Đánh giá kỹ năng học sinh lớn 1 năm 2024

Làm sao để hội nhập với bạn bè, làm sao để theo kịp thời đại và đâu là các yếu tố then chốt để học tập hiệu quả trong môi trường đại học?

Học đại học không còn giống như cấp ba nữa, mà nó là bước ngoặt lớn trong cuộc đời giúp sinh viên rèn luyện, trau dồi kiến thức và phát triển bản thân để chuẩn bị cho sự nghiệp sau này. Chúng ta không còn học để thi nữa mà là học để làm việc, nuôi sống bản thân, chăm sóc gia đình và đem lại giá trị cho xã hội.

Dưới đây là 6 kỹ năng vô cùng quan trọng mà sinh viên cần trang bị trong suốt 4 năm đại học giúp đạt được năng suất cao cả trong học tập và làm việc.

Đánh giá kỹ năng học sinh lớn 1 năm 2024

1. Năng lực ngoại ngữ

Một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ môi trường học tập nào, đó chính là ngoại ngữ. Tùy vào mỗi trường sẽ đưa ra các yêu cầu về ngoại ngữ khác nhau. Nếu bạn có ước mơ du học nhưng tiếng Anh chưa đạt yêu cầu thì đừng lo lắng vì trường sẽ có một năm đầu tiên đào tạo chương trình dự bị đại học giúp sinh viên nâng cao kỹ năng mềm và tiếng Anh để đáp ứng đầu vào cho chương trình chính khóa.

2. Năng lực tự học

Phương pháp học đại học hoàn toàn ngược lại so với cách học cấp ba. Trong suốt 12 năm học, học sinh chỉ cần đến lớp và nghe thầy cô giảng bài sau đó về nhà làm bài tập được giao. Tuy nhiên, khi học chương trình đại học, các bạn phải “tự lực cánh sinh”. Trước khi đến lớp, sinh viên phải tự tìm hiểu nội dung, nghiên cứu các vấn đề, làm slide… và khi lên lớp sẽ tự trình bày hết tất cả những gì mà bạn đã chuẩn bị, nhiệm vụ của giáo viên giống như cuốn “bách khoa toàn thư” sẽ đính chính lại, củng cố kiến thức hoặc cung cấp thông tin để bạn hiểu thêm về học phần đó và giải đáp các thắc mắc về những vấn đề mà bạn chưa hiểu khi nghiên cứu ở nhà.

3. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm

Đây là chìa khóa quan trọng giúp bạn con đường thành công của bạn trở nên ngắn hơn không chỉ trong học tập mà còn công việc sau này. Để có thể làm việc nhóm hiệu quả, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt như chủ động lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người, biết điều khiển cảm xúc, sử dụng ngôn từ phù hợp, tinh thần trách nhiệm trong công việc…

Và một kỹ năng không thể thiếu đó là thuyết trình, đây là lúc bạn kết hợp kỹ năng giao tiếp để truyền tải ý kiến, vấn đề của mình đến mọi người một cách logic, thuyết phục người nghe.

Đánh giá kỹ năng học sinh lớn 1 năm 2024

4. Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề

Kỹ năng này sẽ rất hiệu quả trong việc tự học, tự nghiên cứu các vấn đề. Đây là một kỹ năng mềm được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và rất quan trọng để học tập và làm việc trong môi trường quốc tế toàn cầu. Muốn giải quyết vấn đề tốt phải đi đôi với kỹ năng phân tích, tất nhiên không phải ngày 1 ngày 2 là có thể giỏi mà nó đòi hỏi sinh viên cần phải rèn dũa từng ngày, biết cách nghiên cứu và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực hoặc ngành của mình, thực hành nhiều, quan sát cách người khác giải quyết vấn đề như thế nào để tự bản thân mình tiến bộ và tìm ra các giải pháp tối ưu nhất.

5. Tư duy phản biện

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, rèn luyện kỹ năng tranh biện là vô cùng cần thiết. Thông qua tranh biện, bạn sẽ cải thiện được cả kỹ năng giao tiếp, lập luận, khả năng phân tích vấn đề, tư duy logic, sáng tạo… bằng cách đặt câu hỏi hay bảo vệ luận điểm của mình.

6. Kỹ năng quản lý thời gian

Một khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn để đến một môi trường mới, được tự do “bay nhảy”, chắc chắn sẽ khó thoát khỏi những cám dỗ, những cuộc vui, hay sự lười biếng của bản thân. Và điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học cũng như cuộc sống sinh viên của bạn. Tuy nhiên, để quản lý thời gian hiệu quả không phải là dành toàn bộ thời gian cho việc học hay hoàn thành một dự án nhanh chóng mà nó đánh giá dựa trên hiệu quả công việc đạt được và cách mà bạn phân bổ thời gian hợp lý cho học tập, làm việc và cuộc sống cá nhân. Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn học tốt các chương trình quốc tế và chinh phục ước mơ của mình.

Trong thời đại số hóa hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, vì vậy việc quản lý thời gian không còn nhiều khó khăn nữa. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian sau để dễ dàng sắp xếp, tổ chức công việc của cá nhân và nhóm một cách hiệu quả và nâng cao năng suất: myHomework Student Planner, Trello, Evernote, Pomodoro và Anti-social.

Chúc các bạn học tốt và nâng cao được kỹ năng của mình để có được những năm tháng đại học thật ý nghĩa và trọn vẹn.

[VOV2] - Chuyển từ mầm non sang tiểu học là một bước ngoặt lớn đối với các bé. Do đó, cùng với chuẩn bị tâm lý thì việc trang bị cho con những kỹ năng sống là điều hết sức cần thiết.

Khi bé Trứng chuẩn bị vào lớp 1, chị Hương Ly ở Hà Nội có phần lo lắng, sợ rằng con khó có thể thích nghi với môi trường mới. Bởi suốt từ nhỏ đến những năm học ở trường mầm non, bé đều được bố mẹ, các cô giáo bao bọc, chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó, cách đây vài tháng, chị đã nói chuyện với con về những thay đổi khi chính thức trở thành học sinh tiểu học. Đồng thời, chị cũng chú ý rèn một số kỹ năng để giúp bé không bị bỡ ngỡ trong những ngày tháng đầu tiên bước vào lớp 1. “Tôi hướng dẫn con phải tự xúc cơm ăn, tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo, sắp xếp sách vở… để khi đi học tiểu học con đỡ lúng túng. Đồng thời cũng hướng dẫn con nghe theo cô giáo, không nghe theo dụ dỗ của người lạ, nhớ số nhà, số điện thoại của bố mẹ để có việc gì thì con có thể nhờ người gọi cho bố mẹ”. – Chị Hương Ly cho biết.

Khác với chị Hương Ly, chị Hà Thị Thanh ở tỉnh Quảng Ninh lại không lo lắng nhiều về sự thích nghi của con khi chuyển từ bậc mầm non lên tiểu học. Chị Thanh cho biết, điều chị quan tâm nhất là con có tiếp thu được kiến thức theo chương trình học tập hay không. Khi đề cập đến việc hướng dẫn kỹ năng sống cho bé khi vào lớp 1, chị Thanh suy nghĩ đơn giản rằng chỉ cần bé tự phục vụ được bản thân là đủ.

Giống như chị Thanh, không ít cha mẹ chỉ quan tâm vào việc học của con mà chưa chú trọng trang bị, rèn luyện những kỹ năng “mềm” khi bé vào lớp 1.

Đánh giá kỹ năng học sinh lớn 1 năm 2024

Không chỉ quan tâm đến việc học, cha mẹ cũng nên lưu ý dạy con ký năng sống khi bước vào lớp 1

Song theo chị Vũ Thu Hà - Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và can thiệp tâm lý Việt Nam, đối với các bé bắt đầu bước vào tiểu học việc hình thành các kỹ năng sống cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng.

Bởi vì lúc này các con đang bước ra khỏi môi trường của gia đình, mong muốn được giao lưu, học hỏi, được chủ động quyết định những vấn đề mang tính chất cá nhân. Thế nhưng, không phải trẻ nào cũng có thể định hình được những kỹ năng ngay từ đầu hay biết cách giao tiếp, ứng xử cũng như giải quyết, đối phó với những thách thức diễn ra trong môi trường học đường. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn, chỉ bảo, khuyến khích để các con độc lập và sử dụng các kỹ năng của mình.

“Nếu như bố mẹ cứ lo lắng cho con quá hoặc bố mẹ làm hộ con nhiều quá, cái gì cũng giải quyết hộ con thì sẽ khiến cho các con thích nghi khó khăn hơn và sẽ cản trở việc các con thực hiện kỹ năng sống để có thể phát triển bản thân” – chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà nói.

Những kỹ năng cơ bản cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ khi bắt đầu vào lớp 1, theo chị Vũ Thu Hà, đó là:

- Kỹ năng tự chủ trong học tập và trong sinh hoạt như trẻ biết tự vệ sinh cá nhân, ăn uống, mặc quần áo, biết sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân, chủ động học tập cũng như nghe lời thầy cô giáo dặn dò, đi học đúng giờ.

- Kỹ năng giao tiếp như trẻ biết cách làm quen, nói chuyện, kết bạn, chơi chung với bạn bè, giải quyết mâu thuẫn (nếu có) với bạn một cách thân thiện.

- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Ví dụ có những vấn đề nảy sinh ở trường, ở lớp mà không biết giải quyết hoặc bị bắt nạt học đường… thì các con biết cách trao đổi, chia sẻ với người lớn.

Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà cũng chia sẻ, đối với lứa tuổi bắt đầu vào tiểu học, trẻ thường muốn có sự độc lập nên cũng có những bé khá bướng bỉnh. Bên cạnh đó, khi được bố mẹ hướng dẫn, chỉ dạy, tùy thuộc vào tính cách mà có những trẻ thực hành các kỹ năng khá tốt, có những trẻ lại làm chưa tốt. Vì vậy, khi dạy các kỹ năng và đồng hành cùng các con, các bố mẹ cũng phải hết sức kiên nhẫn. Con có thể mắc lỗi và chúng ta nên bao dung, chia sẻ với những khó khăn của con chứ không nên trách mắng. Bởi các con mới chỉ chập chững bước những bước đi đầu tiên trên đường đời vẫn đang trong quá trình học hỏi để hoàn thiện kỹ năng sống.