Cụm danh từ la gì cho ví dụ minh họa

- Cụm danh từ (còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ) là một tập hợp tự do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (Từ ngữ phụ thuộc được gọi là phụ ngữ).

- So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp giống như danh từ (làm chủ ngữ, phụ ngữ động từ...).

- Quan hệ giữa dành từ trung tâm với các phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ.

Ví dụ: học sinh (danh từ) —> tất cả học sinh lóp 6A (cụm danh từ).

2. Cấu tạo của cụm danh từ

- Về cấu tạo, cụm danh từ có thể có cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ

+ Dạng cấu tạo dẩy dủ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

một

ngôi nhà

vững chãi

+ Dạng cấu tạo đầy đủ:

Phần trước Phần trung tâm
một ngôi nhà
Phần trung tâm Phần sau
ngôi nhà vững chãi

- Chú ý:

+ Phần trung tâm còn được gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính,...

+ Phụ ngữ trước còn được gọi là: phụ tố trước, phụ ngữ trước,...

+ Phụ ngữ sau còn được gọi là: phụ tố sau, phụ ngữ sau,...

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc kĩ từng câu, gạch dưới các danh từ trong từng câu đó. Sau đó, xem danh từ nào có những từ ngữ phụ thuộc nó đi kèm (đứng trước và sau nó). Tập hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ đi kèm đó chính là cụm danh từ. Cụ thể như sau:

a) Vua cha yêu thương Mi Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Như vây : một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.

b) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

Cụm danh từ : một lưỡi búa của cha để lại

c) Đai bàng nguyên là một con vêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Cụm danh từ: một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. - Ở từng cụm danh từ tìm được, em xác định đâu là phần trung tâm, đâu là phần trước, phần sau. Sau đó, dựa vào mô hình cụm danh từ trong SGK, trang 118, em điền từng cụm danh từ tìm được vào vị trí thích hợp trong mô hình.

- Cụ thể, các cụm danh từ này được điền vào mô hình như sau:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

một

người

chồng

thật xứng đáng

một

lưỡi

búa

của cha để lại

một

con

yêu tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ

3. - Phần trích trong đề bài có ba chỗ trống, Ở mỗi chỗ trống, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ chính. (Danh từ chính ở cả ba trường hợp này đều là từ thanh sắt. Như vậy, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ thanh sắt, sao cho phù hợp với nội dung câu vãn, đoạn văn; nhất là phù hợp với logic phát triển nội dung câu chuyện).

- Điền các phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống, ta được :

+ Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

+ Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

+ Lần thứ ha, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.

Danh từ (Noun) là gì? Danh từ trong tiếng anh là gì? Cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ vụ thể ? Bài tập về danh từ ? Các chức năng chính của danh từ? Cách dùng danh từ trong câu?

Danh từ được sử dụng phổ biến nhất hàng ngày kể cả trong giao tiếp lẫn trong các văn bản truyện, thơ. Là một khái niệm cơ bản trong ngữ pháp Tiếng Việt. Trong bất cứ một câu nào thì danh từ đóng một vai trò chủ đạo trong câu, giúp người nghe xác định được đối tượng đang nói đến là ai, là gì. Vậy Danh từ là gì? cụm danh từ là gì?Phân loại và cách sử dụng nó ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cụm danh từ la gì cho ví dụ minh họa

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1.Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì?

1.1 Danh từ là gì?

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị. Đây là loại từ mà được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống của chúng ta. Bất cứ những gì chúng ta nhìn thấy đều có những tên gọi để xác định và phân biệt cái này với các khác. Chúng ta tiếp xúc và sử dụng danh từ mọi lúc mọi nơi, mọi lĩnh vực trong cuộc sống để giao tiếp và trao đổi thông tin.

Ví dụ về danh từ: Bàn ghế, Tivi, máy tính, chuột, nước, đất ,đá, Hà Nội, Hưng Yên…..

1.2 Cụm danh từ là gì?

Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để tạo thành một danh từ chung. Cụm danh từ cũng để chỉ người, sự vật hiện tượng nhưng được thêm các từ chỉ số lượng hoặc những từ này ấy, đó. khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang ý nghĩa khác nhưng nếu chúng được ghép lại và đứng cạnh nhau thì sẽ ra một danh từ mang ý nghĩa khác. Cụm danh từ thường có các từ chỉ số lượng đứng trước và các từ này, ấy đó phía sau. Tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng của danh từ chính vẫn tồn tại ở một khía cạnh trong cụm danh từ.

           Để cụ thể và làm rõ cấu trúc của cụm danh từ thì chúng ta có thể phân tích như sau: Phần phụ trước + danh từ chính + Phần phụ sau.

Phần phụ trước :

– Là các danh từ loại thể như : Cái, con, chiếc, quá, tấm … Ví dụ : Con cọp, cái ghế, bức tranh…

– Là các danh từ chỉ đơn vị đo lường như: lít, cân, nắm, thước…. Ví dụ : ba cân cam, một lít sữa, một chai rượu….

Phần phụ trước cũng bao gồm các định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng như: những , mọi, mỗi, từng. Ví dụ như: Những con voi, từng người , vài chiếc lá.  Hoặc gồm các từ chỉ số lượng như năm, mươi, tá. Ví dụ như Một tá bút, chin con mèo… Hoặc gồm các từ chỉ tổng lượng như : Tất cả, hết thảy, cả…. Ví dụ : Tất cả những chiếc dép, cả một tòa nhà….

Phần phụ sau gồm:

– Định tố đứng ngay sau đanh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính. Có thể là tính từ, danh từ hoặc dộng từ.

Ví dự như “Những sinh viên nghèo.” Nghèo ở đây là tính từ bổ sung tính chất cho sinh viên. Nhưng cả câu những sinh viên nghèo lại là một cụm danh từ chỉ đến một đối tượng cụ thể.

– Danh từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính ví dụ như: Sân kho, Con sông quê hương.  Danh từ “Kho” bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính là “sân” đẻ chỉ đến một đối tượng là sân kho.

– Các từ biểu hiện hoặc chỉ định về không gian và thời gian như :”đó, nọ…” Ví dụ như “ Năm tháng đó. ngày nọ…..

2. Danh từ trong tiếng anh là gì?

Danh từ trong tiếng anh là “Noun”. Và được viết tắt là “N”.

Ví dụ danh từ trong tiếng anh:  Pen: Cây bút, River: con sông; nose: cái mũi, Hair: mái tóc..

3. Phân loại và ví dụ cụ thể?

3.1 Phân loại danh từ: 

Danh từ chỉ sự vật: 

Trong danh từ chỉ sự vật mô tả tên gọi, địa danh, đồ vật bí danh…. Danh từ chỉ sự vật gồm 2 loại danh từ chung và danh từ riêng.

Danh từ riêng: Danh từ riêng chỉ tên gọi của người, tên đường xá, sự vật, sự việc cụ thể. Danh từ riêng chỉ một đối tượng duy nhất, tồn tại duy nhất khi nhắc đến thì người nghe sẽ nhận biết ngay đấy chính là địa điểm đó hoặc người đó. Ví dụ tên người : Hồ Chí Minh, Phạm Minh Chính, Sơn Tùng MTP….. Địa điểm ví dụ như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hưng Yên…..

Danh từ chung: Tên gọi hay mô tả sự vật, sự việc có tính bao quát, nhiều nghĩa chung không phải một chủ thể duy nhất. Gồm danh từ cụ thể là các danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể nhận biết bằng nhiều giác quan. Ví dụ như : mưa, điện thoại, máy tính. Hoặc cacsc danh từ trừu tượng mà chúng ta không thể cảm nhận được như : tình thần, ý nghĩa, tâm lý.

Danh từ chỉ đơn vị : Nó cũng là danh từ chỉ sự vật nhưng có thể chỉ số lượng, trọng lượng, ước lượng. chỉ số lượng đồ vật, con vật, còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ: mảnh, con, sợi, mảnh, đảo, cây, bó…

Danh từ chỉ đơn vị chính xác:  là những đơn vị xác định trọng lượng, kích thước, khối lượng và  có độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ  lít, héc-ta, kg, tấn, tạ, gam…

Danh từ chỉ thời gian: Thời gian ở đây bao gồm thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, quý…

Danh từ cho đơn vị tính: danh từ không xác định chính xác số lượng cụ thể. Nó được dùng để tính số đếm những thứ tồn tại dưới dạng tập thể hoặc tổ hợp, chẳng hạn như nhóm, tổ, bó, đàn,…

Danh từ chỉ tổ chức:  tên của tổ chức hoặc đơn vị hành chính như quận, làng, hạt, thành phố…

Danh từ chỉ khái niệm: Loại danh từ này không trực tiếp mô tả một sự vật, sự việc cụ thể hoặc được xác định, mà mô tả nó theo nghĩa trừu tượng. Khái niệm ra đời và tồn tại trong nhận thức, ý thức của con người. Nói cách khác, những khái niệm này không tồn tại trên thực tế. Thế giới, đôi khi được gọi là tâm linh, không được cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như mắt và tai.

Danh từ chỉ hiện tượng : Là những loại hiện tượng do tự nhiên và con người tạo ra trong môi trường không gian và thời gian. Loại này được chia thành các phân nhóm sau: Các hiện tượng tự nhiên: như mưa, sấm sét và gió, bão. Không chịu ảnh hưởng ngoại lực, sinh ra từ thiên nhiên. Hiện tượng xã hội: Như chiến tranh, nội chiến, giàu có … Chúng là những hành động và sự kiện do con người tạo ra.

3.2 Các chức năng chính của danh từ: 

Tuy được phân chia thành nhiều loại nhưng về cơ bản danh từ được sử dụng với mục đích gồm:

Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Ví dụ như 3 con gà trong số 3 bổ ngữ cho danh từ “con gà”.

Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được. Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

3.3 Cách dùng danh từ trong câu

Trong một câu, danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ.

  • Khi danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ. Ví dụ: Bãi biển rất đẹp (“bãi biển” đứng đầu câu đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu).
  • Khi danh từ đóng vai trò là vị ngữ. Khi đóng vai trò là vị ngữ, danh từ thường có từ “là” đứng trước.

Ví dụ: Cô ấy là bác sĩ. (trong câu này “bác sĩ” là danh từ đứng sau và có chức năng làm vị ngữ trong câu). Danh từ đóng vai trò tân ngữ cho ngoại động từ. Ví dụ: Anh ấy đang lái xe máy. (“xe máy” là tân ngữ của động từ “lái”)

4. Bài tập về danh từ : 

Để sử dụng và nhận biết danh từ một cách nhanh chóng chùng ta làm một số bài tập về danh từ. Dưới đây là 3 bài cơ bản để nhận biết danh từ, cách sử dụng và phân loại.

Bài 1: Em hãy tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Quanh đi đến phố hàng Da,

Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.

Phồn hoa thứ nhất Long Thành,

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

Xác định các danh từ và phân loại  chúng:

  • Danh từ riêng bao gồm : Hàng da, Long thành,
  • Danh từ chung gồm : Phường phố, phố, bàn cờ, đường, người, cảnh, bút hoa, thơ.

Bài 2: Hãy tìm danh từ có trong câu văn sau: Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Trả lời : Danh từ có trong câu văn là: thềm lăng, cây vạn tuế, đoàn quân.

Bài 3: Hãy đặt câu với những danh từ sau đây: Hà Nội, dòng sông, xe đạp.

Trả lời :

Hà Nội là một thành phố triệu dân với nhiều hàng quán và mặt hàng buôn bán

Dòng sông Nho Quế chảy qua giữa hai khe núi tạo ra một cảnh tưởng hùng vỹ.

Xe đạp công cộng đang được triển khai trong các quận Trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh tạo nên một nét hiện đại mới cho đất nước.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã làm rõ các khái niệm về danh từ, cụm danh từ, Cách nhận biết và phân loại danh từ kèm theo những ví dụ cụ thể về danh từ. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!