Đại học Thành Đô la trường Dân lập hay công lập

Đại học Thành Đô là một ngôi trường tư thục có không ít “lùm xùm” về việc dạy và học. Tại miền Bắc, cái nhìn dành cho những ngôi trường ngoài công lập khá khắt khe, nhiều định kiến. Do đó, những “tai tiếng” này càng khiến mọi người ngày càng thiếu thiện cảm hơn về ngôi trường này.

bảng xếp hạng trường đại học
tốt nhất việt nam

Những cam kết của nhà trường

Nói về các trường tư thục nói chung đương nhiên không thể bỏ qua những đánh giá về cơ sở vật chất. Bên trong giảng đường của Đại học Thành Đô (ĐH Thành Đô), các phòng học được trang bị hiện đại, bố trí hợp lí, ngay ngắn, sạch sẽ và luôn có đầy đủ các thiết bị phục vụ người học như: máy chiếu, điều hòa.

ĐH Thành Đô có tổng diện tích sử dụng trên 10ha, sở hữu khuôn viên rộng lớn, nhiều cây xanh và có không gian để các sinh viên tổ chức hoạt động ngoại khóa. Có thể thấy rằng, ĐH Thành Đô không hề thua kém các đại học công lập nếu xét trên phương diện cơ sở vật chất.

Đại học Thành Đô la trường Dân lập hay công lập

Giới thiệu Đại học Thành Đô (Nguồn: YouTube – Đại học Thành Đô)

Với tiềm lực tài chính mạnh, ĐH Thành Đô cũng chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên đông đảo, từng tham gia giảng dạy tại rất nhiều các trường đại học trong nước và quốc tế. Là một đại học non trẻ, ĐH Thành Đô cùng các giáo viên sẽ phải cố gắng rất nhiều để chứng minh được chất lượng đào tạo của mình. Tuy vậy, sự nỗ lực trong việc xây dựng đội ngũ đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường là đáng ghi nhận.

Được biết đến là trường tư thục đầu tiên đào tạo ở bậc đại học tại Việt Nam, ĐH Thành Đô đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh đa dạng, tập trung vào những nhóm ngành có nhu cầu nhân sự cao như: Công nghệ thông tin, tiếng Anh, tiếng Nhật...

Để giảm thiểu lo ngại về vấn đề học phí, nhà trường cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, học bổng và hỗ trợ mua đồ dùng học tập.

Đại học Thành Đô la trường Dân lập hay công lập
Đại học Thành Đô, một trong những trường đại học tư thục ở miền Bắc

Thực tế đào tạo: Quảng cáo chỉ có tính chất minh họa

Việc PR, quảng cáo đối với các đại học tư thục là chuyện quá quen thuộc, nhưng vấn đề xảy ra là những lời “thổi phồng” quá đà về các chương trình đào tạo với tính chất lôi kéo, điều này khiến hình ảnh nhà trường mất uy tín, trở thành những “kẻ buôn con chữ”.

Điển hình là trong khoảng 3 năm học gần đây, nhà trường vẫn liên tục tuyển sinh ngành Dược học văn bằng 2 với cam kết cấp bằng chính quy. Tuy vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cho phép nhà trường đào tạo theo hình thức này. Hay nói cách khác là các cử nhân theo học tại đây sẽ không có bằng cấp được công nhận chính quy như lời nhà trường cam kết.

Đại học Thành Đô la trường Dân lập hay công lập
Sinh viên Đại học Thành Đô và trường Đại học Hoseo

Thêm nữa, khi được phỏng vấn về việc tuyển sinh không đúng quy định, phía nhà trường đưa ra giải thích đây là hình thức “liên thông ngành ngang” – hình thức liên thông cùng hoặc khác khối ngành đã học. Để có thể đào tạo thêm một ngành mới, người học phải bổ sung thêm một số môn học và điều kiện nhất định. Tuy vậy, việc nhà trường đưa ra lời chiêu sinh dưới hình thức văn bằng 2 là đi sai bản chất của phương thức đào tạo.

Thêm vào đó, ĐH Thành Đô có đưa ra những điều kiện xét tuyển không phù hợp với ngành học. Đơn cử với ngành Dược học, ĐH Thành Đô thực hiện xét tuyển cả những sinh viên học ngành nghề khác như nghệ thuật, kế toán, cơ khí... Đây quả là một dấu hỏi lớn về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đưa ra nhiều yêu cầu bắt buộc như học nâng cao, bổ sung với mức học phí không hề rẻ, gây bức xúc với nhiều sinh viên. ĐH Thành Đô cũng có biểu hiện không thực hiện hỗ trợ học bổng theo đúng cam kết đã đề ra. Rõ ràng những lời quảng cáo “sai sự thật” từ phía nhà trường đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới các sinh viên đã và đang theo học tại trường.

Khó lòng có thể quy kết tất cả những đại học ngoài công lập đều thiếu minh bạch, nhưng những hoạt động của Đại học Thành Đô đã làm cộng đồng có đánh giá không tích cực về hình thức đào tạo này. Qua đây, mỗi thí sinh trước khi ứng tuyển cần xem xét kỹ lưỡng nguyện vọng của bản thân để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.

Tổng quan: Khoa Du lịch -Ngoại ngữ thành lập ngày 10/04/2017 (tiền thân là khoa Ngoại ngữ, sau đó được sáp nhập với khoa Du lịch) là khoa chủ quản có nhiệm vụ quản lý và đàotạo cử nhân các chuyên ngành:

- Ngôn ngữ Anh
- Việt Nam học (Hướng dẫn Du lịch)
- Quản trị Khách sạn
         Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên các quy định chung của Bộ GD&ĐT đồng thời tính đến đặc thù chuyên ngành và nhu cầu của xã hội.

         Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Về kiến thức:
+Ngành Ngôn ngữ Anh: Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh, lịchsử, văn hóa xã hội và văn học Anh - Mỹ.
+Ngành Hướng dẫn Du lịch: Phương châm thực hành là hàng đầu, lý thuyết để ứngdụng. Có kiến thức về hướng dẫn du lịch, thiết kế - tổ chức chương trình sự kiện liên quanđến du lịch, có hiểu biết về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
+Ngành Quản trị Khách sạn: Sinh viên đạt chuẩn kiến thức của trình độ Đại học theongành quản trị kinh doanh và chuyên ngành đào tạo Quản trị doanh nghiệp khách sạn.
- Về kĩ năng:
+ Có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thích ứng cao có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ quan đơn vị.
+ Có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các tình huống giao tiếp xã hội và các lĩnh vực chuyên môn thông thường khác.
+ Có phương pháp học tập hiệu quả để có thể tự học nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức.
+ Năng động trong các hoạt động văn hóa xã hội, lĩnh vực đối ngoại.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:
+ Lập trường chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
+ Mục tiêu giáo dục: Trí tuệ cao, năng lực tốt, nhân cách – trung thực, và hòa đồng với mọi người.
+ Tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật cao, sáng tạo say mê trong học tập làm việc, có tư tưởng cầu thị.
- Trình độ ngoại ngữ:
+ Có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn tùy theo chuyên ngành.
+ Ngoại ngữ 2: Có khả năng giao tiếp bằng một ngoại ngữ khác (Trung, Nhật, Hàn, Đức tương đương trình độ B) trong các tình huống giao tiếp xã hội thông thường.
- Trình độ Tin học:
+ Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
         1.3. Khoa Kinh tế:

         Khoa Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-ĐHTĐ của Chủ tịch HĐQT trường Đại học Thành Đô, trên cơ sở tiền thân là Khoa Kế toán và Khoa Quản trị được thành lập từ ngày 30/11/2004. Với đội ngũ giảng viên cơ hữu đầy tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao trong đó có 02 PGS, 02 TS và 12 Thạc sĩ. Chương trình đào tạo hiện đại, được xây dựng trên cơ sở huy động trí tuệ tập thể của cán bộ giảng viên trong Khoa cũng như sự tham vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế. Đặc biệt trong chương trình đào tạo, Khoa Kinh tế đã liên kết với các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn để kết hợp đào tạo và đưa sinh viên đi trải nghiệm thực tập, thực tế tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất.

Đào tạo cử nhân ngành Kế toán, ngành Quản trị kinh doanh và ngành Quản trị văn phòng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán, quản trị, điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc;..
         - Các ngành Đào tạo: Hiện nay Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thành Đô đào tạo 03 chuyên ngành chính là: ngành Kế toán, ngành Quản trị văn phòng và ngành Quản trị kinh doanh.
         - Các hệ đào tạo gồm: đào tạo đại học và liên thông từ cao đẳng lên đại học.
         1.4. Khoa Điện - Điện tử:

Tổng quan: Khoa Công nghệ kỹ thuật Điện- Điện tử thành lập ngày 01/06/2009 (được sáp nhập hai khoa công nghệ kỹ thuật Điện và khoa Công nghệ kỹ thuật Điện tử -Viễn Thông) là khoa chủ quản có nhiệm vụ quản lý và đào tạo cử nhân các chuyên ngành:  Công nghệ kỹ thuật Điện –Điện tử.

         - Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên các quy định chung của Bộ GD&ĐT đồng thời tính đến đặc thù chuyên ngành và nhu cầu của xã hội.

         - Mục tiêu của chương trình là đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử có kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên sâu về điện công nghiệp và điện tử, tự động hóa, có năng lực xây dựng, thiết kế, vận hành, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện, điện tử, hệ thống truyền động tự động, trạm điện; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu; có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành và xã hội. Cụ thể:
         - Có kiến thức và lập luận kỹ thuật: có nền tảng lý thuyết vững vàng về kiến thức cơ bản, cơ sở cũng như chuyên môn trong lĩnh vực điện năng, điện công nghiệp, điện tử và tự động hóa, có khả năng thích ứng cao với nhiều loại công việc.
         - Phát triển các kỹ năng cá nhân về thực hành: ứng dụng được các kiến thức đã học vào môi trường làm việc, hình thành được các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
         - Phát triển quan điểm chính trị và tư cách đạo đức: lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức phục vụ nhân dân, có tinh thần tự lập, cầu tiến.
         - Sinh viên sau khi ra trường được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như: đảm trách phần kỹ thuật tại các cơ quan, nhà máy, công ty/tập đoàn chuyên về điện công nghiệp, điện tử-tự động, nghiên cứu giải pháp và chuyển giao công nghệ; hướng dẫn kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo nghề điện, điện tử công nghiệp hoặc dân dụng; quản lý kỹ thuật phần điện, điện tử trong các công ty, tập đoàn, cơ sở sản xuất công nghiệp, công ty giải trí, tòa nhà, giao thông vận tải, ngư nghiệp; hoặc tự tin khởi nghiệp bằng chính sức mình và không ngừng vươn xa.
         1.5. Khoa Ô tô

         - Khoa Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được thành lập ngày 30/11/2004 cùng với sự thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô, tiền thân của Trường Đại học Thành Đô được nâng cấp theo Quyết định số: 659/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Với đội ngũ gồm giảng viên cơ hữu tâm huyết có trình độ chuyên môn cao trong đó có 02 Phó giáo sư, 1 NCS, các giảng viên khác đều đều có trình độ trên đại học.
         - Chương trình đào tạo hiện đại, được xây dựng trên cơ sở huy động trí tuệ tập thể của cán bộ giảng viên trong Khoa cũng như sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trong và ngoài nước. Đặc biệt Khoa đã liên kết với Trường Cao đẳng Công nghệ Ô tô Nakanihon của Nhật bản để trao đổi về chương trình và giáo viên, sinh viên sang học tập. Liên kết với trường Đại học Tomyong, Hàn Quốc trong việc đào tạo chương trình 2+2 ngành Công nghệ Ô tô.

         - Đào tạo ra những kĩ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có phẩm chất chính trị tốt, có tư duy khoa học, năng động sáng tạo, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ tốt đáp ứng công việc yêu cầu. Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. Có khả năng tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc.
         - Được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về công nghệ ô tô – máy động lực, các hệ thống truyền động cơ khí – thủy lực – khí nén, các hệ thống điều khiển điện tử,… có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao liên quan đến ô tô – máy động lực. Có khả năng khai thác vận hành, sử dụng các loại phương tiện, trang thiết bị thuộc chuyên ngành được đào tạo.
         - Có khả năng tính toán, thiết kế để cải tiến để nâng cao năng suất và hiệu quả trong quá trình sản xuất, khai thác và sử dụng.
         - Có kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô – máy động lực cũng như hoạt động điều hành sản xuất phụ tùng, điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô – máy động lực trên thị trường. Có khả năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các chi tiết, cụm chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật.Trực tiếp tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì, sửa chữa các máy móc và trang bị trong ngành công nghệ ô tô và máy động lực. Sử dụng tốt các dụng cụ, trang thiết bị đo kiểm và chẩn đoán kỹ thuật.
         - Có khả năng tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật – công nhân lành nghề.
         - Có thể đọc, hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

         Trường đại học Thành Đô đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô hệ đào tạo đào tạo chính quy.
         1.6. Khoa Dược

         - Thành lập ngày 01/03/2013. Đội ngũ giảng viên với hơn 80 giảng viên cơ hữu gồm 4 GS-TS, 12 PGS-TS cùng với đông đảo đội ngũ Tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 2 chuyên ngành Y dược đã có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
         - Khoa y dược trường đại học Thành Đô đào tạo dược sĩ trình độ đại học theo định hướng chuyên ngành quản lý và cung ứng thuốc, định hướng chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc. Sinh viên được trang bị những kiến thức cần thiết về khoa học cơ bản và y dược học cơ sở phục vụ cho chuyên môn dược, quản lý cung ứng thuốc, sản xuất và phát triển thuốc.Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nắm vững và vận dụng được các văn bản và quy phạm pháp luật về dược có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của chuyên ngành dược.
         - Sinh viên của khoa y dược được trang bị những kỹ năng mềm như thành thạo ngoại ngữ, có khả năng làm việc nhóm, có khả năng tìm kiếm và thu thập tài liệu trong lĩnh vực dược.

         - Mục tiêu của trường Đại học Thành Đô là sẽ trở thành đơn vị đào tạo nhân lực uy tín, chất lượng, chú trọng ngành nghề chăm sóc sức khỏe gắn liền nghiên cứu khoa học công nghệ với ứng dụng các công trình khoa học y dược. Đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao uy tín của nền y dược học nước nhà.
         2. Thông tin về từng ngành
         2.1. Ngành Công nghệ thông tin
         - Thời lượng đào tạo:
+ Hệ đại học chính quy; thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
       - Ngành Công nghệ thông tin đào tạo theo hai hướng chính:
+Ứng dụng lập trình Mobile;
+ Quản lý hệ thống công nghệ thông tin.
Sinh viên được học tập các kỹ năng triển khai lập trình và ứng dụng công nghệ qua mô hình phòng học Lab, từ sự hợp tác cùng Samsung. Ngoài ra, chương trình chương trình chất lượng cao đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao chuyên ngành Công nghệ thông tin (liên kết giữa Đại học Thành Đô với Đại học Tongmyong Hàn Quốc).
         - Cơ hội nghề nghiệp:
+Công nghệ phần cứng: Công việc liên quan đến phần cứng máy tính bao gồm phát triển, thiết kế, kiểm tra, nghiên cứu và quản lý việc cài đặt các linh kiện phần cứng của máy tính, đảm bảo rằng các thành phần bên ngoài là hiệu quả, an toàn và được cài đặt đúng để đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động nhanh nhất và hiệu quả cao nhất. Các linh kiện phần cứng bao gồm các bo mạch chủ, chip máy tính, modem, máy in và các thiết bị ngoại vi khác thường được kết nối với máy tính.
+ Công nghệ phần mềm: Công việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì hệ thống phần mềm như:

  • Lập trình viên (Developer): người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh...

  • Quản lý dự án (Project Manager): Quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án

phát triển phần mềm ứng dựng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án.

  • Kiểm thử phần mềm (Tester): Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên " viết" ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó.

  • Kỹ sư cầu nối (BrSE): người đứng giữa, kết nối khách hàng với người làm kỹ

thuật, người làm kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói kỹ sư cầu nối là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của dự án. Có thể hiểu như sau: Bridge System Engineer (BrSE) = Developer + Business Analyst + Tester + Project Manager.

  • Quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Hệ thống cơ sở dữ

liệu là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin và tri thức hữu ích

  •  Database Developer: Thiết kế các chương trình ứng dụng: ví dụ giao diện sử

dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phận cấu thành hệ
thống. Cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra
việc mã hoá.

  •  Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu: Xây dựng kiến trúc thông tin, xây dựng mô hình dữ liệu (data model). Cài đặt thành thạo các hệ quản trị CSDL: Oracle, MSSQL, PostgreSQL và My SQL, khai thác các hệ thống CSDL tập trung và phân tán, tham gia phân tích, thiết kế, xây dựng, quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Mạng máy tính và truyền thông: Thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống mạng đạt tiêu chuẩn cao cho doanh nghiệp và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin như: 

  •  Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và quản trị các hệ thống mạng an toàn và

bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công.
- Vị trí công việc khác: 

  •  Cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và hành chính;

  • Giảng dạy chuyên ngành Công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao đẳng,Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.