Lính lê dương là ai

Lính lê dương là ai

Ông Thành Nga (Platon Thành). Ảnh: Sputnik

Người lính hồng quân huyền thoại

Thành Nga - Nguyễn Văn Thành là một người lính lê dương trong quân đội Pháp chiếm đóng tại Bến Tre qua đường dây cơ sở địch vận của ta, đã mang vũ khí sang hàng ngũ lực lượng kháng chiến. Ông tên thật là Skrinski Platon Alekxandrovich, sinh năm 1922, tại Ucraina. Sau khi tốt nghiệp trung học hệ 10 năm, ông gia nhập Hồng quân Liên Xô năm 1941. Mùa xuân năm 1942, trung tướng chỉ huy A.M.Gorodnyakovsky ra lệnh phản công giải phóng Kharkov. Trong trận chiến này, Hồng quân đã chịu tổn thất nặng nề, theo số liệu chính thức có đến gần 250 ngàn sĩ quan và binh lính hy sinh.

Cuối tháng 5, trước thế địch quá mạnh, các sư đoàn Hồng quân buộc phải rút lui. Những người lính vận tải được bổ sung vào các tiểu đoàn bộ binh. Platon Skrizhinsky cũng vậy, ông được giao súng chống tăng để chiến đấu. Nhưng rồi chiến sự quá ác liệt, đơn vị của Platon nhận lệnh chuyển sang phía Đông.

Một đêm, đại úy chỉ huy ra lệnh đại đội phân tán thành từng nhóm nhỏ 5 - 6 người và tự di chuyển. Trung sĩ Skrizhinsky chỉ huy một nhóm 6 người, đêm đi, ngày ẩn náu dưới các khe núi và tránh đụng độ với quân Đức. Những cơ số đạn cuối cùng chỉ được dành cho những tình huống khẩn cấp nhất.

Tuy nhiên, trong một lần gặp phục kích, nhóm của Platon đã không kháng cự nổi và bị bắt làm tù binh. Mọi bi kịch của trung sĩ Hồng quân Platon Skrizhinsky bắt đầu từ đó.

Từ tháng 4-1946, ông bị đưa sang chiến trường Đông Dương và đã từng đóng quân ở nhiều nơi: Sài Gòn, Thủ Đức, Sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Tre.

Khi ở Vĩnh Long, ông đã bắt liên lạc với cơ sở hoạt động bí mật ở thị xã, nhưng rủi thay, chưa kịp hành động thì cơ sở này bị vỡ, nhiều người bị địch bắt, bị tra tấn rất dã man. Thế là ông mất đứt liên lạc. Tại chiến trường Bến Tre, ông đã tìm cách liên lạc được với cơ sở cách mạng, và ngày 17-8-1947, ông mang vũ khí ra vùng tự do. Ông được phân công vê công tác ở đội công tác 1, đơn vị hoạt động ở thị xã Bến Tre và vùng ven. Tại đây, ông được mang cái tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành, đồng đội và đồng bào quen gọi ông là “Thành Nga” hay Hai Thành. Ông đã tham gia chiến đấu hàng chục trận lớn nhỏ tại chiến trường Bến Tre.

Thắm đẩm tình hữu nghị Việt - Xô

Platon Thành - Nguyễn Văn Thành được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam năm 1952. Ông từng vinh dự được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang.

Khi biết câu chuyện về người lính Hồng quân Platon Skrinski, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân viết thư gửi Chính phủ Liên Xô đề nghị tạo điều kiện cho Platon và con gái hồi hương. Ông Thành Nga về hưu năm 1982, mất năm 2003, tại Moskva.

Vốn điềm đạm, cần cù, tận tụy trong công tác, nên “Thành Nga” không những được đồng đội tin cậy mà còn được dân thương yêu, quý mến. Một người con gái ở xã Mỹ Thạnh An - nay thuộc TP. Bến Tre - tên là Colette Mai đã đem lòng yêu ông và hai người được sự giúp đỡ của đơn vị đoàn thể địa phương, trở thành vợ chồng. Lễ cưới được tổ chức tại xã Nhơn Thạnh. Trong ngôi nhà cột cây, vách lá mà đồng bào góp công, góp sức xây dựng nên trong hoàn cảnh chiến tranh, họ sống với nhau khá hạnh phúc. Và cũng tại nơi đây, tháng 8-1949, cô con gái đầu lòng là Janine ra đời. Bến Tre lúc này bị địch tăng cường càn quét, ruồng bố liên miên, đồn bót mọc lên chi chít khắp nơi, hoạt động và đi lại của bộ đội, cán bộ ta ngày một khó khăn. Để an toàn cho hai mẹ con, buộc lòng tổ chức phải tìm cách đưa vợ con ông về sống hợp pháp ở nội ô thị xã, còn Hai Thành cũng chuyển công tác về một đơn vị trợ chiến thuộc Trung đoàn Cửu Long, hoạt động ở vùng Trà Vinh. Đầu năm 1953, ông tình nguyện về tiểu đoàn 307, được phân công là khẩu đội trưởng súng cối 60mm và tham gia chiến đấu ở đơn vị này cho đến ngày đình chiến (7-1954).

Trong thời gian chuyển quân tập kết, ông được phân công làm công tác phiên dịch trên tàu Xtarôpôn của Liên Xô ra Bắc vào Nam nhiều chuyến, sau đó trở về công tác tại đơn vị cũ lúc bấy giờ đóng tại Thanh Hóa. Cháu Janine cũng được đưa ra thủ đô Hà Nội, được chăm sóc chu đáo. Bản thân ông Hai Thành, sau đó cũng đã cùng sống với con gái một thời gian trong một ngôi nhà bên bờ Hồ Tây (Hà Nội).

Ngày 10-5-1955, theo sự thỏa thuận của hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô, Nguyễn Văn Thành được về lại quê hương chính của mình cùng với cô con gái mang hai dòng máu Việt - Xô Janine. Sau khi về nước, ông nhận công tác ở Ban Tiếng Việt của Đài Phát thanh Matxcơva cho đến khi nghỉ hưu. Ông cũng là người dịch và giới thiệu quyển Vượt Côn Đảo của Phùng Quán với độc giả Liên Xô thời bấy giờ.

Cô con gái Janine của ông, sau khi tốt nghiệp ở Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva, cũng đã nối tiếp theo con đường của bố, xin về làm ở Ban Tiếng Việt, Đài Phát thanh Matxcơva. Dịp Tết Quý Mão (1988), Janine (lúc này 39 tuổi) trong chuyến về thăm lại quê ngoại Bến Tre, viếng mộ mẹ và bà ngoại đã gặp lại những người thân đã từng chăm sóc, nuôi nấng mình từ những năm gian khổ chiến tranh. Chuyến đi này đã để lại ở Janine nhiều xúc động sâu sắc về những tình cảm yêu thương, quý mến của những người ruột thịt, những người đồng hương và cả những đồng chí Việt Nam đã từng chiến đấu với cha mình trong đơn vị Tiểu đoàn 307 nổi tiếng một thời của những năm chống Pháp ở chiến trường Nam Bộ.

Cuộc đời của Platon Alekxandrovich (Thành Nga) đầy những gian truân, nhưng cũng trải qua không ít may mắn và kỳ lạ như một huyền thoại làm thắm tươi thêm tình hữu nghị vĩ đại giữa hai dân tộc Việt - Xô.

Tiểu đoàn 307 thành lập ngày 1-5-1948, bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp, xã Mỹ Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. lễ xuất quân diễn ra rầm rộ đầy lưu luyến tại Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ngày 5-7-1948.

Huỳnh Thanh Văn

Quân đoàn lê dương Pháp luôn được coi là một trong những trường hợp đặc biệt nhất, bởi đây là đội quân tinh nhuệ với binh sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới được yêu cầu một lòng một dạ chiến đấu cho Pháp, đất nước không phải là quê hương của họ.

Với bề dày lịch sử chinh chiến cho nước Pháp trong gần 2 thế kỷ, đến nay, hàng năm, vẫn có hàng ngàn nam giới tới gõ cửa căn cứ của quân đoàn lê dương Pháp với hy vọng được gia nhập lực lượng gồm 6.800 binh sĩ này.

Lính lê dương là ai

Đội ngũ lính lê dương hiện nay của Pháp.



Cậu thanh niên 24 tuổi người Ethiopia có tên Gidey đã quyết định thử sức tại một trong những điểm tuyển chọn của quân đoàn lính lê dương Pháp tại Fort de Nogent. Gidey hớn hở nói: “Lính lê dương là huyền thoại, là một trong những lực lượng vũ trang hàng đầu trên thế giới”.

Trong một tuần, Gidey và những ứng viên khác sẽ phải trải qua hàng loạt bài kiểm tra thể lực, trí tuệ và tâm lý khắt khe để có thể đứng trong hàng ngũ của quân đoàn lê dương diễu binh qua điện Champs-Elysees trong ngày lễ mừng Quốc khánh 14/7.

Francois-Xavier Petiteau, sĩ quan chịu trách nhiệm tuyển dụng của quân đoàn lê dương, chia sẻ về cuộc tuyển chọn: “Tỉ lệ là 1 chọi 8. Theo luật, có thể nhận những người nhập cư bất hợp pháp nhưng chúng tôi vẫn phải nắm rõ lý lịch của họ qua hàng loạt cuộc điều tra”.

Lính lê dương là ai

Các binh sĩ trong một buổi huấn luyện.



Ngoài ra, quân đoàn lê dương còn có điểm khác biệt đó là những đối tượng từng phạm tội cũng có thể gia nhập và đội lên đầu chiếc mũ kepi - biểu tượng của lực lượng này. Hiện nay, những tội phạm giết người, tội phạm tình dục hoặc buôn ma túy sẽ bị loại khỏi danh sách dự tuyển.

Trong các ứng viên tuổi đời từ 17 đến 40 có những người có quá khứ lầm lỗi và họ đang tìm kiếm sự hoàn lương, thêm vào đó là khát vọng có một cuộc sống phiêu lưu, mạo hiểm hơn. Nhưng trước khi được đứng trong hàng ngũ lính lê dương, các nhà điều tra, đôi khi còn có sự trợ giúp từ Interpol, sẽ cẩn trọng xem xét quá khứ của những ứng viên này.

Lính lê dương là ai

Lính lê dương tại Bắc Phi trong những năm 1950.



Sĩ quan Petiteau chia sẻ về quá trình tuyển chọn: “Sẽ mất một khoảng thời gian. Có những trường hợp họ chỉ nói với chúng tôi: ‘Người đó. Loại!’ mà không cho biết thêm bất cứ lý do gì và chúng tôi cũng không hỏi thêm”.

Được thành lập từ năm 1831, quân đoàn lê dương thuộc Lục quân Pháp là đơn vị gồm những công dân nước ngoài tình nguyện chiến đấu với “kẻ thù” của Pháp trên chiến trường. Đơn vị đặc biệt này đã là nguồn cảm hứng cho các bộ phim Hollywood như "Beau Geste" (1939) và "March or Die" (1977). Từ khi được hình thành đến nay, binh sĩ thuộc quân đoàn lê dương gồm công dân đến từ 140 quốc gia khác nhau và những người quốc tịch Đức chiếm thành phần đông đảo nhất.

Sau cuộc tuyển chọn sơ bộ diễn ra trong một tuần, các ứng viên sẽ được cử đến Aubagne ở đông nam nước Pháp để thử sức với những bài kiểm tra khác khắc nghiệt hơn.

Sau đó họ sẽ được chuyển đến một căn cứ tại thị trấn Castelnaudary ở miền nam, nơi họ phải trải nghiệm 16 tuần huấn luyện căng thẳng tột độ bắt đầu bằng một tháng dài với nhiều đêm thức trắng tại một địa điểm biệt lập, nơi các ứng viên bị tách biệt với thế giới bên ngoài.

Francois Herve-Bazin, phát ngôn viên của quân đoàn lê dương, cho biết: “Các ứng viên bị đặt vào môi trường nơi quá khứ của họ sẽ vỡ vụn và mọi khác biệt về quốc tịch cũng được bỏ qua một bên”.

Kết thúc 3 tháng huấn luyện cuối cùng, các ứng viên sẽ trải qua cuộc hành quân đường trường truyền thống của quân đoàn, họ phải đầm mình trong mưa hoặc nắng gắt trong quãng đường dài 80 km.

Sau đó, các tân binh chuẩn bị sẵn sàng để lên đường, tuy nhiên hầu hết những người gia nhập đội ngũ lính lê dương đều không nói được tiếng Pháp. Nhưng theo Clement Dutoit, một trong những sĩ quan chịu trách nhiệm đào tạo của quân đoàn, thì yêu cầu được đặt ra là: “Trong vòng 16 tuần, họ phải biết được hơn 500 từ tiếng Pháp”.

Vào tháng 6 vừa qua, phần lớn trong 70 ứng viên hoàn thành khóa đào tạo tại Castelnaudary là những người nói tiếng Nga. Duy nhất có một tân binh là người Mông Cổ là có thể nói thành thạo tiếng Pháp. Lính lê dương sẽ được nhập quốc tịch Pháp sau 5 năm phục vụ trong lực lượng và thời gian thậm chí có thể rút ngắn hơn nếu anh ta bị thương.


Hà Linh ( (Theo AFP))

Lính lê dương là ai

Lính lê dương Đức trong chiến tranh Đông Dương

Có một điều ít người biết là có tới trên 35.000 lính lê dương người Đức đã tham chiến ở cả hai chiến tuyến trong cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, mà người Việt Nam quen gọi là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Quân đoàn,
  • lính lê dương,
  • Pháp,