi trường dành tối thiểu 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này), còn có 87 trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh.

Năm 2024, dự kiến nhiều trường đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi hơn để tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân. Lệ phí dự thi là 300.000 đồng/lần thi.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm TPHCM

Năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực, tăng một đợt so với năm ngoái.

Về hình thức, thí sinh đăng ký dự thi và nộp lệ phí theo hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, thí sinh làm bài thi trên máy vi tính tại các điểm thi do trường tổ chức.

Về nội dung, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt được tổ chức gồm các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh.

Đối tượng dự thi là học sinh lớp 11, lớp 12 và cá nhân có nguyện vọng tìm hiểu về kỳ thi, bài thi.

Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của trường theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập trung học phổ thông và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Cụ thể, thí sinh dự kiến xét tuyển vào ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học đó. Điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển.

Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Theo đó, các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau đó.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Theo dự kiến, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tổ chức 4 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 3 đến tháng 5.

Đây là năm thứ hai trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng. Lệ phí thi là 115.000 đồng/môn thi/ thí sinh.

Kỳ thi gồm 6 bài độc lập là Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Sử, Địa. Trong đó, môn Toán có thời gian làm bài 90 phút, còn lại 60 phút với hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Việt Đức

Kỳ thi đánh giá năng lực TestAs (Test for Academic Studies) là kỳ thi riêng của trường Đại học Việt Đức, được tiếp tục dự kiến tổ chức vào tháng 5 năm nay.

Kỳ thi bao gồm hai bài thi viết, bao gồm một bài thi cơ bản (Core Test) và một bài thi khối kiến thức chuyên ngành (Subject Specific Test). Đối với từng ngành học nhất định, thí sinh sẽ đăng ký bài thi tương ứng về Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên; Kỹ thuật; hay Kinh tế.

Kết quả tổng hợp của bài thi đầu vào hoặc của chứng chỉ TestAS hợp lệ được xác định từ kết quả của hai bài thi thành phần theo tỉ lệ: Bài thi kiến thức cơ bản chiếm 40% và bài thi kiến thức khối chuyên ngành chiếm 60%.

Ngoài ra, thí sinh nếu không nằm trong các trường hợp quy định của nhà trường, thì phải tham gia bài thi tiếng Anh của trường Đại học Việt Đức, bao gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Năm 2023, Bộ Công an đã tổ chức Kỳ thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học. Tuy nhiên, năm 2024, Bộ Công an chưa công bố thông tin về kỳ thi này.