Đánh giá đặc điểm dân cư đông nam á năm 2024

Câu 1:

Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, , sự phân bố dân cư gắn liên fvới với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu. Có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước? + Thuận lợi: Dân đông, kết cấu dân số trẻ ( nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn. Phát triển Sx lương thưc (trồng lúa gạo) Đa dạng về văn hoá(thu hút khách du lịch. +Khó khăn: - Ngôn ngữ khác nhau( giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi , cao nguyên vơi đồng bằng( sự chênh lệch về phát triển kinh tế ). Dân cư tập trung đông ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á vì đây là khu vực khí hậu gió mùa thuận lợi cho sản xuất nhát là trồng lúa nước nuôi sống nhiều người. Các khu vực này có các đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi cho trông cây lúa nước đòi hỏi cần nhiều nhân lực.

– Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương, khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.

\=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.

Điều kiện tư nhiên Đông Nam Á

Thứ nhất: Về địa hình

Khu vực Đông Nam Á gồm có hai bộ phận lãnh thổ đó là đất liền và hải đảo. Phần đất liền mang tên bán đảo Trung Ấn. Phần hải đảo có tên gọi chung là quần đảo Mã Lai.

– Phần đất liền:

+ Núi cao hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Các cao nguyên thấp.

+ Đồng bằng phù sa màu mỡ, các thung lũng sông làm địa hình bị chia cắt mạnh.

– Phần hải đảo:

+ Hệ thống núi hướng vòng cung, Đông – Tây, nhiều núi lửa.

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

Thứ hai: Về khí hậu, sông ngòi và cảnh quan

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió mùa mùa hạ hướng tây nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều; gió mùa mùa đông hướng đông bắc, tính chất khô và lạnh.

– Cảnh quan đặc trưng: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, một số nơi có rừng thưa khô rụng lá (nửa phía tây)

– Sông ngòi:

+ Phần đất liền sông chảy theo hướng bắc – nam, chế độ nước theo mùa mưa, giàu phù sa.

+ Phần hải đảo: sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hòa, ít giá trị giao thông, có một phần giá trị thủy điện.

– Phần hải đảo có tài nguyên khoáng sản giàu có.

– Khó khăn: có bão nhiệt đới và động đất, núi lửa (phần hải đảo)

Đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á

Thứ nhất: Đặc điểm dân cư

– Đông Nam Á là khu vực đông dân trên thế giới, mật độ dân số cao.

– Gia tăng dân số khá nhanh: 1,5% (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới – 1,3%)

– Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

\=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

– Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.

– Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

+ Quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn là In-đô-nê-xi-a.

+ Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Đông Nam Á là Xin-ga-po.

– Cơ cấu dân số trẻ.

– Thành phần dân tộc đa dạng.

→ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Thứ hai: Đặc điểm xã hội

– Các vịnh biển ăn sâu vào đất liền thuận lợi cho các luồng di dân, ằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ.

– Các nước có nhiều nét tương đồng:

+ Trong sinh hoạt, sản xuất: trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính….

+ Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: đều là các nước bị thuộc địa, bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II.

– Đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: về tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương.

\=> Tất cả các nét tương đồng là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

– Văn hóa đa dạng, mỗi dân tộc phong tục, tập quán riêng, tuy nhiên người dân Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất.

– Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước là thuộc địa của các nước đế quốc.

– Thể chế chính trị: chế độ cộng hòa và quân chủ lập hiến.

– Các quốc gia trong khu vực đã và đang hợp tác để cùng phát triển.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi: Dân cư xã hội ở Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời: Dân cư xã hội ở Đông Nam Á có một số đặc điểm nổi bật như sau:

  1. Đa dạng văn hóa và sắc tộc: Đông Nam Á là một khu vực với đa dạng văn hóa và sắc tộc, với hàng trăm dân tộc và ngôn ngữ khác nhau. Việc này tạo nên một môi trường đa văn hóa và đa ngôn ngữ.
  2. Phong cách sống dựa vào tự nhiên: Với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên tự nhiên, đa số người dân ở Đông Nam Á sống dựa vào tự nhiên. Nông nghiệp, đánh bắt hải sản và cây trồng là các nguồn sống quan trọng.
  3. Tôn giáo đa dạng: Đông Nam Á có một loạt tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Hồi giáo, Đạo Hindu, Tin lành, và nhiều tôn giáo dân gian khác. Tôn giáo thường đóng vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của người dân.
  4. Những thách thức về phát triển: Mặc dù có những nước phát triển nhanh như Singapore, Đông Nam Á còn nhiều quốc gia đang phải đối mặt với thách thức về phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm nghèo đói, thiếu chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe, và ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi: Tại sao đa dạng văn hóa và tôn giáo là đặc điểm quan trọng của dân cư xã hội Đông Nam Á?

Trả lời: Đa dạng văn hóa và tôn giáo quan trọng vì chúng đóng vai trò trong việc xây dựng sự đoàn kết xã hội và tạo ra môi trường văn hóa đa dạng. Tôn giáo thường gắn kết cộng đồng và cung cấp hệ thống giá trị và đạo đức. Đa dạng văn hóa làm cho khu vực này trở thành một nguồn tài nguyên vô giá về kiến thức và trải nghiệm.

Câu hỏi: Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức xã hội nào?

Trả lời: Đông Nam Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức xã hội, bao gồm:

  1. Nghèo đói và không đảm bảo an sinh xã hội: Nhiều quốc gia trong khu vực vẫn đối mặt với tình trạng nghèo đói và không đảm bảo an sinh xã hội đủ cho tất cả công dân.
  2. Ô nhiễm môi trường: Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã gây ra vấn đề về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí và nước.
  3. Chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe: Một số quốc gia vẫn đang cải thiện hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số.

Thách thức về biến đổi khí hậu: Đông Nam Á thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu, gây ra nguy cơ lớn cho an ninh thực phẩm và đô thị.