Đa nhân ái toan là gì

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là bệnh lý hiếm gặp và thường liên quan đến phản ứng dị ứng thực phẩm hoặc bệnh dị ứng như chàm, hen suyễn,…

Đa nhân ái toan là gì
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan gây nên buồn nôn, nôn, đau bụng,…

Bạch cầu ái toan là một loại bạch cầu bình thường của hệ thống miễn dịch. Chúng thường có trong niêm mạc đường tiêu hóa và đóng vai trò loại bỏ kẻ xâm nhập có hại ra khỏi cơ thể.

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là một bệnh lý hiếm gặp, nó được đặc trưng bởi sự xâm nhập có chọn lọc của bạch cầu ái toan trong dạ dày, ruột non hoặc cả hai. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào dẫn đến sự xâm nhập này.

Một nghiên cứu cho thấy hơn 50% người mắc bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc các loại dị ứng khác như hen suyễn, chàm,…Số lượng bạch cầu ái toan có thể tăng lên do phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc ung thư, nhằm loại bỏ kẻ xâm nhập có hại khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi nó tăng số lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây viêm dạ dày ruột.

Khoảng 80% người bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan nhận thấy các triệu chứng xuất hiện, phát triển trong 3-4 năm chứ không đến đột ngột.

Biểu hiện phổ biến của bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là sự kết hợp giữa các triệu chứng viêm đường tiêu hóa mãn tính bao gồm đau bụng, tiêu chảy, thỉnh thoảng buồn nôn và nôn, sụt cân và trướng bụng. Đôi khi người bệnh cũng nhận thấy hội chứng bụng cấp hoặc tắc ruột.

Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào vị trí và độ viêm của các lớp trong thành ruột. Nếu niêm mạc bị viêm sẽ dẫn đến mất protein và kém hấp thu protein. Nếu cơ bị viêm sẽ gây ra hiện tượng đau bụng, nôn, triệu chứng khó tiêu và tắc ruột. Còn nếu lớp dưới thanh mạc bị viêm, triệu chứng sẽ biểu hiện dưới dạng cổ trướng bạch cầu ái toan, thường dẫn đến xuất tiết.

Chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan được xác định dựa trên 4 tiêu chí gồm:

  • Các triệu chứng tiêu hóa
  • Sự xâm nhập bạch cầu ái toan ở đường tiêu hóa
  • Loại trừ các bệnh ký sinh
  • Không có biểu hiện toàn thân

Để xác định chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu có thể chỉ ra sự gia tăng bạch cầu ái toan
  • Đo alpha1-antitrypsin trong phân để xác định người bệnh không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ protein trong đường tiêu hóa. Thông thường, bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan sẽ tăng alpha1-antitrypsin trong phân của họ.
  • Kiểm tra phân nên được thực hiện để loại trừ bệnh lý do ký sinh trùng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể nhận thấy các nếp gấp dày, không đều của các nếp gấp ở dạ dày và ruột non. Nhưng những tình trạng này cũng có thể xuất hiện trong bệnh Crohn và ung thư hạch.
  • Chụp X-quang có thể nhận thấy sự tham gia cục bộ của antrum và môn vị gây ra hẹp bao quy đầu, ứ đọng dạ dày hoặc ruột non bị giãn, gia tăng độ dày của nếp gấp niêm mạc ở người bị viêm dạ dày ruột do tăng bạch cầu ái toan.
  • Nội soi có thể phát hiện ban hồng, nốt sần, loét hoặc viêm lan tỏa dẫn đến mất hoàn toàn lông nhung, phù nề dưới niêm mạc và xơ hóa.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể khuyến nghị thực hiện chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như viêm thực quản bạch cầu ái toan, cổ trướng bạch cầu ái toan, bệnh celiac, không dung nạp protein, hội chứng hypereosinophilic vô căn,…

Đa nhân ái toan là gì
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan thường dễ bị nhầm lẫn nên cần được chẩn đoán thận trọng

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh lý mà các bác sĩ có thể chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể bao gồm:

  • Glucocorticosteroid đường uống có đặc tính chống viêm là liệu pháp chính để điều trị viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan. Đặc biệt là với bệnh nhân có triệu chứng tắc nghẽn và cổ trướng bạch cầu ái toan.
  • Corticosteroid được áp dụng điều trị cho khoảng 90% bệnh nhân. Trong đó, Flnomasone dạng hít được sử dụng để giảm giải phóng eotaxin, chất trung gian gây viêm, Prednisolone giúp ngăn chặn sự di chuyển của bạch cầu đa nhân và giảm tính thấm mao mạch và Budesonide có công dụng giảm viêm, giảm thấm mao mạch.
  • Chất ổn định tế bào mast như Cromolyn giúp ức chế giải phóng histamine, leukotriene và các chất trung gian khác từ các tế bào mast nhạy cảm.
  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene như montelukast

Phẫu thuật chỉ được chỉ định để làm giảm tắc nghẽn kéo dài hoặc tắc ruột non. Người bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan có đáp ứng với glucocorticosteroid đường uống hoặc thuốc khác sẽ không được chỉ định phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan. Người bệnh nếu có bất cứ thắc mắc nào về triệu chứng, chẩn đoán hoặc điều trị thì nên thăm khám với bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ.

  • 14:49 19/01/2022
  • Xếp hạng 4.93/5 với 20599 phiếu bầu

Có nhiều nguyên nhân làm tăng bạch cầu ái toan. Xét nghiệm máu có thể đo lường được nồng độ bạch cầu ái toan. Tăng bạch cầu ái toan ngoại biên có thể được chia làm 3 loại là: tăng nguyên phát, thứ phát và tự phát.

Tăng bạch cầu ái toan (eosinophil) là tình trạng các tế bào bạch cầu ái toan trong máu, trong mô hoặc một số tạng tăng lên một cách bất bình thường. 

Tình trạng này cũng có thể là quá trình hình thành bạch cầu ái toan bị rối loạn, hoặc là tích tụ bất thường hay thiếu hụt một loại bạch cầu nào đó.

Khi loại bạch cầu này tăng lên thường liên quan đến đáp ứng điều hòa miễn dịch, xảy ra ở nhiều quá trình bệnh lý, bao gồm phản ứng viêm, dị ứng, ung thư và nhiễm ký sinh trùng.

Tăng bạch cầu ái toan là một biểu hiện của vấn đề về huyết học cần được tìm hiểu và chẩn đoán. Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng bạch cầu ái toan:

  • Do dị ứng: viêm mũi dị ứng, dị ứng cơ địa, hen phế quản.
  • Do các rối loạn ở bệnh da: bệnh Pemphigus, dạng nốt như Pemphigus, viêm nút động mạch (Polyarteritis Nodosa).
  • Do nhiễm trùng các bệnh nhiệt đới, đặc biệt là ký sinh trùng: giun xoắn (Trichinosis), nấm Aspergillus, bệnh Hydatidosis, giun mạch Angiostrongylus, giun đũa A.lumbricoides, giun Capillaria spp, ấu trùng sán lợn (Cysticercosis), sán dải Echinococcus, sán lá gan lớn (Fascioliasis), giun chỉ (Filariasis), giun đầu gai (Gnathostomiasis), sán lá phổi (Paragonimiasis), sán máng (Schistosomiasis), giun lươn (Strongyloidiasis), giun đũa chó (Toxocara canis), giun tóc Trichuris trichiura.


Xét nghiệm máu đo nồng độ bạch cầu ái toan

  • Do nhiễm vi khuẩn: sốt hồng ban (Scarlet Fever), bệnh phong (Leprosy).
  • Do các bệnh lý mạch máu hoặc liên quan đến sợi collagen: viêm khớp dạng thấp (RA - Rheumatoid Arthritis), viêm quanh động mạch (Periarteritis), lupus ban đỏ hệ thống (SLE - Systemic Lupus Erythematosus), hội chứng đau cơ tăng bạch cầu ái toan (EMS - Eosinophilia-Myalgia Syndrome).
  • Do sử dụng thuốc hoặc xạ trị: liệu pháp tia xạ, thuốc Aspirin, Chlorpropamide, Erythromycin, Imipramine, Methotrexate, Nitrofurantoin, Procarbazine, Sulfonamides.
  • Do rối loạn tăng sinh tủy và các bệnh ác tính khác: bệnh tăng bạch cầu tủy bào mạn tính (CML), u lympho Hodgkin, u lympho Non-Hodgkin, bệnh đa hồng cầu, xơ hóa tủy xương (Myelofibrosis).
  • Do nguyên nhân khác: viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (EG - Eosinophilic Gastroenteritis), bệnh Sarcoidosis, bệnh Addison, hội chứng Loeffler.

>> Xem thêm: Có mấy loại bạch cầu? Cách phân loại bạch cầu

Tăng bạch cầu ái toan ngoại biên có thể được chia làm 3 loại là: tăng nguyên phát, thứ phát và tự phát.

  • Tăng nguyên phát: thường gặp trong những bệnh lý máu ác tính như rối loạn sinh tủy mạn tính, ung thư bạch cầu cấp.
  • Tăng thứ phát: thường do nhiễm ký sinh trùng, bệnh cảnh tình trạng dị ứng, tự miễn, ngộ độc, thuốc men, rối loạn nội tiết .
  • Tăng tự phát: được chẩn đoán khi loại trừ tăng nguyên phát và thứ phát.

Tăng bạch cầu ái toan

  • Tăng bạch cầu ái toan liên quan với các bệnh dị ứng.
  • Tăng bạch cầu ái toan với tổn thương thâm nhiễm phổi.
  • Nhiễm HIV và bệnh lý suy giảm miễn dịch.
  • Tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng: chủ yếu là ký sinh trùng đa bào. Mức độ tăng nhiều hay ít phản ánh tình trạng xâm nhập mô của ký sinh trùng.
  • Tăng bạch cầu ái toan liên quan đến các bệnh về da.
  • Tăng bạch cầu ái toan kèm tổn thương nhiều cơ quan.
  • U dưỡng bào.
  • Hội chứng tăng bạch cầu ái toan tự phát.
  • Ung thư bạch cầu ái toan cấp.
  • U Lympho.
  • Bệnh tắc nghẽn động mạch
  • Suy giảm miễn dịch.

  • Chỉ số bình thường của bạch cầu ái toan là khoảng từ 50 - 500 tế bào/microlit máu và có tỷ lệ là khoảng 2 - 11%.
  • Tăng bạch cầu ái toan trong máu là khi số lượng bạch cầu ái toan lớn hơn 450 tế bào/microlit máu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đều dùng ngưỡng 350 - 500 tế bào và cho đây là mức bình thường.
  • Nếu tăng tỷ lệ bạch cầu ái toan nhưng không tăng số lượng tuyệt đối (do giảm các dòng bạch cầu khác) có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán.
  • Số lượng bạch cầu ái toan thay đổi trong ngày, thường cao vào buổi sáng sớm và thấp vào buổi trưa.
  • Số lượng bạch cầu ái toan cũng cao hơn ở trẻ trong giai đoạn chu sinh và giảm dần đi khi trẻ lớn dần.
  • Khi có thai thì bạch cầu ái toan giảm nhưng khi chuyển dạ thì gần như biến mất khỏi máu ngoại vi.
  • Sử dụng một số thuốc hoặc chế phẩm có thể tác động và làm thay đổi chỉ số bạch cầu ái toan trong máu.

XEM THÊM: