Đánh giá kqkd của tcb nhung nam gan day năm 2024

Techcombank đứt chuỗi 10 năm tăng trưởng khi lợi nhuận năm 2023 giảm 10%, đạt 22.900 tỷ, song lần đầu công bố kế hoạch chia cổ tức bằng tiền sau một thập kỷ.

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 2023 với lãi trước thuế 22.888 tỷ đồng, giảm 10% so với năm trước đó. Đây là năm đầu tiên Techcombank giảm lợi nhuận, kể từ 2014.

Sau giai đoạn tăng trưởng với tốc độ bình quân 40% một năm và gắn với vị trí "á quân" lợi nhuận ngành ngân hàng, kết quả kinh doanh của Techcombank hiện xếp sau các ngân hàng có vốn nhà nước như Vietcombank, BIDV và Agribank.

Có hai yếu tố chính khiến lợi nhuận Techcombank đi xuống trong năm 2023. Trước hết là thu nhập chính từ hoạt động tín dụng của nhà băng này giảm 9% còn 27.691 tỷ đồng, do chi phí trả lãi tiền gửi tăng với tốc độ nhanh hơn thu nhập từ cho vay. Đây cũng là bối cảnh chung của nhiều ngân hàng sau giai đoạn chạy đua huy động với lãi suất cao từ cuối 2022 nhưng sau đó lại khó cho vay.

Ngoài ra, trước áp lực nợ xấu dâng lên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Techcombank tăng lên 3.920 tỷ, gấp đôi so với 2022. Trong bối cảnh này, ngân hàng tìm cách tiết giảm chi phí bằng cách giảm nhẹ chi phí hoạt động so với năm ngoái.

Điểm tích cực là sau 4 quý liên tiếp giảm lợi nhuận, Techcombank bắt đầu ghi nhận tăng trưởng kết quả kinh doanh trong quý IV/2023. Bên cạnh đó, nền thấp của quý IV/2022 cũng khiến nhà băng này ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 20% trong quý cuối 2023, đạt hơn 5.770 tỷ đồng.

Năm nay, Techcombank cho biết đặt mục tiêu chia cổ tức tiền mặt dài hạn với tỷ lệ ít nhất 20% lợi nhuận sau thuế. Kế hoạch này dự kiến trình đại hội cổ đông vào tháng 4 sắp tới. Với lợi nhuận 2023 gần 23.000 tỷ, theo đó mỗi cổ phiếu TCB dự kiến nhận cổ tức tiền 1.500 đồng trong năm 2024.

Tính đến hết năm ngoái, dư nợ tín dụng của riêng ngân hàng mẹ Techcombank tăng 19%, trong đó tiếp tục giảm dư nợ trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ. Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp trên dư nợ tín dụng giảm từ 7,5% cuối 2022 xuống 5,3%.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này giảm dần từ 1,4% cuối quý III/2023 xuống 1,19% vào cuối năm. Tỷ lệ nợ xấu của cả danh mục cho vay và trái phiếu là 1,12%. Xét theo phân khúc, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng bán lẻ giảm nhờ tăng quản lý rủi ro khi cho vay qua thẻ tín dụng, trong khi của khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn ổn định quanh 0%, tức gần như không có nợ xấu.

Techcombank – một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam đã không ngừng gia tăng giá trị tổng thể doanh nghiệp và đặc biệt là giá cổ phiếu Techcombank (TCB). Hãy cùng VNSC khám phá thêm thông tin chi tiết về cổ phiếu TCB và đánh giá sự phát triển của mã chứng khoán này trong thời gian tới.

Thông tin chung về cổ phiếu TCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TCB) là một tổ chức tài chính nổi bật có trụ sở tại Việt Nam. Ngân hàng cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng bán lẻ, doanh nghiệp, quản lý tài sản, bảo hiểm, …

Đánh giá kqkd của tcb nhung nam gan day năm 2024

Lịch sử niêm yết cổ phiếu TCB

Cổ phiếu TCB được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán “TCB” từ ngày 6/4/2018.

  • Mã cổ phiếu: TCB
  • Mã ngành: 8355
  • Vốn điều lệ: 35.109.15 tỷ đồng
  • Thị giá vốn: 172.388,92 tỷ đồng
  • Giá tham chiếu là 128.000 đồng/cổ phiếu
  • Khối lượng giao dịch là 3.510.914.798 cổ phiếu

Lịch sử giá cổ phiếu TCB

Sau 2 năm niêm yết trên HOSE, cổ phiếu TechcomBank đã mang lại nhiều kết quả bất ngờ, biên lãi ròng NIM tăng 5,04%. Tỷ lệ nợ xấu luôn nằm trong 5 ngân hàng hàng đầu có tỷ lệ nợ thấp nhất ở mức 0,47%.

Thông tin giao dịch quý 3 năm 2023 của cổ phiếu TCB:

  • Giá tham chiếu: 31,950VNĐ
  • KLGD: 3,652,700 cổ phiếu
  • Giá đóng cửa: 32,200VNĐ
  • KLGD: 1,949,500cp
  • Giá đóng cửa cao nhất: 35,750VNĐ (07/09/2023)
  • Giá đóng cửa thấp nhất: 31,800VNĐ (05/10/2023)
  • KLGD (trung bình) /ngày: 5,528,873 cổ phiếu

Cổ phiếu TCB có thể coi là một trong những mã chứng khoán nổi bật của ngành ngân hàng. Việc TechcomBank niêm yết cổ phiếu lên sàn đã góp phần tăng giá vốn hóa của doanh nghiệp. Sau IPO, tổng vốn của ngân hàng tăng lên hơn 35 tỷ lệ đồng trong khi điều chỉnh tổng vốn khi đăng ký kinh doanh mới chỉ là 20 tỷ đồng.

Kể từ tháng 4/2020 đến nay, giá cổ phiếu TechcomBank liên tục tăng nhanh. Cuối tháng 9/2023, giá cổ phiếu Techcombank ở mức 33,650 đồng/cổ phiếu, sau đó giao động ở mức 32,200 đồng/cổ phiếu (13/10/2023).

Giá cổ phiếu TCB có sự thay đổi đi lên, kể từ thời điểm niêm yết đến ngày 14/10/2023. Cụ thể như sau:

  • Ngày 4/6/2018, giá đạt 35.000 đồng/cổ phiếu. Đến cuối năm 2018, cụ thể là ngày 31/12, giá giảm xuống còn 23.600 đồng/cổ phiếu.
  • Cuối quý 2/2019, giá giảm xuống 20.000 đồng/cổ phiếu và chạm đáy mới vào tháng 3/2020 ở mức 14.000 đồng/cổ phiếu.
  • Kể từ tháng 4/2020 đến nay, giá cổ phiếu TCB liên tục tăng nhanh. Cuối tháng 10/2020, giá ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu và đỉnh mới ngày 4/1/2021 là 36.670 đồng/cổ phiếu.
  • Cổ phiếu Techcombank tiếp tục duy trì phong độ khi đầu tháng 4 giá tăng lên 41.000 đồng/cổ phiếu, cuối tháng 5 đạt 51.000 đồng/cổ phiếu và đầu tháng 8 giá gần vượt 60.000 đồng/cổ phiếu.

Đánh giá kqkd của tcb nhung nam gan day năm 2024

  • Năm 2021 – 2022 là giai đoạn khó khăn của cả nền kinh tế, thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá cổ phiếu TCB đã giảm sâu xuống mức 20,700 đồng/ cổ phiếu (15/11/2022) và đến hiện tại giá đạt mức 32,200 đồng/cổ phiếu (13/10/2023).

Trong khoảng thời gian trên, hàng loạt sự kiện diễn ra trong nội bộ TCB và toàn bộ thị trường đã tác động trực tiếp đến giá cả. Bản thân ngân hàng không ngừng phát triển, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ số, dữ liệu để tạo đà tăng trưởng sau đại dịch.

Trên thực tế, TCB đã thành công khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng dù thị trường lúc đó khá ảm đạm. Đồng thời, Chính phủ liên tục ban hành các chính sách hỗ trợ các tổ chức trong thời điểm đất nước khó khăn, trở thành động lực lớn hơn để TCB hoạt động tốt hơn.

Tầm nhìn chiến lược đầu tư cổ phiếu Techcombank quý 4 năm 2023

Đầu tư vào cổ phiếu TechcomBank ở thời điểm phù hợp nhất không phải là điều dễ dàng với nhà đầu tư mới. Vì vậy, việc dành thời gian quan sát diễn biến thị trường là rất quan trọng để xác định mức giá tốt nhất. Trước hết, bạn cần đánh giá xem TCB đang nhận được sự “phản hồi” như thế nào từ các nhà giao dịch trên thị trường.

Nhận định cổ phiếu TCB

Từ cuối năm 2021 đến nay, thị trường chứng khoán có nhiều biến động. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tình hình kinh tế xấu đi và thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện tại, sau đợt điều chỉnh mạnh, định giá cổ phiếu TCB đang dao động trong khoảng 30.000 – 34.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, TCB là một trong những cổ phiếu ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi vấn đề trái phiếu. Do đó, đây cũng đang là một trong những cổ phiếu ngân hàng đang được giao dịch dưới định giá. Một số chỉ số cơ bản của TCB bao gồm:

  • P/E: 6.25 – thấp hơn trung bình ngành (9.12)
  • P/B: 0.89 – thấp hơn trung bình ngành (1.59)
  • EPS cơ bản: 4.95

Đánh giá kqkd của tcb nhung nam gan day năm 2024

Phân tích cổ phiếu TCB trong quý 4/2023 và đầu năm 2024

Techcombank (TCB) là một trong những ngân hàng lớn nhất và có giá trị vốn hóa cao trên thị trường hiện nay. Số lượng giao dịch hàng ngày thưởng ở mức khá cao.

TCB có kết quả kinh doanh tốt trong thời gian gần đây:

  • Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã công bố kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2023 như sau: Lợi nhuận trước thuế đạt 11,3 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 18,6 nghìn tỷ đồng.
  • Ngân hàng tiếp tục đạt mức tăng trưởng tín dụng và huy động cao, lần lượt đạt 8,5% và 6,6% so với đầu năm. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu ngành ở mức 15,1%, trong khi nợ xấu duy trì ở mức 1,07%, thấp nhất toàn ngành ngân hàng.
  • Chỉ số CASA – tiền gửi không kỳ hạn tăng trở lại, đạt gần 35% vào cuối quý 2/2023, đánh dấu sự phục hồi sau 4 quý âm. Tiền gửi khách hàng đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số dư CASA đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước cho thấy sự hồi phục đáng khích lệ. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 248,6 nghìn tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá kqkd của tcb nhung nam gan day năm 2024

Với mục tiêu đạt mức vốn hóa trên 20 tỷ USD và tăng trưởng 25%/năm vào năm 2025, Techcombank đang hướng tới trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á. Mục tiêu này thể hiện khả năng tự động hóa của ngân hàng với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Techcombank luôn trích lập dự phòng cao và đề cao công tác quản lý rủi ro tốt, là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam. Khi nền kinh tế khởi sắc, lợi nhuận ngân hàng sẽ bắt đầu khởi sắc hơn.

Năm 2023 – 2024, tuy còn nhiều khó khăn nhưng với những thông tin tích cực từ môi trường vĩ mô hiện tại, tình hình kinh doanh cũng như giá cổ phiếu TechcomBank sẽ sớm tăng trưởng. Đó cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư tiếp tục mua vào mã TCB vì kỳ vọng sự tăng giá trị trong tương lai.

Cách mua cổ phiếu Techcombank mới nhất

Để mua cổ phiếu TechcomBank một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhà đầu tư có thể đăng ký tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán như VNSC để thực hiện giao dịch ngay lập tức.

Ngoài ra, hiện tại VNSC cũng tích hợp ứng dụng AI vào phân tích cổ phiếu, giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và đơn giản hóa quá trình đầu tư. Các chỉ số như điểm mua, điểm bán, báo cáo tài chính,… đều được AI tổng hợp và phân tích một cách kỹ lưỡng, chắt lọc những thông tin quan trọng nhất, gửi tới người dùng.

Có nên đầu tư cổ phiếu Techcombank không?

Trên thị trường chứng khoán, các mã cổ phiếu thuộc lĩnh vực ngân hàng đa số đều được đánh giá khá “an toàn” vì mức rủi ro thấp hơn so với các mã khác. Bù lại, mức lợi nhuận nhà đầu tư thu được. Tuy nhiên, tùy khẩu vị rủi ro cũng như đánh giá của mỗi người mà bạn có thể quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu TCB hay không.

Sau đây là một số yếu tố sẽ giúp bạn cân nhắc có nên mua cổ phiếu Techcombank không:

  • Kiểm tra báo cáo tài chính của ngân hàng, bao gồm doanh thu, thu nhập và chi phí. Xem xét các điều kiện kinh tế và tài chính rộng hơn ở Việt Nam, cũng như bất kỳ yếu tố chính trị hoặc quy định nào có thể tác động đến ngân hàng.
  • Đánh giá vị thế của TCB so với các ngân hàng khác tại Việt Nam thông qua các yếu tố như thị phần, cơ sở khách hàng và các dịch vụ độc đáo khác. Đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng, bao gồm các yếu tố như chất lượng khoản vay, mức độ an toàn vốn và mức độ rủi ro thị trường.
  • Không bỏ qua việc nghiên cứu đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng và các sáng kiến chiến lược của họ. Một đội ngũ quản lý mạnh mẽ và có tư duy cầu tiến là cần thiết cho sự phát triển giá trị của cổ phiếu.
  • Có thể bổ sung cổ phiếu TCB vào danh mục đầu tư để đa dạng hóa giúp phân tán rủi ro.

Đầu tư vào cổ phiếu sẽ tiềm ẩn rủi ro và điều quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc tham khảo ý kiến ​​của cố vấn tài chính trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào. Ngoài ra, hãy đảm bảo cập nhật thông tin và xem xét mọi diễn biến có thể ảnh hưởng đến TCB hoặc thị trường tài chính rộng lớn hơn. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn tài chính và tối đa hóa lợi nhuận mang lại.