Đánh giá ao nuôi cá dựa trên

Quản lý chất lượng nước là một khâu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong nuôi trồng thủy sản , đặc biệt đối với những ao nuôi thủy sản thâm canh.

Để quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cần lưu ý các vấn đề sau.

1. Quản lý các yếu tố thủy lý

- Quản lý về nhiệt độ nước: xác định được thời điểm nuôi,mùa vụ thả thích hợp

- Quản lý được độ trong và màu nước: dựa vào lượng tảo trong ao do lượng tảo liên quan đến nguồn thức ăn tự nhiên và sự ổn định của môi trường, độ trong từ 20-25 cm là thích hợp cho ao nuôi cá.

2. Quản lý các yếu tố thủy hóa

- Quản lý về pH: pH thường biến đổi theo chu kỳ ngày đêm và chu kỳ nuôi. Nguyên nhân chính làm pH thay đổi chính là do nước mưa có chứa axit, nước ngầm, tảo nở hoa, đáy ao bẩn do tích tụ hợp chất hữu cơ. Mức pH trong ao nuôi nước ngọt là từ 7-9. Để duy trì ổn định cho pH trong ao cần thay nước khi pH không thích hợp, rải vôi trên bờ khi có mưa lớn, bón vôi thường xuyên tháng 2 lần để ổn định pH trong ao với lượng từ 3 kg/100m2.

- Quản lý Oxy: Ngưỡng Oxy hòa tan lý tưởng đối với ao nuôi thủy sản nước ngọt là trên 5mg/l. Ngưỡng Oxy hòa tan tối thiểu là 3 mg/l. Dấu hiệu cho thấy cá bị thiếu oxy là hiện tượng cá bị nổi đầu vào ban đêm và sáng sớm. Cách khắc phục cần chú ý vào buổi sáng sớm thấy có hiện tượng cá nổi đầu cần phải dùng máy bơm đảo nước để tạo Oxy cho cá.

3. Quản lý khí độc trong ao nuôi

Khí độc bao gồm: NH3, H2S, CO2, CH4. Sự hình thành của chúng chủ yếu do sự phân huỷ các chất thải, hợp chất hữu cơ, thức ăn thừa. Muốn quản lý tốt môi trường trong ao cần khống chế NH3 < 0.2mg/l đối với nuôi cá nước ngọt, cần chú ý tới pH và To. Khí H2S sinh ra chủ yếu trong điều kiện yếm khí. Khi pH tăng thì độ độc của H2S và CO­­2 giảm. Quản lý các khí độc liên quan chặt chẽ đến quản lý chất lượng nước vì vậy sau mỗi chu kì nuôi thì phải xử lý nền đáy ao.

4. Kiểm soát tảo

- Tảo là thành phần chính của sinh vật sản xuất, tảo là nguồn cung cấp O2 và là tác nhân làm sạch môi trường. Tuy nhiên khi tảo phát triển quá mức làm giảm độ trong, ánh sáng không xuyên xuống được làm tảo phía dưới chết dẫn đến thiếu oxy vào ban đêm. Khi tảo suy tàn trong ao nuôi dẫn đến hiện tượng thiếu O2, thiếu ánh sáng, thay đổi đột ngột chất lượng nước.

(TSVN) – Hỏi: Hệ thống “sông” trong ao để nuôi cá tầm cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào để cá sinh trưởng và phát triển?

(Nguyễn Thanh Nhàn, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng)

Trả lời:

Công nghệ nuôi thủy sản “sông” trong ao được phát triển vào năm 2008, hoạt động dựa trên nguyên lý tạo dòng nước tuần hoàn trong ao bằng hệ thống sục khí. Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung thực hiện Đề tài Ứng dụng công nghệ “sông” trong ao để xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm phù hợp với điều kiện tỉnh Lâm Đồng.

Các ao nuôi áp dụng thực hiện mô hình có diện tích 2.000 m²/ao và mực nước trong ao duy trì khoảng 1,7 m. Phần đáy ao được vét sạch bùn, san phẳng và phơi khô cứng. Bờ ao được gia cố theo dạng mái taluy rồi phủ bạt HDPE và lắp đặt hệ thống cống cấp, thoát nước cho ao nuôi. Kích thước mương nuôi được thiết kế với chiều dài 25 m, rộng 5 m, sâu 1,8 m và xây dựng kiên cố bằng bê tông.

Phần đáy mương cao hơn đáy ao 20 cm và có độ dốc đáy khoảng 2% nghiêng về cuối mương. Mực nước trong mương nuôi luôn đảm bảo 1,5 m. Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung đã xây dựng mô hình với 3 mương và nuôi theo mật độ khác nhau bao gồm 10 con, 13 con, 16 con/ m².

Nhiệt độ trung bình khoảng 22°C, hàm lượng ôxy hòa tan được đảm bảo bằng hệ thống sục khí. Hệ thống sục khí cũng tạo ra dòng chảy qua mương nuôi, tạo môi trường tương tự như công nghệ nuôi bể nước chảy tự nhiên.

Để đánh giá sức khỏe động vật thủy sản, người nuôi cần dựa vào một số căn cứ sau để xác định nguyên nhân.

Đánh giá ao nuôi cá dựa trên

Căn cứ vào tập tính của động vật nuôi: Mỗi chủng loài, mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi đều có các tập tính khác nhau. Người nuôi cần nắm được các tập tính bình thường này sẽ phát hiện được sức khỏe động vật thủy sản nuôi. Ví dụ như giai đoạn ấu trùng của tôm có tập tính hướng quang. Khi ấu trùng khỏe thì tính hướng quang mạnh và ngược lại, do vậy có thể thử tính hướng quang để đánh giá tình trạng sức khỏe của ấu trùng. Trong ao nuôi thương phẩm, nếu tôm sú kéo đàn chạy lòng vòng quanh ao mà không chịu xuống đáy để bắt mồi, ngay cả khi ruột nó không còn thức ăn, điều đó chứng tỏ tôm nuôi đã có vấn đề về sức khỏe hay do nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm, hàm lượng ôxy thấp, khí độc cao… Trong các ao nuôi cá, nếu thấy hàng đàn cá nổi lên tầng mặt, nếu thấy bóng người mà chúng không lặn xuống đáy, chứng tỏ cá nuôi đã bị bệnh hoặc hàm lượng ôxy hòa tan trong nước quá thấp.

Đánh giá ao nuôi cá dựa trên

Căn cứ vào màu sắc của vật nuôi: Khi màu sắc bình thường của vật nuôi biến mất, thay vào đó là những màu bất bình thường như hồng đỏ, nhợt nhạt, đen hơn, xanh lơ… là các dấu hiệu cho thấy sức khỏe tôm, cá nuôi không bình thường, có khả năng bị tác nhân sinh vật hay một số yếu tố môi trường đã làm bất lợi cho vật nuôi. Ví dụ, khi mang và thân của tôm sú đột ngột chuyển sang màu hồng đỏ, có thể hàm lượng NH3 hoặc pH trong nước vượt mức cho phép, cũng có thể tôm bị sốc bởi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh là sinh vật khác như vi khuẩn, virus. Khi cơ thể tôm sú trong ao thương phẩm chuyển sang màu xanh đen kèm theo hiện tượng còi cọc, có liên quan đến sự cảm nhiễm virus MBV cao trong mô gan, tụy của tôm. Khi cá nuôi xuất hiện các vệt trắng nhợt trên thân, tại đó vảy bị bong ra, mô dưới vảy hơi sưng, kèm theo các vây cá bị ăn mòn, xơ xác cho thấy cá bị nhiễm vi khuẩn sợi Flexibacter spp.

Căn cứ vào mang của tôm, cá: Mang của tôm lúc bình thường lành lặn có màu trắng ngà, còn mang của cá có màu đỏ tươi khi khỏe mạnh. Do vậy, mọi sự bất thường về hình dạng, màu sắc của mang đều chứng tỏ sự bất thường về sức khỏe của vật nuôi hoặc của môi trường ao nuôi. Ví dụ, mang của tôm, cua chuyển sang màu hồng, vàng, nâu, đen nguyên vẹn hoặc rách nát đều chứng tỏ sức khỏe giáp xác nuôi không tốt hay đã bị bệnh. Khi mang giáp xác có màu hồng thường liên quan tới ôxy hòa tan thấp, NH3 cao, khi có màu đen có thể do nấm ký sinh, thiếu vitamin C, do lượng chất hữu cơ ở đáy ao cao. Khi mang màu vàng có thể do chất hữu cơ lơ lửng cao (tảo tàn đồng loạt, nước mất màu) hay do ao nuôi có hiện tượng xì phèn…

Căn cứ vào các bộ phận, hình dạng cơ thể: Có nhiều ví dụ để chứng minh hiện tượng bất thường về hình dạng và sự không đầy đủ của các bộ phận cơ thể giáp xác nuôi, có vỏ bị mềm, bị mòn cụt các phần phụ như chân, râu… đối với cá bị mòn cụt hay xơ các vây, dị hình cột sống gây ưỡn lưng, cong thân, mắt cá bị lồi, bụng cá phình to hay tóp lại…

Căn cứ vào khả năng sử dụng thức ăn: Có thể đánh giá sức khỏe của vật nuôi thông qua lượng thức ăn được sử dụng hàng ngày, thời gian sử dụng hết khẩu phần thức ăn và lượng thức ăn có trong ruột vật nuôi sau bữa ăn. Đa phần các trường hợp bất thường về sức khỏe của động vật thủy sản đều thể hiện bằng biểu hiện kém ăn hoặc bỏ ăn. Do vậy, theo dõi lượng thức ăn hàng ngày có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của động vật thủy sản nuôi.