Đánh giá đại học thương mại tuyển sinh 2022

Năm 2022, Đại học Thương mại tuyển sinh với 7 phương thức, trong đó 3 phương thức cũ như năm 2021 và một số phương thức mới. 

Đánh giá đại học thương mại tuyển sinh 2022

Đại học Thương mại sử dụng 7 phương thức tuyển sinh

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Thương mại

Kỳ tuyển sinh 2022, trường Đại học Thương mại dành 4.350 chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng 7 phương thức như sau:

Phương thức 301: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của trường.

Phương thức 100: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

Phương thức 200: Xét tuyển kết quả học tập bậc THPT theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

Phương thức 402: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022.

Phương thức 409: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (gồm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ khảo thí quốc tế) còn hiệu lực đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Phương thức 410: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (CTQT) còn hiệu lực đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập bậc THPT

Phương thức 500: Xét tuyển kết hợp giải Học sinh giỏi (HSG) với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức (Dự kiến):

STT Phương thức tuyển sinh 2022 Phân bổ chỉ tiêu (Dự kiến)
1 Phương thức 301 1-2%
2 Phương thức 100 40-55%
3 Phương thức 200 5-6%
4 Phương thức 402 4-5%
5 Phương thức 409, 410, 500 40-60%

(Theo Trường Đại học Thương mại)

Ngày 18/4, số thứ 9 của chuỗi Tư vấn tuyển sinh 2022 do Cổng tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp của HOCMAI tổ chức với sự tham gia của trường Đại học Thương mại đã diễn ra. Cùng đón xem những thông tin thú vị xuất hiện trong buổi tư vấn nhé!

Mục lục

  • 1. Bổ sung 2 phương thức tuyển sinh mới
  • 2. Các ngành học của trường đều rất HOT

1. Bổ sung 2 phương thức tuyển sinh mới

Năm 2022, chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Thương mại về cơ bản được giữ ổn định như năm 2021 với 4.150 chỉ tiêu.

Trường tiếp tục giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như năm 2021 gồm:

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của trường.

Xét tuyển kết hợp chừng chỉ ngoại ngữ quốc tế/ chứng chỉ khảo thí quốc tế, giải HSG với kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ THPT.

Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

Đồng thời, trường bổ sung 2 phương thức xét tuyển mới:

– Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022.

Xét tuyển kết quả học tập bậc THPT (học bạ) đối với thí sinh là học sinh thuộc 1 trong 75 trường THPT chuyên cấp tỉnh hoặc 1 trong 9 trường chuyên thuốc ĐHQG hoặc các trường ĐH.

Xem chi tiết các phương thức tuyển sinh của trường TẠI ĐÂY

Ngoài ra, cách xác định điểm trúng tuyển theo từng phương thức tuyển sinh của trường cũng có sự thay đổi trong năm nay.

PGS, TS Lê Thị Thanh Hải – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Thương mại cũng thông tin thêm, các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, khảo thí quốc tế có thể xét tuyển vào tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo của trường (trừ thí sinh có chứng chỉ liên quan tới tiếng Pháp chỉ được xét tuyển vào chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại hoặc chứng chỉ liên quan tới tiếng Trung chỉ được xét tuyển vào chuyên ngành Tiếng Trung thương mại).

Xem thêm: Tất tần tật thông tin trường Đại Học Thương Mại

2. Các ngành học của trường đều rất HOT

Theo TS Phan Đình Quyết – Phó trưởng phòng Đối ngoại & Truyền thông Trường Đại học Thương mại, tỉ lệ sinh viên TMU ra trường có việc làm ngay chiếm tỉ lệ rất cao (từ 98% trở lên), các chuyên ngành đào tạo hiện nay tại trường đều phù hợp với các em học sinh.

Đặc biệt, năm 2022, TMU mở 9 chương trình đào tạo mới theo 3 nhóm:

– Chất lượng cao: Gồm ngành Quản trị kinh doanh CLC, Quản trị nhân lực CLC. Các ngành CLC được giảng dạy bằng tiếng Anh, một số học phần được giảng dạy bởi những chuyên gia nước ngoài từ các trường đại học đối tác uy tín thế giới của ĐH Thương mại như các trường ĐH ở Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong năm đầu tiên, trường bố trí cho sinh viên học tăng cường thời lượng học tiếng Anh, đảm bảo tới hết năm nhất, sinh viên có thể học tất cả các học phần bằng tiếng Anh.

– Chương trình định hướng nghè nghiệp: ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị hệ thống thông tin. Sinh viên chương trình định hướng nghề nghiệp được tham gia ít nhất 30% giờ thực hành trên tổng số thượng lượng của CTĐT. Trường sẽ đưa sinh viên tới làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp. Mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp.

Nhóm ngành mới gồm các chương trình đào tạo: Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Marketing số, Chương trình đào tạo Kế toán tích hợp chương trình ICAEW CFAB.

Theo thầy Quyết, những ngành HOT được nhiều thí sinh quan tâm những năm gần đây tại trường có thể kể tới như: Marketing, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Kế toán, Quản trị kinh doanh.