Cung cấp và xử lý container

Các hãng vận chuyển có trách nhiệm rõ ràng là phải cung cấp container rỗng theo chất lượng như mô tả trong hợp đồng. Tuy nhiên, các tranh chấp trong quá trình nhận container rỗng thường xuyên xảy ra, dẫn đến gián đoạn công việc và gia tăng chi phí trong chuỗi cung ứng. Dưới đây là những tình huống và khuyến nghị của FIATA giúp các doanh nghiệp hạn chế đc những khoản phí không hợp lý.

Cung cấp và xử lý container

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG TẠI CẢNG ĐÍCH

CTU (Code of Practice for Packing of Cargo Transport Units) cũng đề cập đến trách nhiệm của người nhận hàng làm sạch container, nêu rõ rằng, sau khi dỡ hàng và trước khi trả container rỗng, người nhận hàng hoặc đại lý được chỉ định trách nhiệm làm sạch bên trong container nhằm loại bỏ tất cả các dấu vết của hàng hóa, đặc biệt là các bột lỏng, hạt, chất liệu độc hại và chất hun trùng (fumigants), trừ khi có thỏa thuận khác với hàng vận chuyển.

Hơn nữa, nguời nhận hàng có nghĩa vụ loại bỏ tất cả các dánh dấu, quảng cáo và dấu hiệu liên quan đến chuyến hàng trước ở bên ngoài container một khi đã làm sạch. Chi tiết hơn, CTU nêu lên rằng, người nhận hoặc người nhận hàng phải trả container trong trạng thái như khi được giao. Điều này có nghĩa là container phải hoàn toàn rỗng và sạch sẽ

Việc làm sạch container rỗng, CTU nêu rõ rằng, nếu có việc làm sạch thêm, ngoài việc quét dọn container theo yêu cầu thì người nhận hàng phải xem xét các kỹ thuật sau:

» Rửa bên trong container cần sử dụng vòi phun áp lực thấp và bàn chải cọ (nếu yêu cầu) để loại bỏ nhiễm bẩn có thể dùng chất tẩy rửa hoặc phụ gia thích hợp.

» Rửa mặt trong cần sử dụng thiết bị rửa có áp lực trung bình.

» Cạo rửa các khu vực bị nhiễm bẩn nhưng cần cẩn thận không làm hư hỏng sơn hoặc nền sàn container.

Cung cấp và xử lý container

CHI PHI RỬA CONTAINER

Hóa đơn do các hãng vận chuyển vé chi phí rửa container đã tăng lên đáng kể. Các chi phí này thường không hợp lý, với mục đích tăng nguồn thu. Thông thường, chính người giao hàng (hoặc người giao nhận do họ chỉ định) phải đương đầu với những chi phí như vậy trong quá trình hoàn trả container rỗng tại cảng biển. Người giao nhận khi chuyển trả container rỗng có rất ít lựa chọn ngoài việc chấp nhận chi phí thêm nhằm tránh sự chậm trễ và những chi phí gia tăng liên quan.

Khuyến nghị: Hãng vận chuyển không nên đòi thương nhân trả tiền cho những công việc nhỏ bất hợp lý, đó là nội tỳ của việc vận chuyển container bình thường. Người giao nhận không nên chấp nhận những chi phí như vậy trừ khi có chúng cứ là trong quá trình thực tế hoàn trả container rỗng:

Việc làm sạch là cân thiết: Phải xem xét loại hàng hóa đã vận chuyển. Các thùng carton sạch được vận chuyển trên pallet khó có thể dẫn đến các vêt dấu trên vỏ container. Các ảnh chụp về trạng thái container và lý do làm sạch container phải được cung cấp.

»  Viêc làm sạch container đã xảy ra, nghĩa là có tài liệu chứng minh của depot container.

»  Cũng rất hữu ích khi tạo ra và thỏa thuận về một danh sách các sản phẩm vận chuyển mà không cần làm sạch container. Ví dụ: Làm thế nào hàng tiêu dùng điện tử, được đóng trong thùng carton và để trên các pallet lại yêu cầu phải làm sạch một container?

CHI PHÍ LÀM SẠCH CONTAINER VÀ VIỆC NHẬN CONTAINER RỖNG, SẠCH

Có những trường hợp nên chấp nhận container rỗng trong quá trình nhận dù container chưa sạch container chưa sạch. Ví dụ, đối với các sản phẩm không bị ảnh huởng bởi các vết bẩn là dầu hoặc một vết bẩn khác thì ta có thể chấp nhận một container chưa sạch nhằm tránh mất thời gian và chi phí.

Khuyến nghị: Thương nhân quyết định chấp nhận một container không được làm sạch khi nhận thì phải chụp ảnh lại và liên lạc với hãng vận chuyển. Hãng vận chuyển phả ghi lại và chấp nhận những nhận xét đó.

Hình ảnh và nhận xét như vậy sẽ đủ là bằng chứng cho phép người nhận hàng hoàn trả container mà không phải chịu trách nhiệm trả chi phí làm sạch container.

Cung cấp và xử lý container

CHI PHÍ SỬA CHỮA CONTAINER

Hóa đơn đòi chi phí sửa chửa Container cũng đã tăng lên đáng kể. Cũng giong như chi phí làm sạch container, thường thì người nhận hàng hóa (hoặc người kéo container được chỉ định) phải gánh chịu những chi phí như vậy trong quá trình hoàn trả container rỗng tại cảng biển. Người giao nhận hoàn trả container rỗng thường có ít lựa chọn ngoài việc phải chấp nhận chi phí thêm ra nhằm tránh sự chậm trễ liên quan đến chi phí gia tăng này.

Khuyến nghị: Các hãng vận chuyển không được đòi thương nhân trả tiền cho những hao mòn, hư hỏng tự nhiên vì đó là thuộc tính vốn có (inherent) của container trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp này, phải nhớ rằng thường thì các hư hỏng xảy ra là do việc nâng hạ container ở cảng biển hay lên tàu biển. Những hư hỏng đó là ngoài sự kiểm soát của thương nhân và không nên thu thêm.

Người giao nhận hàng không nên chấp nhận những chi phí có trừ phi có chứng cứ trong quá trình thực tế hoàn trả container rỗng, khi:

» Việc sửa chữa là cần thiết và hư hỏng là do vận chuyển hàng hóa. Các hình chụp về trạng thái container và lý do cho việc sửa chữa phải được cung cấp. Một lần nữa, loại hàng hóa vận chuyển phải được xem xét. Hàng xếp trên pallet khó mà dẫn đến việc làm hư hỏng cho sàn của container.

» Việc sửa chữa thực tế đã xảy ra, nghĩa là có tài liệu chứng minh của depot container.

KHUYẾN NGHỊ CỦA FIATA

Trong khi các hãng vận chuyển có trách nhiệm rõ ràng là phải cung cấp container rỗng theo chất lượng như mô tả trong hợp đồng, thì các tranh chấp trong quá trình nhận container rỗng không phải là không xảy ra thường xuyên, dẫn đến gián đọan công việc và chi phí gia tăng trong dây chuyền cung ứng.

Trong quá trình hoàn trả Container rỗng tại điểm đích, các hãng vận chuyển thường đòi chi phí làm sạch container hoặc chi phí sửa chữa container và xu hướng này là hoàn toàn không hợp lý.

Thông thường, các hãng vận chuyển từ chối nhận trách nhiệm và các chi phí liên quan buộc phải đổ lên đầu thương nhân – người đã đương đầu với tình trạng này tại depot container – thường

Để cải thiện tình hình này, FIATA gợi ý những thực tiễn tốt nhất sau đây:

»  Hãng tàu phải có nghĩa vụ cung cấp container phù hợp với lô hàng hóa sẽ được vận chuyển.

»  Người giao hàng phải nêu rất rõ ràng trong quá trình booking và mô tả chi tiết hàng hóa cũng như các yêu cầu cụ thể về container. Điều đó cũng phải được trao đổi với hàng vận chuyển.

»  Nếu container không phù hợp với việc vận chuyển và không đáp ứng các yêu cầu đã nêu trong booking cũng như quy cách cụ thể thì hãng vận chuyển phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc không tuân thủ như booking.

» Hãng vận chuyển phải bảo đảm việc kiểm soát chất lượng container của mình một cách chuyên nghiệp.

» Minh bạch và chia sẻ dữ liệu liên quan đến loại container chuyên chở thực phẩm. Các thông tin và dữ liệu phải bao gồm: Khi có yêu cầu, cung cấp các thông tin về ba chuyến tàu va hàng hóa đã chuyên chở vừa qua; Hiển thị đầy đủ các sự việc, kể cả viêc trả container rỗng và công việc làm sạch container; Cung cấp SOP’s để đảm bảo chất lượng – ví dụ SOP’s liên quan đến PTI’s.

»  Các định nghĩa về Food grade hoặc các mức độ khác nhau của loại container chở thực phẩm nhằm giảm thiểu mọi tranh cãi trong quá trình nhận container rỗng.

»  Các hãng vận chuyển không được đòi thương nhân trả tiền cho nhwuxng hao mòn, hư hỏng tự nhiên vì đó là thuộc tính vốn có (inherent) của container trong quá trình vận chuyển.

» Người giao nhận vận tải không được chấp nhận trả chi phí trừ phi các chi phí đó có bằng chứng phù hợp trông quá trình thực tế hoàn trả container rỗng, đó là: việc làm sạch container  là cần thiết và việc làm sạch, sửa chữa container đó thực tế đã xảy ra, nghĩa là có tài liệu chứng minh do depot container cung cấp.

Bài Nguyễn Tương – Ngô Khắc Lễ

Vietnam Logistics Review