Cyclosporine là thuốc gì

Viên uống Cyclosporine 25 mg là thuốc theo toa, được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng, viêm khớp dạng thấp,…

Cyclosporine là thuốc gì
Thuốc Cyclosporine 25 mg có nhiều công dụng, trong đó được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến
  • Tên hoạt chất: Cyclosporine
  • Tên biệt dược: Gengraf, Restasis
  • Dạng thuốc: viên nang mềm

Cyclosporine là một chất ức chế miễn dịch polypeptide tuần hoàn bao gồm 11 axit amin. Nó được sản xuất như một chất chuyển hóa của loài nấm Tolypocladium Inflatum Gams. Mỗi viên nang 25 mg chứa 25 mg Cyclosporine, USP cùng các thành phần tá dược gồm methanol, purified water, sodium lauryl sulfate, talc. Vỏ nang 25mg chứa gelatin, red iron oxide và titanium dioxide.

Cyclosporine 25 mg được chỉ định để ngăn ngừa thải ghép (tấn công cơ quan cấy ghép bởi hệ thống miễn dịch của người nhận nội tạng) ở những người đã ghép thận, gan và tim. Thuốc cũng được sử dụng một mình hoặc với methotrexate (Rheumatrex) để điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Đặc biệt, Cyclosporine 25 mg được chỉ định để điều trị bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng cho bệnh nhân trưởng thành và không suy giảm miễn dịch. Đa số được chỉ định với bệnh nhân không đáp ứng với ít nhất một liệu pháp điều trị toàn thân hoặc những bệnh nhân chống chỉ định/không thể dung nạp các liệu pháp toàn thân.

Một số bệnh khác có thể được chỉ định sử dụng Cyclosporine 25 mg gồm viêm màng bồ đào nội sinh, viêm khớp dạng thấp, hội chứng thận hư.

Liều dùng Cyclosporine 25 mg còn phụ thuộc vào từng tình trạng điều trị. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là liều dùng tham khảo cho bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến:

+ Liều người lớn (từ 18 tuổi trở lên): liều lượng dựa vào cân nặng

  • Liều khởi đầu: 2.5 milligram mỗi kilogram (mg/kg) mỗi ngày, chia làm hai liều (1.25 mg/kg mỗi liều)
  • Liều tối đa: 4 mg/kg mỗi ngày.
  • Lưu ý: Nếu bạn không có kết quả tốt sau 16 tuần điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn ngừng dùng thuốc.

+ Liều dùng cho trẻ em (từ 0 tuổi 17 tuổi): liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Cyclosporine 25 mg chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc và các trường hợp:

  • Suy thận
  • Cao huyết áp
  • Nhiễm trùng
  • Có tiền sử hoặc được chẩn đoán mắc các bệnh ác tính

Cyclosporine 25 mg được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao, ẩm ướt. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

  • Cyclosporine giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm khớp dạng thấp, nhưng không chữa được các tình trạng này.
  • Nếu bạn đang dùng Cyclosporine 25 mg để điều trị bệnh vẩy nến, có thể mất 2 tuần hoặc lâu hơn để các triệu chứng của bạn bắt đầu cải thiện và 12 đến 16 tuần để bạn cảm nhận được lợi ích đầy đủ của thuốc.
  • Nếu bạn đang dùng Cyclosporine 25 mg để điều trị viêm khớp dạng thấp, có thể mất 4 đến 8 tuần để các triệu chứng của bạn được cải thiện.
  • Tiếp tục dùng Cyclosporine 25 mg ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Đừng ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể giảm liều của bạn dần dần.
  • Quá liều có thể gây ra vàng da, mắt, sưng tay/chân, buồn nôn, nôn,…trong trường hợp này, bạn nên thăm khám với bác sĩ ngay lập tức.
  • Tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi khi dùng thuốc này vì nó có thể làm tăng lượng thuốc trong cơ thể.

Cyclosporine 25 mg có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn gặp tác dụng phụ như:

  • Đau đầu
  • Ợ nóng
  • Nổi mụn trứng cá
  • Nóng rát, ngứa ran ở tay, chân
  • Tiêu chảy
  • Rung, không kiểm soát được một phần cơ thể
  • Sự phát triển của mô thừa trên nướu
  • Tăng sự phát triển của lông trên mặt, cánh tay, lưng
  • Đau cơ, đau khớp
  • Khó ngủ, ngủ không sâu
  • Vấn đề về tai

Đặc biệt, nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Vàng da hoặc mắt
  • Da nhợt nhạt
  • Mất ý thức
  • Co giật
  • Thay đổi hành vi hoặc tâm trạng
  • Thay đổi tầm nhìn
  • Khó kiểm soát cử động cơ thể
  • Phát ban
  • Nhầm lẫn
  • Sưng tay, chân
Cyclosporine là thuốc gì
Nếu nhận thấy tác dụng phụ khi sử dụng Cyclosporine 25 mg, hãy nói với bác sĩ

Viên nang uống Cyclosporine 25mg có thể tương tác với các loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược khác mà bạn có thể đang dùng.

Dùng cyclosporine với một số loại kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống trào ngược axit có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Ciprofloxacin, Gentamicin, Tobramycin, ancomycin, Trimethoprim với sulfamethoxazole
  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, Sulindac, Naproxen, Diclofenac
  • Thuốc chống trào ngược axit: ranitidin, cimetidin
  • Thuốc ức chế miễn dịch: tacrolimus
  • Thuốc trị gout: colchicine

Và một số loại thuốc có thể dẫn đến nồng độ Cyclosporine cao hơn trong cơ thể bạn, gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Azithromycin, Clarithromycin, Quinupristin/ Dalfopristin
  • Nhóm thuốc chống nấm: amphotericin B, ketoconazole, fluconazole, itraconazole, voriconazole
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc huyết áp: diltiazem, nicardipin, verapamil
  • Thuốc cholesterol cao: fenofibrate
  • Thuốc Corticosteroid: methylprednisolone
  • Thuốc trị gout: allopurinol
  • Thuốc trị ung thư: daunorubicin, doxorubicin, etoposide, mitoxantrone

Một số loại thuốc khác làm giảm lượng Cyclosporine 25mg trong cơ thể, điều này khiến thuốc không hoạt động tốt như bình thường. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Nafcillin, Rifampin
  • Thuốc chống nấm: Terbinafine
  • Thuốc chống co giật: carbamazepin, oxcarbazepin, phenobarbital, phenytoin

Đây không phải bảng đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc bạn nên chia sẻ với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, Cyclosporine được chỉ định điều trị trong các trường hợp ghép tạng...Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng trong điều trị bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm da dị ứng...

Thuốc Cyclosporine có tác dụng gì?

Cyclosporine thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, hoạt động bằng cách làm chậm hệ thống phòng thủ (hệ miễn dịch) để ngăn cơ thể từ chối cơ quan cấy ghép, gây thiệt hại cho các khớp (ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp) hoặc làm tổn hại da của bạn (ở bệnh nhân vảy nến).

Thuốc Cyclosporine có thành phần chính là Cyclosporin, được bào chế theo dạng hòa tan hàm lượng 100mg/ml, dạng viên nang mềm hàm lượng 25mg và 100mg, dạng thuốc truyền tĩnh mạch hàm lượng là 50mg/ml.

Cyclosporine là thuốc gì

Cyclosporine thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch.

Thuốc Cyclosporine có tác dụng ngăn ngừa thải ghép ở những bệnh nhân ghép gan, ghép thận, ghép tủy xương hoặc cấy ghép tim.

Bên cạnh đó, thuốc Cyclosporine cũng được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau đây:

  • Điều trị viêm màng bồ đào nội sinh
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh vẩy nến

Ngoài ra, Cyclosporine cũng có khả năng dùng trong điều trị hội chứng thận hư.

Thuốc Cyclosporine có thành phần chính là Cyclosporin, được bào chế theo dạng hòa tan hàm lượng 100mg/ml, dạng viên nang mềm hàm lượng 25mg và 100mg, dạng thuốc truyền tĩnh mạch hàm lượng là 50mg/ml.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng Cyclosporine

Cyclosporine là thuốc dùng theo đơn. Do đó, liều lượng được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

* Liều dùng đối với người lớn:

- Ghép tạng:

Liều khởi đầu thường dùng là 10 - 15mg/kg chia thành 2 lần trước khi phẫu thuật tối đa 12 giờ và tiếp tục được duy trì trong 1 - 2 tuần sau phẫu thuật. Sau đó, giảm liều từ từ cho tới khi đạt liều duy trì là 2 - 6mg/kg chia thành 2 lần/ngày, tùy thuộc nồng độ thuốc trong máu.

Nếu bắt đầu trị liệu bằng đường uống, cần dùng liều 12,5 - 12mg/kg/ngày, bắt đầu một ngày trước khi ghép tạng. Liều duy trì thường dùng là 12,5mg/kg/ngày và cần được duy trì trong 3 - 6 tháng trước khi giảm liều cho tới khi ngừng thuốc 1 năm sau khi ghép tạng.

- Điều trị viêm màng bồ đào nội sinh:

Liều khởi đầu nên dùng là thuốc uống với liều 5mg/kg/ngày và chia thành 2 lần cho tới khi tình trạng viêm và thị lực được cải thiện. Trường hợp bệnh dai dẳng khó điều trị cần phải tăng liều lên 7mg/kg/ngày trong thời gian ngắn.

- Điều trị bệnh vẩy nến: Liều dùng khởi đầu được đề nghị là 2,5mg/kg/ngày, chia thành 2 lần, sau 4 tuần cần tăng liều lên 0,5 - 1mg/kg. Liều dùng tối đa không quá 5mg/kg/ngày.

- Điều trị viêm da dị ứng: Liều dùng được đề nghị ở người lớn và thanh niên trên 16 tuổi là 2,5 - 5mg/kg uống 2 lần mỗi ngày, tối đa là 8 tuần.

- Viêm khớp dạng thấp: Liều thường dùng là 3mg/kg/ngày chia thành 2 lần và duy trì điều trị trong 6 tuần. Liều tối đa là 5mg/kg/ngày và duy trì trong 12 tuần.

- Điều trị hội chứng thận hư: liều thường dùng là 5mg/kg/ngày và chia thành 2 lần.

* Liều dùng đối với trẻ em:

- Ghép nội tạng - dự phòng thải ghép:

  • Đối với dạng thuốc tiêm: dùng 2 - 4mg/kg truyền tĩnh mạch một lần/ngày cách nhau từ 4-6 giờ hoặc dùng 1 - 2mg/kg hai lần/ngày cách nhau 4-6 giờ hoặc dùng 2 - 4mg/kg liên tục trong 24 giờ.
  • Dạng viên nang: liều thường dùng là từ 8 -12mg/kg/ngày, chia thành 2 lần.
  • Dạng bột hòa tan: dùng 8 -12mg/kg uống uống một lần mỗi ngày.

- Điều trị hội chứng thận hư: Liều thường dùng đối với trẻ em là 6mg/kg/ngày, chia thành 2 lần để uống.

Tác dụng phụ của thuốc Cyclosporine

Thuốc Cyclosporine có thể gây ra một số tác dụng phụ không muốn. Cần kịp thời cấp cứu khi xuất hiện các phản ứng dị ứng gồm nổi phát ban trên da, khó thở, sưng mặt, môi hay lưỡi, họng.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng cần lưu ý:

- Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, lở loét trong miệng và cổ họng.

- Thay đổi trong trạng thái tinh thần, có vấn đề về lời nói  hay khả năng đi lại, giảm thị lực, triệu chứng có thể xuất hiện từ từ sau đó trở nên trầm trọng hơn.

- Xuất hiện các vấn đề về da như bầm tím, chảy máu, da nhợt nhạt hoặc nóng, đỏ hay rỉ da.

- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa với các biểu hiện buồn nôn và nôn mửa, đau bụng trên, chán ăn, tiêu chảy ra máu.

- Huyết áp cao nghiêm trọng với các triệu chứng nhức đầu, mờ mắt, ù tai, đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều.

- Hàm lượng kali trong cơ thể cao.

- Đi tiểu tiện ít hơn bình thường, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, tăng cân nhanh chóng.

- Một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng động kinh, đau lưng dưới hoặc hông.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

  • Nướu sưng hoặc đau;
  • Nhức đầu nhẹ ;
  • Đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy nhẹ;
  • Run rẩy, co thắt cơ, tê hoặc cảm giác ngứa ran.

Những lưu ý khi dùng thuốc Cyclosporine

- Trong quá trình điều trị bằng thuốc Cyclosporine cần theo dõi sát nồng độ Cyclosporine, chức năng thận và gan cũng như nồng độ K+, Mg++ trong máu và huyết áp.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Cyclosporine là thuốc gì

Không kết hợp Cyclosporine với thuốc ức chế miễn dịch khác trừ Corticosteroid.

- Không dùng Cyclosporine với những người quá mẫn cảm (dị ứng) với thành phần của thuốc. Trường hợp có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

- Không dùng Cyclosporine với các trường hợp khác ngoài ghép cơ quan như bệnh nhân suy thận, cao huyết áp không kìm chế được, nhiễm trùng không kiểm soát, có tiền sử hoặc được chẩn đoán có bệnh ác tính trừ những thay đổi tiền ác tính hoặc ác tính tại da.

- Không kết hợp Cyclosporine với các thuốc ức chế miễn dịch khác trừ Corticosteroid.

- Tránh chế độ ăn nhiều K, ngoài ra không dùng các loại thuốc có K, lợi tiểu giữ K.

- Thận trọng khi dùng Cyclosporine đối với bệnh nhân tăng acid uric máu. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

- Tránh để thuốc Cyclosporine phơi nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với tia UV vì có thể làm mất tác dụng trị bệnh của Cyclosporine.

Trên đây, là những thông tin khái quát về thuốc Cyclosporine, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Cao đẳng Y dược Hà Nội theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email:

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/


Page 2

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một ngôi trường trẻ về cả tuổi đời lẫn phong cách giảng dạy. Tuy nhiên, nhờ chất lượng đào tạo và khả năng thực tế của sinh viên, trường đã gây dựng được thương hiệu và uy tín của mình trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Sứ mệnh

Đảm nhận sứ mệnh cao cả là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế, trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn nỗ lực góp sức mình cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chung phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng tới mục tiêu đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực: Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền. Sinh viên khi ra trường sẽ được nhà trường trang bị và bồi dưỡng hoàn thiện từ trình độ, y đức đến kỹ năng thực tế để có thể tự tin vững bước vào nghề.

  • Cyclosporine là thuốc gì

Song song với đào tạo nghiệp vụ, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn theo đuổi và kiên định với mục tiêu truyền cho mỗi sinh viên “ngọn lửa” nhiệt huyết với nghề, rèn luyện cái tâm, lòng nhân ái, sự kiên trì nhằm hình thành “lương y” cao cả cho mỗi cán bộ y tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn mang đến những cơ hội học bổng, các chương trình liên kết đào tạo để tạo cơ hội cho sinh viên đi du học, giúp các em nâng cao tay nghề và có trải nghiệm đáng giá tại các quốc gia có nền y học tiên tiến hàng đầu thế giới.

Tầm nhìn

Với sứ mệnh của mình, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đặt ra tầm nhìn đến năm 2021 sẽ trở thành môi trường đào tạo ngành Y chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, là cái nôi sinh thành của những cán bộ Y tế có tâm, có tầm. Trường hướng công tác giảng dạy, học tập gắn liền với nhu cầu thực tiễn, tuyệt đối tuân thủ triết lý giáo dục thời đại mới “Thực học – Thực nghề” nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng 100% nguồn nhân lực ngành y cho xã hội.

Mục tiêu cuối cùng nhà trường là đóng góp cho sự nghiệp kiến thiết đất nước nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, tâm huyết, đủ năng lực và bản lĩnh, từ đó nâng cao chất lượng và tầm vóc của nền Y tế Việt Nam nói chung. Để hoàn thành những mục tiêu đó, trường đưa ra chương trình học nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học và thực hành trên mẫu vật thực tế, áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy. Mỗi giảng viên, cán bộ, công nhân viên trong nhà trường đều như những chiến sĩ trên mặt trận thi đua, luôn luôn nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị khiến nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy cho sinh viên theo học và phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng đến mục tiêu thiêng liêng trở thành cây cầu nối vững chắc giúp các bạn trẻ đam mê sứ mệnh trị bệnh cứu người mở cánh cửa bước ra thế giới tri thức rộng lớn, là bước đệm hoàn hảo cho sinh viên chạm tới ước mơ trở thành những “thiên thần áo trắng” tâm trong, mắt sáng, chắc tay nghề.