Đại học Giao thông vận tải tuyển giảng viên

Ông Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải chia sẻ rất buồn khi những ngành học vốn là thế mạnh của trường đang tuyển sinh rất khó, vì người học cho rằng công việc đầu ra vất vả, trong khi nhu cầu phát triển xã hội vẫn cần. Có thể kể đến như ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (các công việc việc áp dụng công nghệ sửa chữa mặt cầu đường, đường sắt tốc độ cao,...), ngành kỹ thuật máy xây dựng, ngành đường sắt.

“Giờ tuyển sinh cả nước tham gia tất cả mọi lĩnh vực ngành kinh tế thì không biết về sau kinh tế đất nước có phát triển không nữa khi mà cơ sở hạ tầng, công nghệ của đất nước đang như thế này”, ông Long lo ngại.

Ông Long kể, những học trò cũ của ông hiện đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp nói với ông về việc giới thiệu những người giỏi vào Tây Nguyên, với mức lương 14 triệu mỗi tháng. Song, nhiều sinh viên mà ông giới thiệu từ chối và trả lời rằng chấp nhận làm ở những nơi gần nhà hơn với mức lương có thể chỉ từ 7-9 triệu đồng, với lý do ngại đi xa.

Theo ông Long, bất cập cũng nảy sinh với đội ngũ giảng viên. “Như ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông trường chúng tôi có 220 giảng viên. Trước đây, phát triển đội ngũ này nhằm để đào tạo cho quy mô khoảng 1.500 sinh viên, giờ đây chỉ còn tuyển sinh khoảng 600 sinh viên. Trong khi các trường khác dù số sinh viên khoảng 200-300 nhưng chỉ vài chục giảng viên nên khá thoải mái”.

Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho rằng, khó khăn của ngành giao thông hiện nay tác động tới sự lựa chọn của người học. Nhưng đất nước nào cũng đều cần cơ sở hạ tầng giao thông, bởi đó là điều kiện cơ bản cho sự phát triển. Do đó, trong tương lai có thể đây lại là những ngành "hot".

Đại học Giao thông vận tải tuyển giảng viên
Ông Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải.

Chia sẻ thêm về thực tế này, ông Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho hay, 2 lĩnh vực đường sắt và đường bộ là 2 ngành chính của Trường ĐH Giao thông vận tải và đi kèm 2 ngành này là các lĩnh vực như xây dựng công trình đường sắt - đường bộ, cơ khí, điều khiển hệ thống đường sắt -đường bộ; kinh tế, quản lý đường sắt - đường bộ,...

“Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các lĩnh vực liên quan đến cơ khí, xây dựng công trình, điện tử và quản lý trong lĩnh vực đường sắt đều gặp khó khăn.

Ở lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình đường bộ, trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư cho giao thông vận tải gần như giảm đáng kể, do đó nhu cầu nhân lực giảm, dẫn đến nhu cầu đăng ký vào học cũng giảm theo. Song, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có tính chất tạm thời, còn về lâu dài, một đất nước muốn phát triển thì hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông vận tải là cực kỳ quan trọng, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Vì vậy chúng tôi mong rằng những ngành nghề này cần phải được tiếp tục mở rộng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Chương nói.

Theo ông Chương, cách đây khoảng 5 năm, xu hướng ngành nghề hot là lĩnh vực công an, quân đội; gần đây là lĩnh vực kinh tế, ngân hàng và gần như xã hội không quan tâm nhiều đến lĩnh vực kỹ thuật. Đây là lỗ hổng lớn nhất trong nguồn nhân lực phát triển đất nước.

“Một trong những cái không thu hút được người lao động trong lĩnh vực này chính là thu nhập. Hiện nay, thu nhập bình quân của người lao động thường ở các doanh nghiệp xây dựng giao thông khoảng 7-9 triệu, ở các vị trí công tác cao thì mới có thể từ 15-16 triệu và cao hơn, trong khi chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân càng ngày càng tăng, do đó không có sức hút”.

Chính vì vậy, lãnh đạo Trường ĐH Giao thông vận tải mong mỏi xã hội quan tâm hơn, hiểu đúng với giá trị của các ngành này, để hiểu và lựa chọn trong việc đăng ký theo học.

“Hiện nay, nhân lực chất lượng cao những ngành nghề này chúng ta vẫn rất thiếu. Nhân lực quản lý ở các ngành nghề này cũng thiếu, dẫn đến giá thành và chi phí công trình bị đẩy lên cao, thậm chí nhiều công trình dở dang do quản lý kém”.

Lãnh đạo Trường ĐH Giao thông vận tải cũng cho rằng, nên có chính sách đặt hàng với những ngành có tính chất chuyên sâu đặc thù của lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng và một số các ngành kinh tế - xã hội khác để đảm bảo sự phát triển vững chắc.

Thanh Hùng

Đại học Giao thông vận tải tuyển giảng viên

Việc thí sinh đổ xô lựa chọn những ngành học “hot” khiến điểm chuẩn ở một số ngành năm nay tăng đột biến. Trong khi đó, nhóm ngành khoa học cơ bản lại rất trầy trật trong việc tuyển sinh.

1. Điều kiện dự tuyển:

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu, yêu nghề;

– Có lý lịch rõ ràng, sức khỏe tốt, ngoại hình thích hợp làm việc môi trường sư phạm;

– Tốt nghiệp đại học hệ chính quy đạt loại khá trở lên, có ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu tuyển dụng; số học phần học lại không quá 05. Ưu tiên ứng viên có bằng bằng thạc sĩ, tiến sĩ hoặc tốt nghiệp loại giỏi.

2. Hình thức tuyển dụng:

– Xét tuyển đặc cách đối với ứng viên có trình độ Tiến sĩ theo quy định trong Luật viên chức và Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

– Kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ứng viên có trình độ đại học, thạc sĩ. Ký hợp đồng lao động có thời hạn và thi tuyển viên chức khi Nhà trường có kế hoạch tổ chức kỳ thi.

3. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin tuyển – có dán ảnh 4×6;

– Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

– Bản sao có chứng thực: Bằng, bảng điểm, giấy khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân và các văn bằng khác (nếu có). Trường hợp có văn bằng, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt.

4. Hồ sơ dự tuyển nộp trực tiếp về: Phòng Tổ chức hành chính – Phòng 3 – D3, Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP.HCM. Số 450 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Hạn cuối nhận hồ sơ ngày 28/02/2022.

PHỤ LỤC VỀ CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN TẠI PHÂN HIỆU NĂM 2021-2022

TT Đơn vị cần tuyển dụng Chuyên môn cần tuyển Số lượng GV cần tuyển Chức danh nghề nghiệp cần tuyển Yêu cầu chuyên môn
1 BM Khai thác và KTVTải Logictics và quản lý chuỗi cung ứng 02 Giảng viên (1) Tốt nghiệp đại học chính quy đúng ngành Logictics, Quản trị chuỗi cung ứng, hoặc ngành gần nhưng đúng chuyên ngành Logictics, Quản trị chuỗi cung ứng. Ưu tiên ứng viên có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ.

(2)  Hoặc ứng viên có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ, làm đề tài tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ về Logictics và quản lý chuỗi cung ứng; có ít nhất 2 công trình khoa học đã công bố về Logictics và quản lý chuỗi cung ứng trong 5 năm gần đây.

(3) Ứng viên có chứng chỉ giảng viên quốc tế liên quan Logictics và chuỗi cung ứng như: chứng chỉ giảng viên FIATA…hoặc đã có kinh nghiệm từ 02 năm trở lên làm việc liên quan Logictics và quản lý chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp là lợi thế.

 

2

BM Cơ khí Cơ khí ô tô 01  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên các ngành: Kỹ

thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật ô tô, hoặc chuyên

ngành Cơ khí ô tô. Ưu tiên ứng viên học bằng Tiến

sĩ ngành, chuyên ngành phù hợp, hoặc đang làm

nghiên cứu sinh.

Cơ điện tử 02  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ điện tử, Cơ khí, Cơ kỹ thuật, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Ưu tiên ứng viên có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
3 BM Điện điện tử Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 02  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học ngành, chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Điều khiển tự động; Tự động hóa; Tin học công nghiệp và tự động hóa; Kỹ thuật Cơ điện tử.
Kỹ thuật điện 01 Giảng viên Tốt nghiệp đại học các ngành Kỹ thuật điện, Tự động hóa.
4 BM Công nghệ thông tin Khoa học máy tính 01  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học các ngành, chuyên ngành Khoa học máy tính, Toán tin ứng dụng, An toàn thông tin, Khoa học dữ liệu, Tin học, Công nghệ thông tin.
Mạng và các hệ thống thông tin 01  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học các ngành, chuyên ngành Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Hệ thống thông tin, Toán tin ứng dụng.
Công nghệ phần mềm 01  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học các ngành, chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin, Tin học, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Toán tin ứng dụng.
5 BM Xây dựng công trình đô thị Kỹ thuật hạ tầng đô thị 01  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Kiến trúc 02 Giảng viên Tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc; Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm hoạt động chuyên môn từ sản xuất hoặc giảng dạy.
6 Bộ môn Toán Giải tích 01  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Toán học của Trường Đại học KHTN, Trường ĐHQG TP.HCM hoặc tốt nghiệp đại học chính quy ngành Sư phạm Toán của Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, tốt nghiệp loại khá trở lên; Uu tiên ứng viên có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
7 Bộ môn Ngoại ngữ Tiếng Anh 01  

Giảng viên

Tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi tại các Trường ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ -ĐH Quốc gia. ĐH Sư phạm chuyên ngành ngôn ngữ Anh, Phương pháp giải dạy tiếng Anh; có chứng chỉ IELTS 7.0, C1 khung Châu Âu hoặc tương đương.
Tổng 16

Nguồn tin: utc2.edu.vn